Phân tích về bản thân công việc và môi trường làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tàu dịch vụ dầu khí (Trang 57 - 60)

1. Lý do chọn đề tài

2.3.1.1. Phân tích về bản thân công việc và môi trường làm việc

Mức độ phân công công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo: Công việc được phân công phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo của nhân viên giúp cho nhân viên có khả năng hoàn thành được công việc tốt. Phát huy hết khả năng hoàn

thành được công việc tốt. Phát huy hết khả năng nghiệp vụ của người lao động, tạo tâm lý ổn định thoải mái cho họ nhằm đạt được năng suất lao động cao nhất.

Xét mức độ phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo với công việc được đảm nhận của từng cấp như sau:

2.3.1.1.1 Về chính sách đào tạo

Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực của PTSC Marine được thực hiện nhằm xây dựng nguồn nhân lực cho Công ty đủ về số lượng và đảm bảo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinhdoanh và phát triểncủa công ty.

Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu đào tạo tại PTSC Marine

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

Đào tạo trong

nước 652 745 492 570 Đào tạo Nước

ngoài 90 85 87 55 Kinh phí 132.5 triệu đồng và 116.570 USD 140.7 triệu đồng 93.846USD 1.313.090.000 đồng 1.653.040.000 đồng Số lượt người tham gia 742 830 579 625

2.3.1.1.2 Về công tác cán bộ và vai trò của nhà quản lý

Tiêu chuẩn chung để bổ nhiệm cán bộ

Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải bảo đảm đủ các tiêu chuẩn sau: -Là những đảng viên có phẩm chất chính trị đạo đức tốt.

-Hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật.

-Ý thức tổ chức kỷ luật cao; trung thực, dám làm và dám chịu trách nhiệm; có khả năng thực tiễn; được tập thể tín nhiệm thông qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

-Có trình độ học vấn từ bậc đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp hoặc chuyên ngành khác nhưng đã có ít nhất 2 năm đang công tác ở lĩnh vực được đề nghị bổ nhiệm; có trình độ về quản lý, ngoại ngữ và có đủ sức khoẻ để làm việc có hiệu quả và đáp ứng được chức trách được giao.

-Không thuộc các đối tượng đang bị cơ quan, chính quyền và tổ chức Đảng các cấp xem xét kỷ luật hoặc đang trong thời gian chịu thi hành kỷ luật với hình thức từ khiển trách trở lên và không thuộc các đối tượng bị cấm đảm nhiệm các chức vụ theo quy định của pháp luật.

Ngoài các tiêu chuẩn chung nêu trên, đối với mỗi chức danh cụ thể, nhân sự được đề nghị bổ nhiệm còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn cho chức vụ đó theo quy định của pháp luật và về cơ bản trong diện cán bộ được quy hoạch.

Tuổi bổ nhiệm lần đầu

-Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi đối với Phó thủ trưởng đơn vị và các chức danh khác tương đương.

-Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 50 tuổi đối với Thủ trưởng đơn vị và các chức danh khác tương đương trở lên.

-Đối với cán bộ từng được bổ nhiệm nhưng sau đó thôi không đảm nhận chức vụ nữa thì tuổi bổ nhiệm lần sau được áp dụng như tuổi bổ nhiệm lần đầu.

Quy trình bổ nhiệm

-Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, nguồn cán bộ quy hoạch và sau khi trao đổi trong Ban lãnh đạo đơn vị, Thủ trưởng đơn vị báo cáo (không nhất thiết bằng văn bản) cấp có thẩm quyền (hoặc thông qua bộ phận phụ trách công tác tổ chức nhân sự) về chủ trương và phương án nhân sự (từ 1 đến 3 phương án) của đơn vị.

-Khi được cấp có thẩm quyền đồng ý, Thủ trưởng đơn vị thông qua nhận xét đánh giá về nhân sự và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các cán bộ chủ chốt trong đơn vị (hoặc toàn thể CBCNV nếu đơn vị là phòng/ban) đối với nhân sự dự kiến.

-Trên cơ sở phân tích tổng hợp nhận xét, đánh giá và kết quả lấy phiếu tín nhiệm và sau khi trao đổi trong ban lãnh đạo, Thủ trưởng đơn vị lựa chọn (nếu có 2-3 ứng cử viên) và trình Ban chấp hành đảng bộ đơn vị. Trên cơ sở nhất trí của Ban chấp hành đảng, Thủ trưởng đơn vị ra quyết định thực hiện hoặc ký tờ trình gửi cấp có thẩm quyền xem xét ra quyết định (nếu là chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của cấp trên).

-Trường hợp Ban chấp hành đảng bộ đơn vị hay cấp có thẩm quyền không nhất trí với nhân sự do Thủ trưởng đơn vị đề nghị thì Thủ trưởng đơn vị phải lựa chọn và đề nghị phương án nhân sự khác trình Ban chấp hành và cấp có thẩm quyền xem xét.

-Trường hợp xét thấy cần bổ sung cán bộ lãnh đạo nhưng đơn vị chưa đề nghị và xét thấy nguồn cán bộ tại chỗ trong quy hoạch của đơn vị có thể đáp ứng, cấp có thẩm quyền lựa chọn, trao đổi với người đại diện của mình tại đơn vị đó và yêu cầu thực hiện các quy trình để bổ nhiệm đối với nhân sự mà cấp có thẩm quyền đã lựa chọn.

Mặc dù đã ban hành quy định về việc quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, tuy nhiên trong quá trình làm việc vẫn còn bộc lộ một số tồn tại thiếu sót như: Công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ theo từng chức năng, vị trí công tác, đặc biệt là một số vị trí lãnh đạo chủ chốt chưa được PTSC Marine chú trọng đúng mức. Việc bổ nhiệm cán bộ quản lý trong nhiều trường hợp còn nặng nề về cơ cấu, tuổi tác, chưa mạnh dạn đề bạt và bổ

nhiệm đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ có năng lực. Việc đánh giá xem xét làm cơ sở cho việc xem xét bổ nhiệm cán bộ quản lý còn bộc lộ sự chủ quan, chưa hợp lý, thiếu dân chủ và nhiều khi chỉ mang tính hình thức, trong nhiều trường hợp tình trạng nể nang, né tránh, không dám nói thẳng, nói thật, … còn khá phổ biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tàu dịch vụ dầu khí (Trang 57 - 60)