1. Lý do chọn đề tài
2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động
Công ty PTSC Marine được tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng, gồm Ban Giám đốc, các Phòng chức năng, Xưởng cơ khí và Đội bảo vệ, sơ đồ tổ chức Công ty như sau:
Hình 2.2: Sơ đồcơ cấu tổ chức Công ty PTSC Marine
Khối lao động quản lý có 143 người gồm:
-Ban Giám đốc bao gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc
-Các phòng ban gồm: Phòng Tổ Chức Nhân sự, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Thương mại, Phòng Vật tư, Phòng Quản lý Hoạt động tàu, Phòng An toàn Chất lượng, Đội Bảo vệ, Xưởng Cơ khí.
Khối lao động trực tiếp có 623 ngườigồm:
-Công ty đang quản lý và điều hành 15 con tàu dịch vụ với tổng số thuyền viên thay ca làm việc là 623 người.
Đội Tàu GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Xưởng cơ khí P. Thương mại P. Vật tư P. Tài chính Kế toán P. Quản lý Tàu P. An toàn Chất lượng Đội Bảo vệ P. Hành chính Tổng hợp P. Tổ chức Nhân sự
-Xưởng cơ khí gồm 18 người thực hiện công việc bảo dưỡng và sửa chữa tàu của
Công ty.
Dưới đây là bảng thống kê cơ cấu nhân sự của Công ty.
Bảng 2.1 Cơ cấu nhân sự tại PTSC Marine năm 2019
ĐVT: Người
STT Phòng ban Số lượng Tỷ trọng (%)
1 Giám đốc 1 0.13 2 Phó giám đốc 2 0.26 3 P.An toàn Chất lượng 9 1.17 4 P. Quản lý Tàu 16 2.09 5 P. Thương mại 19 2.48 6 P. Tài chính Kế toán 12 1.57 7 P. Hành chính Tổng hợp 27 3.52 8 P. Tổ chức Nhân sự 10 1.31 9 P. Vật tư 16 2.09 10 Xưởng cơ khí 18 2.35 11 Đội bảo vệ 13 1.70 12 Đội tàu PTSC 623 81.33 Tổng cộng 766 100
(Nguồn : phòng TCNS PTSC Marine năm 2019)
Qua số liệu trong bảng 2.1 ta thấy, số lượng lao động của công ty nhiều nhất là đội
tàu PTSC 623 người (chiếm 81,33%) trong tổng số lao động. Với lao động ở khối văn
phòng, có thể thấy về cơ cấu lao động của PTSC Marine PTSC tương đối hợp lý, vì hoạt động sản xuất chính của công ty là khai thác các tàu dịch vụ.
A. Phòng Tổ Chức Nhân sự
-Tư vấn, tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty, hỗ trợ các bộ phận về các lĩnh vực tổ chức nhân sự.
-Hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của Công ty bằng
các hoạt động, công việc sau:
-Quản lý và điều động thuyền viên -Quản lý nguồn nhân lực
-Công tác lao động tiền lương, các chế độ chính sách của người lao động trong toàn
Công ty.
Phòng Tổ chức nhân sự có nhiệm vụ :
-Bảo đảm cung ứng nhân lực theo yêu cầu sản xuất kinh doanh: Tuyển dụng lao động, đào tạo lao động, điều động nhân sự, thực hiện ký kết hợp đồng.
-Quản lý tiền lương, thưởng, trợ cấp của Công ty... và các công việc khác theo sự phân công của Ban Giám đốc.
B. Phòng Hành chính tổng hợp
-Tư vấn, tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty, hỗ trợ các bộ phận về các lĩnh vực quản lý hành chính.
-Hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của Công ty bằng các hoạt động, công việc sau:
-Quản lý hành chính
-Công tác lao động tiền lương, các chế độ chính sáchcủa người lao động trong toàn
Công ty.
Phòng Hành chính tổng hợp có nhiệm vụ :
-Tổ chức, quản lý, điều hành công tác văn thư, thông tin liên lạc và lưu trữ các tài liệu của Công ty theo hệ thống. Quản lý các thiết bị và bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị hành chính.
-Giám sát thi công các công trình xây dựng, sữa chữa trụ sở làm việc, khu tập thể của Công ty.
C. Phòng Tài chính - Kế toán
-Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty, và hỗ trợ các phòng chức năng khác về lĩnh vực tài chính kế toán.
-Báo cáo tài chính với Tổng công ty.
-Hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bằng các công việc sau: -Công tác thanh toán, quản lý tài chính công ty, quản lý vật tư nội bộ.
-Công tác theo dõi công nợ và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước -Công tác kiểm kê, lưu trữ, bảo mật chứng từ tài liệu tài chính kế toán.
Phòng Tài Chính –Kế toán có nhiệm vụ :
-Quản lý tài sản thuộc phạm vi mà Công ty quản lý, theo dõi vật tư nhập và xuất kho, kiểm tra định kỳ để tránh hiện tương hao hụt mất mát, đảm bảo kế hoạch tài chính
phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu trữ bảo mật tất cả các tài liệu liên quan đến thu chi tài chính, quản lý tài sản.
D. Phòng Thương mại
-Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty và hỗ trợ các phòng chức năng khác về lĩnh vực thương mại (Marketing, ký kết các hợp đồng kinh tế), quản lý hợp đồng cho thuê dịch vụ và mua dịch vụ để cho thuê.
Phòng thương mại nhiệm vụ chính là : -Công tác kinh tế hợp đồng (Contracts)
-Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc Công ty.
E. Phòng Vật tư
-Lập kế hoạch và triển khai việc theo dõi, giám sát các hoạt động, quản lý kỹ thuật, bảo dưỡng sửa chữa đội tàu Công ty đang quản lý. Đảm bảo các tàu có đủ điều kiện đi biển theo quy định hiện hành của cơ quan phân cấp tàu biển, chính quyền sở tại và quốc tịch tàu đăng ký.
-Mua sắm trang thiết bị, vật tư phụ tùng thay thế và dịch vụ sửa chữa. Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty và hỗ trợ các phòng chức năng khác về các vấn đề kỹ thuật, trang thiết bị và vật tư cho tàu.
Phòng Vật tư có nhiệm vụ :
-Tổ chức bảo dưỡng và khai thác các trang thiết bị tàu phù hợp với quy định của Đăng kiểm, Công ty và công ước Quốc tế.
-Cố vấn và phối hợp với Thuyền trưởng, Máy trưởng và Sĩ quan điện các tàu lập kế hoạch sữa chữa tàu, cung cấp đặt mua vật tư, thiết bị và kiểm tra giám sát việc cấp phát, lưu giữ các loại vật tư.
-Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc Công ty.
F. Phòng Quản lý Tàu
-Giám sát quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty trên các lĩnh vực hoạt động của đội tàu PTSC và tàu thuê ngoài. Đảm bảo tàu Công ty và tàu thuê ngoài hoạt động một cách hiệu quả và an toàn.
-Tư vấn tham mưu cho Ban giám đốc Công ty, Trưởng các bộ phận về vấn đề hoạt động hàng hải của tàu Công ty và tàu thuê.
Phòng Quản lý tàu có nhiệm vụ :
-Đảm bảo công tác lập kế hoạch, triển khai, theo dõi, tổng hợp báo cáo v.v… hoạt động hàng ngày của đội tàu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng theo các quy định của Công ty, Tổng Công ty và các cơ quan chức năng của Nhà nước như Cảng vụ, Đăng kiểm
v.v…
-Hỗ trợ các phòng chức năng trong việc cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến quá trình hoạt động của các tàu, các thông tin liên lạc, đăng kiểm.
-Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc Công ty.
-Giám sát quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên các lĩnh vực an toàn, chất lượng, sức khỏe.
-Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty, Trưởng các phòng chức năng về các vấn đề bảo đảm an toàn, chất lượng, môi trường trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
Phòng An toàn chất lượng có nhiệm vụ :
-Quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường đảm bảo cho tàu thuyền hoạt động tuân thủ tuyệt đối các qui định về an toàn, quản lý các trang thiết bị an toàn trên các phương tiện cũng như cơ sở của Công ty.
-Giám sát, quản lý công tác bảo hiểm cho các rủi ro, tổ chức đánh giá mua bảo hiểm cho các phương tiện giải quyết các vấn đề tranh chấp, khiếu nại, phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc Công ty.