Yêu cầu giữ chân nhân viên đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tàu dịch vụ dầu khí (Trang 27 - 28)

1. Lý do chọn đề tài

1.2.2.2. Yêu cầu giữ chân nhân viên đối với doanh nghiệp

Với một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, việc chỉ có những chính sách thu hút nhân và phát triển nhân tài không thôi là chưa đủ. Cái khó là làm sao để giữ chân họ trước vô vàn những cám dỗ về công danh và tiền tài bủa vây.

Hãy luôn tự đặt cho mình những câu hỏi như: Ai là người sẽ phát triển kinh doanh cho công ty? Ai là người sẽ tối ưu chi phí sản xuất? Hay ai là người sẽ đem đến luồng gió mới cho cả bộ máy lãnh đạo đang dần dần suy thoái? Câu trả lời đó chính là đội ngũ nhân

viên tài năng, là khối óc và bộ não của toàn thể doanh nghiệp trong tương lai. Trên thực tế rất khó để tuyển được nhân viên giỏi nhưng vấn đề giữ chân họ còn khó gấp bội.

Nhân sự giỏi họ sẽ ra đi sau khi được đào tạo hay đã có kinh nghiệm vững vàng là điều khiến hầu hết các doanh nghiệp đau đầu lo lắng. Có nhiều quản trị gia cho rằng giữ chân nhân viên duy nhất là thể hiện rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của họ trong hợp đồng lao động, nhưng đó không phải yếu tố duy nhất. Động lực thực hiện những ký kết trong hợp đồng và quyết tâm hoàn thành tốt công việc còn phụ thuộc vào điều kiện làm việc mà họ được hưởng.

Hãy luôn tìm cách nâng cao nhận thức của nhân viên về tầm nhìn và sứ mệnh của công ty. Một phương thức hiệu quả mà phần lớn doanh nghiệp đang áp dụng là đưa những bài giảng riêng về giá trị, sứ mệnh vào các khóa đào tạo nội bộ, số khác, táo bạo hơn, trao cho những nhân viên tài năng quyền được tham gia và trao đổi với bộ máy lãnh đạo cấp cao trong những cuộc họp thường kỳ.

Hầu như mọi doanh nghiệp đều giao phó việc quản lý những nhân viên tàinăng cho cấp trên trực tiếp của họ. Hình thức này nhận được nhiều sự ủng hộ bởi hai lý do:

Thứ nhất, các cấp trên trực tiếp được cho rằng sẽ có mối quan hệ mật thiết với mỗi nhân viên, qua đó có thể phát huy điểm mạnh và điểm yếu của từng người một.

Thêm vào đó, hình thức quản lý này sẽ tiết kiệm được tối đa ngân sách của công ty, tạo tiền đề để bổ sung nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh khác.

Tuy vậy, thực chất đây lại là một ý tưởng tồi. Những nhân viên tài năng là một loại tài sản dài hạn của công ty và phải được quản lý một cách sao cho phù hợp nhất. Việc phải giậm chân tại chỗ trong một nhóm nhỏ với gói kĩ năng “một màu” rất có thể sẽ khiến những nhân viên này bị thui chột tài năng theo thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tàu dịch vụ dầu khí (Trang 27 - 28)