phòng ngừa rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Thương mại một số nước trên thế giới
1.5.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Thương mại các nước
Kể từ những năm 80 của thế kỉ 20, các giao dịch tài chính phái sinh đã được sử dụng ngày càng rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, ý thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua các công cụ phái sinh tiền tệ của các NHTM cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế vẫn còn rất hạn chế (Mallin, Ow-Young and Reynolds, 2001). Nhận định này được thể hiện khá rõ nét nếu chúng ta so sánh tỷ trọng của giao dịch phái sinh tiền tệ với tổng các giao dịch tài chính phái sinh khác.
■ Currency Derivatives
■ Interest Derivatives
■ Others
Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008.
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng của giao dịch phái sinh tiền tệ so với các giao dịch phái sinh khác trên OTC (tháng 6/2007)
Theo số liệu về doanh số của các công cụ tài chính phái sinh toàn cầu tháng 6/2007, các giao dịch phái sinh tiền tệ chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn khoảng 9% so với 68% của giao dịch phái sinh lãi suất và 23% của giao dịch phái sinh trên chỉ số chứng khoán.
Tuy vậy, một thực tế không thể phủ nhận rằng, bên cạnh mục đích phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, các giao dịch phái sinh tiền tệ ngày càng được sử dụng với mục đích đầu cơ nhằm tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ, đặc biệt là hợp
42
đồng tiền tệ tương lai và quyền chọn. Chính vì lẽ đó mà doanh số của các giao dịch này đã có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Chúng ta có thể thấy điều đó qua Biểu đồ 1.2 và Biểu đồ 1.3.
Đơn vị: Tỷ USD
■Futures
■Options
Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008
Biểu đồ 1.2: Doanh số giao dịch phái sinh của các hợp đồng phái sinh trên Sở giao dịch toàn cầu năm 2000-2007
Đơn vị: Tỷ USD 15.000 10.000 ■ OutriglitFonvard & Forex Swap ■ Cunency Swap ■ Options
Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008
Biểu đồ 1.3. Doanh số của các hợp đồng phái sinh trên toàn OTC năm 2000- 2007
43
Qua hai sơ đồ trên chúng ta có thể thấy rằng doanh số của các giao dịch phái sinh tiền tệ trên thị trường phi tập trung (OTC) cao hơn rất nhiều so với các giao dịch diễn ra trên Sở giao dịch. Có thể nói đó là con số áp đảo khi các giao dịch phái sinh tiền tệ trên OTC chiếm tới 99% về doanh số, còn giao dịch trên Sở chỉ là 1%.
Theo một nghiên cứu khá toàn diện của Wharton School được thực hiện năm 2003, đối tượng điều tra là các công ty phi tài chính của Mỹ, thì có khoảng 40% doanh nghiệp sử dụng các giao dịch tài chính phái sinh, 76% trong số đó có sử dụng các giao dịch phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro hối đoái. Mục đích chính của các công ty khi sử dụng các giao dịch này là quản lý luồng tiền, tiếp đó là quản lý sự biến động trong thu nhập của chính họ. Với mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc các giao dịch tài trợ quốc tế, 86% các doanh nghiệp cho rằng họ sẽ sử dụng hợp đồng kì hạn và tương lai và cho đó là công cụ phòng ngừa rất hữu hiệu. Trong khi đó, nếu phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho giá trị thị trường của các doanh nghiệp thì nghiệp vụ “option” lại được xem là một công cụ quan trọng, khi có tới 67% doanh nghiệp lựa chọn. Một lý do rất đơn giản khi giải thích tại sao giao dịch kì hạn lại được sử dụng nhiều hơn giao dịch quyền chọn vì giao dịch kì hạn tỏ ra thích hợp hơn khi phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hơn nữa, chi phí phòng ngừa lại rẻ hơn nhiều so với các giao dịch phái sinh khác.