Kết luận chương
2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến cách ạn chế về huy động vốn của chi nhánh
Những hạn chế trong công tác huy động vốn của Chi nhánh những năm qua chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau:
a) Nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, gây bất lợi đến hoạt động huy động vốn như giá vàng, giá bất động sản liên tục tăng cao đã có tác động đến tâm lý đầu tư của người dân, thay vì gửi tiết kiệm như trước đây họ chuyển sang đầu tư vào thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và giao dịch sàn vàng. Yeu tố giá cả tăng mạnh trong 2 năm gần đây gây ra tâm lý e ngại gửi tiền VND dài hạn vào hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc người dân chuyển sang đầu tư vào bất động sản, hoặc tích trữ dưới dạng USD và vàng. Xu hướng tăng lãi suất USD tại Mỹ đã làm gia tăng tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế, gây sức ép rất lớn lên lãi suất đối với đồng Việt Nam và gây nhiều khó khăn cho công tác huy động vốn.
b) Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt trong khi chi nhánh chưa tạo lập được thương hiệu, hình ảnh, vị thế trước công chúng mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng cao, việc huy động vốn của các NHTM phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốn khác như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư bất động sản, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính.Việc huy động vốn của các NHTM phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốn khác như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư bất động sản, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính. Sức cạnh tranh còn yếu, chủ yếu dựa vào lãi suất chưa phải từ sản phẩm dịch vụ, tiện ích, khả năng ứng phó với thị trường còn kém.
c) Các sản phẩm huy động vốn còn ít, chưa thực sự đa dạng để người dân có thể lựa chọn. Hoạt động kinh doanh còn quá tập trung vào phát triển tín dụng, chưa đầu tư thích đáng vào công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng sản phẩm mới, chưa tạo ra sản phẩm có tính đột phá, có tính khác biệt.
d) Ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác phân tích nguồn vốn dẫn đến chính sách lãi suất chưa thực sự linh hoạt và đúng đắn. Sự thay đổi lãi suất hầu hết chỉ dựa trên cơ sở tham khảo các mức lãi suất của các ngân hàng trên địa bàn mà không dựa trên sự phân tích, tổng hợp lãi suất đầu vào, đầu ra. Chi nhánh nên xây dựng chương trình để có thể phân tích tình hình huy động vốn, lãi suất đầu vào đầu ra để có cơ sở đưa ra các mức lãi suất một cách chính xác kịp thời, đúng đắn thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn.
e) Mạng lưới huy động vốn còn mỏng, hiện chi nhánh mới có 04 phòng giao dịch so với tiềm năng. Việc quảng bá hình ảnh của chi nhánh đối với quần chúng còn hạn chế ; là địa bàn ngoại thành mới được đô thị hoá nên công tác huy động vốn dân cư còn rất khó khăn... Điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, nhiều địa điểm huy động còn nhỏ, không thực sự khang trang nên chưa tạo được tâm lý yên tâm cho khách hàng gửi tiền.
f) Đa số là cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản có trình độ song còn thiếu kinh nghiệm, khả năng phân tích, tổng hợp còn hạn chế.
g) Chưa khai thác hết các tính năng của sản phẩm ví dụ hiện nay hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có sản phẩm tiết kiệm gửi một nơi rút nhiều nơi, có thể rút trước hạn từng phần nhiều lần nhưng ngân hàng chưa có chương trình quảng cáo sâu rộng nên hầu hết khách hàng gửi tiền chưa hiểu biết hết. Trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần lại khai thác rất tốt những tiện ích này để quảng cáo cho sản phẩm của họ, ví dụ Techcombank giới thiệu dịch vụ ví tiền điện tử.
h) Chưa có chiến lược maketing mang tính chiến lược dài hạn, các hoạt động maketing chủ yếu mang tính thời điểm để phục vụ những nhu cầu cấp thiết trước mắt.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã trình bày kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà nội: chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và kết quả kinh doanh chủ yếu đạt được.Qua phân tích và đánh giá thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tăng cường huy động vốn để đáp ứng yêu cầu phát triển nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chương 3