Các nguồn làm phát sinh rủi ro tỷ giá

Một phần của tài liệu 0554 giải pháp ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 33)

1.2.2.1. Trạng thái ngoại tệ (Foreign currency position)

Có thể khái quát trạng thái ngoại tệ của một loại ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ của ngoại tệ đó bao gồm cả tài khoản ngoại bảng tương ứng.

Chúng ta nhận thấy một điều rằng, mỗi hoạt động mua bán hoặc một loại ngoại tệ này để đổi lấy một loại ngoại tệ khác đều dẫn tới trạng thái về hai loại ngoại tệ đó của ngân hàng. Hành vi mua và bán các ngoại tệ làm phát

Các giao dịch làm phát sinh Trạng thái ngoại tệ trường - LCF

Các giao dịch làm phát sinh Trạng thái ngoại tệ đoản - SFC

18

sinh trạng thái ngoại hối có thể là trạng thái ngoại tệ trường (trạng thái ngoại tệ dương) hoặc trạng thái ngoại tệ đoản (trạng thái ngoại tệ âm).

- Trạng thái ngoại tệ trường (hay trạng thái ngoại tệ dương): Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một loại ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái trường (hay trạng thái dương) ngoại tệ đó (Long the Foreign Currency-LCF).

LCF được tính cho một thời kỳ nhất định, đó đó nó phản ánh doanh số tăng quyền sở hữu ngoại tệ trong kỳ tính toán.

- Trạng thái ngoại tệ đoản (hay trạng thái ngoại tệ âm): Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ làm phát sinh trạng thái đoản (hay trạng thái âm) ngoại tệ đó (Short the Foreign Currency-SCF). SCF được tính cho một thời kỳ nhất định, do đó nó phản ánh doanh số giảm quyền sở hữu ngoại tệ trong kỳ tính toán.

Ngân hàng tham gia thị trường ngoại hối với mục đích chính: cung cấp các dịch vụ cho khách hàng (tức mua bán ngoại tệ cho khách hàng) và thực hiện kinh doanh ngoại tệ cho chính mình (nghiệp vụ tự doanh). Điều này sẽ tạo ra trạng thái mở về ngoại hối (open position) cho mỗi ngân hàng và các ngân hàng sẽ phải đối phó khi rủi ro tỷ giá thực sự xảy ra. Vì lẽ đó, lý thuyết cũng như thực tiễn, trạng thái ngoại hối có ý nghĩa to lớn và quan trọng trong việc quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng.

1.2.2.2. Các nguồn làm phát sinh trạng thái ngoại tệ

Trong thực tế, hoạt động kinh doanh của các NHTM gắn liền với rất nhiều giao dịch có liên quan đến ngoại tệ, vậy phải căn cứ vào đâu để biết được giao dịch nào làm phát sinh trạng thái ngoại hối, giao dịch nào thì không? Câu trả lời là chỉ có những giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ mới làm phát sinh trạng thái ngoại hối, còn những giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng ngoại tệ sẽ không làm phát sinh trạng thái ngoại hối. Nhận thức được điều này là rất quan trọng bởi

19

nó giúp ta giới hạn những loại giao dịch có thể gây rủi ro tỷ giá trong số vô vàn những ngoại tệ nói chung. Ta có thể liệt kê các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường và đoản như sau:

1. Mua một ngoại tệ (giao ngay, kỳ hạn).

2. Thu lãi cho vay bằng ngoại tệ. 3. Thu phí dịch vụ bằng ngoại tệ. 4. Nhận quà biếu, viện trợ bằng ngoại tệ.

5. Tiền lương, thưởng bằng ngoại tệ.

1. Bán một ngoại tệ (giao ngay, kỳ hạn).

2. Trả lãi huy động vốn bằng ngoại tệ. 3. Trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ. 4. Cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ.

Những giao dịch làm tăng quyền sở hữu về ngoại tệ cả trong hiện tại và tương lai đều làm phát sinh trạng thái trường của ngoại tệ đó; những giao dịch làm giảm quyền sở hữu về ngoại tệ cả trong hiện tại và tương lai đều làm phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ đó. Cần chú ý rằng, trạng thái ngoại tệ phát sinh ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng có sự chuyển giao quyền sở hữu, chứ không phải tại thời điểm thanh toán. Ngay cả các giao dịch mua bán ngoại tệ phái sinh gồm kỳ hạn, tương lai và quyền chọn cũng tạo ra trạng thái ngoại tệ ngay lập tức sau khi ký kết hợp đồng chứ không phải tại thời điểm thanh toán.

1.2.2.3. Xác định trạng thái ngoại tệ ròng

20

Phương pháp 1:

Trong thực tế, trạng thái ngoại tệ của mỗi loại ngoại tệ được theo dõi hàng ngày và tính tại thời điểm cuối ngày giao dịch, tức không tính riêng cho từng thời kỳ. Nếu gọi:

NEPF(t): Trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch t. NEPF(M): Trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch t-1.

LCFF(t): Doanh số phát sinh trạng thái trường của ngoại tệ F trong ngày t. SCFF(t): Donah số phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ F trong ngày t.

Công thức tính trạng thái ngoại tệ cuối ngày giao dịch t như sau:

NEPF(0= NEPF(I-I) + LCFFO) - SCFf.∙(t)

Phương pháp 2

Gọi: TSCF(t): Tài sản có của ngoại tệ F tại thời điểm t. TSNF(t): Tài sản nợ của ngoại tệ F tại thời điểm t.

Xét từ góc độ kế toán, trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ F tại thời điểm t được xác định như sau:

NEPF(t) = TSCF(t) - TSNF(t) (Bao gồm cả nội bảng và cả ngoại bảng)

Ở đây, trạng thái ngoại tệ ròng nội bảng chính là trạng thái ngoại tệ ròng hiện tại. Nó được tính bằng sự chênh lệch giữa tài sản Có và tài sản Nợ của ngoại tệ đó. Còn trạng thái ngoại tệ ròng ngoại bảng hay trạng thái ngoại tệ tương lai ròng là sự chênh lệch giữa tổng các ngoại tệ kỳ hạn mua vào và các ngoại tệ kỳ hạn bán ra.

Phương pháp 3:

Trong thực tế, ngoài việc quy định trạng thái ngoại tệ đối với từng ngoại tệ, người ta còn quy định tổng trạng thái ngoại tệ của tất cả các ngoại tệ (quy nôi tệ) hay được gọi là luồng tiền gây nên rủi ro tỷ giá theo công thức:

21

Trong đó:

NEP(t): Tổng trạng thái ngoại tệ của tất cả các ngoại tệ quy đổi nội tệ. EF: Tỷ giá của ngoại tệ F tính bằng nội tệ.

NEPF(t): Trạng thái ngoại tệ F tại thời điểm t. F = 1,2,3..., n

Từ đó ta thấy:

- NEPF(I) > 0 => Ngân hàng có trạng thái trường ròng về ngoại tệ. (Net long foreign Currency).

Với tỷ giá được yết sao cho ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá và nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lãi ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lỗ ngoại hối đối với NHTM.

- NEPF(I) < 0 => Ngân hàng có trạng thái đoản ròng về ngoại tệ. (Net short foreign Currency).

Đối với trạng thái ngoại tệ đoản ròng, thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lỗ ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lãi ngoại hối đối với NHTM.

- NEPF(I) = 0 => Ngân hàng có trạng thái cân xứng về ngoại tệ.

(Squarepostion). Đối với trạng thái ngoại tệ cân bằng, thì những thay đổi của tỷ giá đều không ảnh hưởng đến lãi hay lỗ ngoại hối đối với NHTM.

Một phần của tài liệu 0554 giải pháp ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w