Huy động vốn qua các hình thức gửi tiền tiết kiệm.

Một phần của tài liệu 0509 Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 53 - 60)

Kết luận chương

2.2.2.2 Huy động vốn qua các hình thức gửi tiền tiết kiệm.

Nguồn tiền này có vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng do nó thường chiếm tỷ trọng lớn và có tính ổn định cao. Tuy nhiên tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & phát triển Bắc Hà nội huy động từ nguồn này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn tự huy động.

Bảng 6. Huy động vốn qua các hình thức gửi tiền tiết kiệm (2007-2009) Đơn vị :Tỷ đồng

TK tặng thưởng 0 0 5 1 8 1.33

TK dự thưởng 50 11 70 14 109 18.2

TK rút gôc siêu linh hoạt 0 0 12 2.4 24 4

Tiết kiệm tích luỹ 5 1 4 0.8 3 05

Tổng cộng 440 100 500 100 600 100

Kỳ phiếu

<12 tháng 25 83 27 90 28 93

>= 12 tháng 5 17 3 10 2 7

có xu hướng tăng lên nhưng tỷ trọng trên nguồn vốn tự huy động lại không tăng. Neu như năm 2007, số dư tiết kiệm và kỳ phiếu là 470 tỷ đồng chiếm 19% tổng nguồn tự huy động thì đến năm 2008 số dư thời điểm cuối năm là 530 tỷ đồng tăng trưởng 60 tỷ đồng (tương đương 13%) so với năm 2007

nhưng chỉ chiếm 18% tổng nguồn tự huy động. Cũng như vậy năm 2009 số dư tiết kiệm và kỳ phiếu tăng 100 tỷ nhưng tỷ trọng trên tổng nguồn cũng chỉ đạt 17%. Có được sự tăng trưởng trên là do Chi nhánh đã áp dụng huy động tiết kiệm, kỳ phiếu với nhiều kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn như 1 tuần, 2 tuần , 3 tuần ,1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng.. .đến 60 tháng và nhiều hình thức gửi linh hoạt, hấp dẫn như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút gốc siêu linh hoạt, tiết kiệm tặng quà, tiết kiệm ổ trứng vàng. mỗi phương thức có những ưu việt riêng, giúp phát triển củng cố vững chắc nguồn vốn của ngân hàng.

* Tiết kiệm bậc thang được Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển

Bắc Hà nội áp dụng từ đầu năm 2005 và đã phát huy những ưu thế nhất định, khuyến khích người dân gửi tiền với số lượng lớn vì nguyên tắc chủ yếu của tiết kiệm bậc thang là gửi tiết kiệm càng nhiều lãi suất tiết kiệm càng cao. Trong khoảng thời gian phát hành từ năm 2007 đến 2009 đã tăng 82 tỷ tương đương 170% , Chi nhánh đã huy động được 102 tỷ năm 2009 chiếm khoảng 17 % số dư tiền gửi tiết kiệm.

*Tiết kiệm tích luỹ: được hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển

Việt nam áp dụng từ cuối năm 2002 nhằm tăng cường huy động vốn trung, dài hạn. Tiết kiệm tích luỹ cho phép người dân có thể gửi góp theo từng món nhỏ hàng tháng hay hàng năm với thời hạn có thể lên tới 20 năm. Tuy nhiên hình thức này không được người dân ưa chuộng vì nó tương tự như mua bảo hiểm nhân thọ nhưng Ngân hàng không có đội ngũ nhân viên đến tận nhà tiếp thị và thu tiền như bảo hiểm nhân thọ. Hình thức này thuận tiện với những khách hàng sử dụng dịch vụ trả lương hộ vào tài khoản của ngân hàng và có thu nhập ổn định. Vi vậy ta thấy đến số dư tiết kiệm tích luỹ ngày càng giảm dần.

Song song với các hình thức huy động truyền thống, Chi nhánh Bắc Hà nội đã triển khai nhanh chóng kịp thời chương trình tiết kiệm dự thưởng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam phát động. Khách hàng tham gia chương trình tiết kiệm dự thưởng ngoài việc được hưởng lãi suất ưu đãi như hình thức gửi tiết kiệm thông thường còn được tham gia dự thưởng với nhiều giải thưởng hấp dẫn như ô tô , xe máy, ti vi...., xác suất trúng thưởng cao (1/10) nên đã thu hút được sự quan tâm của dân chúng. Tỷ trọng tiết kiệm dự thưởng tăng dần 11% (2007) - 14% (2008) - 18.2% (2009)

*Tiết kiệm rút gốc siêu linh hoạt

Đây là hình thức huy động mới mà BIDV nghiên cứu và áp dụng cho tất cả các khách hàng doanh nghiệp cũng như các khách hàng cá nhân. Sản phẩm cho phép rút trước hạn từng phần. Phần gốc rút trước hạn được áp dụng lãi suất linh hoạt theo thông báo của Chi nhánh trong từng thời kỳ. Chi nhánh áp dụng hình thức này từ năm 2008 và tỷ trọng hình thức này tăng 100% 2009 so với 2008 tương ứng tăng từ 2.4% lên đến 4% / tổng nguồn huy động tiết kiệm và kỳ phiếu.

*Tiết kiệm tặng thưởng :

Hình thức huy động trên luôn đạt hiệu quả cao, có thể khuyến khích khách hàng tiếp tục gửi tiền tại Chi nhánh để hưởng lãi suất hấp dẫn và sử dụng tiện ích hiện đại từ các sản phẩm BIDV tặng kèm. Chi nhánh Bắc Hà nội đã đưa ra rất nhiều các sản phẩm tiết kiệm trên như là hình thức tặng quà bằng tiền mặt, hình thức khuyến mại tặng bảo hiểm BIC, tiết kiệm tặng thẻ cào. Năm 2007 chưa có hình thức này. Năm 2008 Chi nhánh cho áp dụng triển khai sản phẩm mới này và dần dần thu hút được nguồn tiền gửi dân cư. Bên cạnh các hình thức trên, chi nhánh còn liên hệ với Ban quản lý các dự án, chính quyền các xã, phường để lập các bàn tiết kiệm lưu động nhằm thu

hút lượng tiền đền bù chi trả giải phóng mặt bằng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như trung bình huy động được 6 tỷ/đợt/bàn.

Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy mặc dù vốn huy động có tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng trưởng trên là thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Chi nhánh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, để có thể tìm ra những giải pháp hữu hiệu, giúp khơi tăng nguồn vốn của chi nhánh, chúng ta cần phân tích kỹ những nguyên nhân đó.

Thứ nhất: Người dân sẽ cân nhắc kỹ để quyết định gửi tiết kiệm hay tìm kênh đầu tư khác sinh lời cao hơn khiến huy động vốn gặp khó khăn. Trước đây giao dịch chứng khoán một phiên chỉ 1.000 tỉ đồng là lớn thì giờ đây có phiên lên tới 9.000 tỉ đồng, còn bình thường là 3.000 - 4.000 tỉ đồng. Tiền này ở đâu ra nếu không phải đang chảy từ nguồn tiền tiết kiệm tại ngân hàng? Đó là chưa kể tới việc thị trường vàng, thị trường bất động sản cũng hút tiền tương tự như thị trường chứng khoán. Lãi suất tiết kiệm cả năm được có 10,5%/năm là tối đa trong khi đầu tư các kênh khác nếu đúng hướng thì chỉ mất vài ngày đã có thể đạt mức này, lãi suất huy động nào có thể cạnh tranh được. Trên thực tế, khi giá vàng và giá USD tại thị trường tự do tăng đột biến, không ít người dân đã đến ngân hàng rút tiền để đi mua vàng.

Thứ hai : Trong thời gian qua, với chính sách kiềm chế lạm phát trọn gói của chính phủ đã tác động lên thị trường tài chính của Việt Nam. Lãi suất huy động vốn và cho vay của các ngân hàng không ngừng thay đổi, thậm chí là từng giờ. Có một vấn đề là tâm lý của người gửi tiền không ổn định, sự thay đổi lãi suất đã kéo theo một hệ quả là lượng tiền mặt huy động của các ngân hàng tăng giảm thất thường. Khi lãi suất huy động của ngân hàng A tăng lên thì lượng tiền cùng với số lượng người gửi tăng theo, và khi lãi suất huy động của ngân hàng B cao hơn thì một lượng lớn tiền mặt được rút khỏi ngân hàng A và được gửi sang ngân hàng B. Khách hàng đi gửi tiền thường không

hiểu rõ các điều kiện ràng buộc của các ngân hàng nên khi rút tiền không đúng kỳ hạn đã phải hưởng mức lãi suất thấp không như kỳ vọng, dẫn đến tâm lý thiếu lòng tin vào các ngân hàng. Tuy tiền lãi mất đi đối với một khách hàng không đáng kể nhưng tính đến toàn hệ thống ngân hàng thì việc này đã dẫn đến thiệt hại không nhỏ.

Các ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất cao cùng với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Thế nhưng kỳ hạn ứng với mức lãi suất đưa ra đó thường là một năm. Neu chia bình quân tháng và với một lượng tiền gửi không nhiều thì chi phí cơ hội sẽ cao hơn thu nhập từ tiền lãi. Bên cạnh đó, khách hàng thường không xem trọng mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng gửi tiền - ngân hàng huy động, cho nên việc thay đổi đối tác trong giao dịch là điều tất yếu xảy ra. Đây cũng có thể xem như là một chi phí nữa mà khách hàng bỏ ra. Việc tạo dựng được mối quan hệ lâu dài của cả hai phía là một yếu tố mang đậm tính văn hoá kinh doanh, mà điều này thường cả hai phía đều không xem trọng. Qua thời gian biến động cho ta thấy rằng tính chuyên nghiệp cũng như văn hoá kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều yếu kém khi giao dịch không được đặt trên nền tảng lòng tin mà là lợi ích trước mắt. Chính vì sự mong manh đó nên lượng vốn trong dân còn rất lớn nhưng với mức lãi suất huy động cao như hiện nay vẫn không thu hút đáng kể. Và khi khối lượng lớn vốn ấy cứ nằm im thì chúng ta lại tăng chi phí cơ hội của mình một lần nữa.

Thứ ba: Mặc dù đã rất cố gắng tìm ra các biện pháp huy động vốn dân cư như đưa ra các hình thức khuyến mại, phát tờ rơi... nhưng do địa bàn hoạt động của Chi nhánh là quận Long Biên, một quận mới thành lập và đang từng bước phát triển, đời sống của người dân chưa cao, ít có nguồn tiền gửi nhàn rỗi. Ngoài ra, có rất nhiều các Ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn. Vi vậy Chi nhánh không tránh khỏi việc phải chia sẻ nguồn tiền gửi dân cư. Ngoài ra,

cũng do một phần nguyên nhân khách quan nên Chi nhánh chưa có sự tích cực và năng động trong việc đẩy mạnh hoạt động huy động nguồn vốn dân cư.

Một phần của tài liệu 0509 Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w