Hợp đồng kỳ hạn là công cụ lâu đời nhất, và có lẽ vì lí do đó mà nó ít
phức tạp nhất. Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa 2 bên. Người mua và người bán, để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá thực tế thì người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận; nếu ngược lại thì người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ. Bản thân hợp đồng kỳ hạn mang trong mình 3 loại rủi ro.
Thứ nhất, nếu giá thực tế vào ngày đáo hạn hợp đồng cao hơn giá mong đợi, rủi ro vốn có của công ty sẽ làm giảm giá trị công ty nhưng sự sụt giảm này sẽ được đền bù bằng lợi nhuận của hợp đồng kỳ hạn. Vì vậy, hợp đồng kỳ hạn cung cấp một cách phòng ngừa rủi ro hoàn hảo.
Thứ hai, rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng. Rủi ro này có hai chiều, người sở hữu hợp đồng hoặc là người nhận được hoặc là người chi trả, phụ thuộc vào biến động giá cả thực tế của tài sản
23
Thứ ba, giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày nào đáo hạn của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời hạn của hợp đồng. Vậy nên, bản thân những hợp đồng kỳ hạn có chứa nhiều rủi ro nhất trong các công cụ phái sinh.
1.3.1.1. Khái niệm và đặc điểm về giao dịch kỳ hạn
÷ Khái niệm về giao dịch kỳ hạn và hợp đồng kỳ hạn
Ngày nay, giao dịch ngoại hối kỳ hạn - Forward Exchange đã phát triển rất nhanh và đóng vai trò quan trọng trên thị trường ngoại hối. Giao dịch kỳ hạn rất hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với công ty khi tham gia xuất khẩu, nhập khẩu, vay nợ nước ngoài hay thực hiện đầu tư quốc tế. Thị trường kỳ hạn còn là nơi hoạt động tích cực của các nhà đầu cơ để kiếm lời, nên càng khiến cho thị trường hoạt động hiệu quả.
Trong thực tế kinh doanh ngoại hối, ngày giá trị (tức ngày thanh toán) của giao dịch ngoại hối có thể là bất cứ khi nào kể từ ngày ký kết hợp đồng cho đến vài năm trong tương lai. Ví dụ, đó có thể là ngày giá trị hôm nay (today valued date), ngày mai (tommorrow valued date), ngày kia (spot valued date), hay kỳ hạn (forward valued date). Trong đó, ngày giá trị giao ngay là quan trọng nhất, nó được xem như mốc để xác định các ngày giá trị khác. Căn cứ vào mốc là ngày giá trị giao ngay, ta định nghĩa:
“Những giao dịch ngoại hối có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay là giao dịch ngoại hối kỳ hạn(Forward Transaction)”
Tỷ giá áp dụng trong giao dịch kỳ hạn gọi là tỷ giá kỳ hạn. Chúng ta định nghĩa:
“Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thỏa thuận ngay từ ngày hôm nay để làm cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị giao ngay”
24
Tỷ giá kỳ hạn bao gồm hai phần: Tỷ giá giao ngay và điểm kỳ hạn (chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay), khái quát bởi công thức:
F = S + P Trong đó: S là tỷ giá giao ngay F là tỷ giá kỳ hạn P là điểm kỳ hạn
Như vậy, có thể thấy “Hợp đồng kỳ hạn được xem như một công cụ tài chính để mua hoặc để bán một số lượng ngoại tệ nhất định, tại một tỷ giá nhất định, tại một điểm xác định trong tương lai”
Các hợp đồng kỳ hạn được ký kết giữa và giao dịch giữa các ngân hàng và khách hàng, hay giữa hai ngân hàng với nhau. Giao dịch kỳ hạn không diễn ra trên sở giao dịch, mà giống như giao dịch giao ngay, đây là thị trường phi tập trung của các ngân hàng và của các nhà môi giới được liên kết với nhau bằng điện thoại, telex, vi tính và hệ thống SWIFT. Bộ phận liên ngân hàng của thị trường kỳ hạn hoạt động liên tục thông qua việc đấu giá mở hai chiều giữa các thành viên tham gia (continous open - bid double auction), nghĩa là mỗi ngân hàng yết tỷ giá kỳ hạn mua vào và bán ra liên tục cho các ngân hàng khác; và ngược lại. Những nhà môi giới trên thị trường kỳ hạn đóng vai trò tương tự như trên thị trường giao ngay, đó là đối chiếu các lệnh đặt bán giữa các ngân hàng nhằm đưa ra “giá tay trong” tốt nhất cho khách hàng.
÷ Đặc điểm của Hợp đồng kỳ hạn
Thứ nhất, thông thường hợp đồng này được thực hiện giữa các tổ chức tài chính (TCTC)với nhau, hoặc giữa TCTC với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này thường được ký kết song phương).
Thứ hai, trong hợp đồng này người mua được gọi là người giữ thế trường vị (long position), người bán được gọi là người giữ thế đoản vị (short position).
Thứ ba, hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đáo hạn: Đến thời điểm đáo hạn người giữ vị thế đoản vị phải thực hiện bán tài sản cho người giữ vị
25
thề trường vị và nhận một khoản tiền từ người mua với mức giá cả đã định trước trong hợp đồng, cho dù vào thời điểm đó giá thị trường của tài sản đó có
cao hơn hoặc thấp hơn giá xác định trong hợp đồng. Nếu giá thị trường cao hơn giá hợp đồng thì người giữ vị thế trường vị sẽ có lãi (có giá trị dương), còn người giữ vị thế đoản vị bị giá trị âm; và ngược lại.
1.3.1.2. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn
÷ Sử dụng hợp đồng ngoại hối kỳ hạn
Giả thiết rằng ngân hàng có trạng thái trường ròng ngoại tệ (USD) tức là, tài sản Có ngoại tệ > tài sản Nợ ngoại tệ, cho nên khi giá trị của USD giảm so với VND, thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi khoản tín dụng bằng USD đến hạn. Điều này làm cho khoản tín dụng bằng USD thu được cả gốc và lãi không đủ để trang trải cho khoản phải thanh toán gốc và lãi của tiền gửi bằng VND. Do đó, ngân hàng chịu một khoản lỗ và có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Tại thời điểm t0, ngân hàng bán kỳ hạn ngoại tệ cả gốc và lãi thu được từ khoản tín dụng bằng USD để lấy VND theo tỷ giá kỳ hạn cho trước, ngay tại thời điểm cấp tín dụng bằng USD. Ngân hàng xác định tỷ giá thực hiện trong tương lai. Như vậy, ngân hàng có thể phòng ngừa sự lỗ vốn một khi giá trị USD giảm so với VND khi khoản tín dụng đến hạn, từ đó triệt tiêu rủi ro khi tỷ giá biến động.
Ngược lại, khi ngân hàng có trạng thái đoản ròng ngoại tệ nào đó (USD), tức là tài sản Có ngoại tệ < tài sản Nợ ngoại tệ thì ngân hàng sẽ mua kỳ hạn gốc và lãi ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
26