Kết luận chương
3.2.8. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ nhân viên
Sự thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên. Do đó, công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ phải được đầu tư thích đáng, được coi là nhiệm vụ thường xuyên của ngân hàng. Đặc biệt đối với Chi nhánh đội ngũ cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ lớn (tuổi đời bình quân 28) được đào tạo cơ bản song còn thiếu kinh nghiệm thực tế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, cho nên công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cần được chú trọng hơn nữa. Công tác đào tạo phải được thực hiện ở nhiều lĩnh vực, cấp độ khác nhau. Nhưng dù ở lĩnh vực nghiệp vụ nào cũng cần quán triệt sâu sắc từng cán bộ phải phát huy hết khả năng, năng lực của mình đóng góp vào hoạt động của ngân hàng. Mọi thành viên cần hiểu rõ khách hàng luôn là người bạn đồng hành của ngân hàng, cần hiểu nhu cầu và mong muốn của họ từ đó mới thực hiện thành công chiến lược khách hàng vì chiến lược này phải được thực hiện thường xuyên và lâu dài.
Chi nhánh nên đào tạo cán bộ theo các nội dung sau:
- Tư duy kinh tế thị trường, lấy phục vụ khách hàng làm phương châm hành động. Cán bộ huy động vốn phải có trình độ đại học, am hiểu chuyên sâu nghiệp vụ để tư vấn cho khách hàng.
- Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ tham gia các chương trình đào tạo đúng với chuyên môn, nghiệp vụ ví dụ tham dự các khoá học dài hạn, chương trình cao học ngân hàng, tài chính...
- Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề về những lĩnh vực chuyên môn cụ thể giúp các cán bộ, đặc biệt là cán bộ mới hiểu sâu hơn về nghiệp vụ chính và các nghiệp vụ liên quan khác. Chẳng hạn tổ chức buổi thảo luận về vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động ngân hàng có
sự tham dự của tất cả cán bộ nhân viên để mọi người đều ý thức được vai trò quan trọng của vốn huy động và nhất là cán bộ tín dụng phải luôn coi chi phí huy động là một thành phần không thể thiếu cấu thành nên lãi vay, đảm bảo hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
- Đào tạo nâng cao cho cán bộ nhằm bổ túc kiến thức về thị trường, các lĩnh vực khoa học - kinh tế xã hội, phương pháp nghiên cứu, phân tích tài chính dự án, hoạt động kinh doanh một số ngành kinh tế liên quan, từ đó nâng tầm nhận thức để có thể hoạch định các chiến lược kinh doanh từng thời kỳ, am hiểu kỹ lĩnh vực kinh doanh của khách hàng từ đó có khả năng tư vấn cho khách hàng tốt hơn. Khuyến khích cán bộ nâng cao trình độ ngoại ngữ để phục vụ cho chuyên môn.
- Đào tạo chuyên sâu về công nghệ và nghiệp vụ ngân hàng: lựa chọn các chuyên đề nghiệp vụ quan trọng để đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ nghiệp vụ đặc biệt là các kiến thức về công nghệ cao trong các lĩnh vực tín dụng, thanh toán, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc, chuẩn bị điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế. Cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo do ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước tổ chức.
- Trang bị cho cán bộ công nhân viên kiến thức về maketing, tạo điều kiện thu nhập thông tin, xử lý thông tin để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.Công tác maketing phải được thực hiện nhất quán những tiện ích của từng sản phẩm huy động vốn phải được quảng bá sâu rộng.
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, đổi mới phong cách giao dịch sao cho ngày càng văn minh lịch sự, tận tình, chu đáo với khách hàng, tạo nên sự gắn bó, tin cậy của khách hàng đối với Chi nhánh.