Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu 0509 Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 91 - 95)

Kết luận chương

3.3.3. Đối với chính phủ

Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc định hướng mọi hoạt động kinh tế, xã hội quốc gia. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, để đảm bảo vai trò trung gian cung ứng nguồn vốn phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần tiếp tục nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ nhiều phía của chính phủ

a) Xây dựng hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo sự bình đẳng và an toàn cho tất cả các ngân hàng thương mại, định chế tài chính hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đầu tư và các nghiệp vụ tài chính khác.

b) Tạo sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Neu ổn định nó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn của ngân hàng vì người dân tin tưởng vào sự ổn định của nền kinh tế và đồng tiền Việt Nam sẽ tích cực gửi tiền và ngược lại nó có thể cản trở, làm hạn chế đến kết quả huy động ví dụ tỷ lệ lạm phát cao khiến giá trị thực của đồng tiền giảm nên người dân chuyển qua tích luỹ thông qua các hình thức đầu tư tài sản khác.

c) Phát triển thị trường chứng khoán: thị trường chứng khoán phát triển sẽ làm tăng tính lỏng cho các chứng khoán trong đó có các công cụ huy động nguồn vốn trung dài hạn hữu hiệu như trái phieu...vi vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn. Chính sự khởi sắc trở lại của thị trường chứng khoán và bất động sản làm cho nguồn vốn trong dân cư biến động mạnh.

d) Để khắc phục tình trạng thanh toán dùng tiền mặt quá nhiều như hiện nay chính phủ cần đưa ra các quy định cụ thể yêu cầu tất cả các giao dịch thanh toán sẽ phải thanh toán qua ngân hàng. Quy định này vừa giúp phát triển hệ thống thanh toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam vừa giúp nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn tình hình của các tổ chức khi có những vấn đề phát sinh.

e) Cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp tại địa phương. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy nhanh quá trình đổi mới, sắp xếp DNNN. Đặc biệt là tiến trình cổ phần hoá DNNN, định giá đúng và công khai, minh bạch mọi thông tin trước khi bán cổ phần để nâng cao hiệu quả thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Cần định hướng về thu xếp vốn cho các dự án có tổng vốn đầu tư lớn, các dự án lớn nên cơ cấu tỷ lệ vốn trong nước, vốn nước ngoài, vốn của NHTM, vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn của chủ đầu tư...). Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương phát triển.

f) Sớm có quy hoạch tổng thể, định hướng phát triển cụ thể cho từng ngành để Ngân hàng có cơ sở phối hợp. Chính phủ cần đánh giá một cách toàn diện và xử lý hợp lý mối quan hệ giữa nguồn lực trong nước và ngoài nước theo hướng đảm bảo nợ quốc gia nằm trong phạm vi kiểm soát được. Chỉ đạo các bộ, ngành lập kế hoạch thu hút và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn vốn. Xác định rõ những ngành, lĩnh vực, công trình bắt buộc nhà nước phải đầu tư triệt để và toàn bộ. Những lĩnh vực còn lại cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể để huy động vốn đầu tư của toàn xã hội theo một cơ chế đầu tư minh bạch và thuận lợi, không phân biệt thành phần kinh tế.

KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trong thời kỳ biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, thời kỳ đẩy mạnh Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương “phát huy nội lực bên trong, nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng”. Đồng thời, quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động.

Chuyển hoạt động ngân hàng từ lĩnh vực chuyên sâu là cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản sang hoạt động kinh doanh đa năng và tổng hợp, mở rộng đối tượng khách hàng đến mọi thành phần kinh tế, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội đã thực sự chuyển mình trong cơ chế thị trường, mục đích kinh doanh không chỉ đơn thuần là lợi nhuận mà bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước cũng như trên địa bàn để định hướng hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và lợi nhuận cho bản thân ngân hàng.

Để thực hiện thành công nhiệm vụ trên, Chi nhánh cần phải tăng cường huy động vốn để đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Sau quá trình nghiên cứu cả về lý luận và khảo nghiệm thực tế, luận văn đã thể hiện và đạt được những kết quả nhất định trong nghiên cứu, đó là:

1- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về vốn và công tác huy động vốn của Ngân hàng Thương mại, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại.

2- Qua phân tích và đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội với trọng tâm là nguồn vốn huy động và các hình thức huy động vốn cụ thể, luận văn đã nêu lên

những thành công đã đạt được cũng như chỉ ra những điểm còn hạn chế và phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

3- Từ việc phân tích, đánh giá những mặt được và chưa được trong công tác huy động vốn, tác giả đã đề xuất giải pháp đối với hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Bắc Hà nội.

Trên đây tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số ý kiến kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà Nước và Chính Phủ nhằm tạo điều kiện khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Với những kiến thức thu được qua học tập và nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Lê Văn Hưng và sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo, giáo sư, tiến sỹ khoa Sau đại học Học Viện Ngân Hàng tác giả mong muốn những giải pháp đưa ra có thể vận dụng để phát triển công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội để ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, xứng đáng với vai trò vị trí then chốt trong phục vụ đầu tư phát triển.

Phạm vi của đề tài rất rộng và nội dung của nó bao gồm nhiều vấn đề đang là mối quan tâm của Nhà nước cũng như các Ngân hàng thương mại trong đó có Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội.

Tác giả cũng mong muốn tiếp tục nghiên cứu để có những giải pháp sâu sắc hơn toàn diện hơn và mang tính thực tế cao hơn để có thể áp dụng thành công vào Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội nói riêng và hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu 0509 Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 91 - 95)

w