2.3.2.1. Một số tồn tại
Mặc dù hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, song vẫn còn một số tồn tại cần được giải quyết
Thứ nhất, các giao dịch trong kinh doanh ngoại tệ của VCB còn khá đơn giản, chủ yếu là các giao dịch giao ngay (Chiếm khoảng hơn 60% doanh số kinh doanh) và giao dịch kỳ hạn. Nghiệp vụ hoán đổi dù đã được triển khai
69
tại ngân hàng nhưng ít được thực hiện, số lượng chỉ là một con số khá khiêm tốn (khoảng 1% doanh số kinh doanh) trong năm 2009, hợp đồng quyền chọn và tương lai mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chứ chưa có áp dụng và thực tế chưa có giao dịch phát sinh sử dụng hai công cụ này. Do vậy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB chỉ ở dạng giản đơn nên thu nhập tạo nên từ nghiệp vụ này còn thấp, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng.
Thứ hai, việc triển khai các giao dịch phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại ngân hàng còn chậm và chưa hiệu quả. Bản thân ngân hàng cũng chưa chủ động và có chiến lược rõ ràng trong việc mở rộng các nghiệp vụ mới này trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như trong quản trị rủi ro. Do đó, ngân hàng chưa phát huy được thế mạnh trong kinh doanh của mình.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường quốc tế chưa hiệu quả. Do thông tin có được trên thị trường ngoại hối thiếu đầy đủ, trình độ cũng như điều kiện không đủ để phân tích diễn biến, đưa ra dự báo về sự thay đổi tỷ giá một cách có thể tin cậy, cùng với tâm lý sợ rủi ro nên chưa phát triển được các nghiệp vụ phái sinh trong kinh doanh.
Thứ tư, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB chủ yếu vẫn là đồng USD. Như vậy, mỗi khi tỷ giá VND/USD có sự biến động thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
- Trong xu toàn cầu hóa hiện nay, sản phẩm phái sinh là một trong những công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá, tuy vậy, bên cạnh những nỗ lực của các NHTM trong việc khuyến khích và mở rộng việc triển khai các sản phẩm phái sinh thì các doanh nghiệp dường như không mặn mà lắm với các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và hầu như chưa quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ quen
70
với hoạt động mua bán giao ngay mà chưa có thói quen sử dụng các giao dịch phái sinh như kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn, mặc dù các giao dịch này rất có lợi cho họ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá và đảm bảo có được ngoại tệ trong tương lai một cách chắc chắn. Do vậy, đây là khó khăn đối với các ngân hàng trong việc ứng dụng và phát triển các sản phẩm phái sinh tiền tệ.
- Nhìn chung, tại các thị trường này, hợp đồng giao ngay chiếm tỷ trọng không hơn 60% các giao dịch ngoại hối, còn lại là các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi chiếm đa số. Các giao dịch quyền chọn chiếm tỷ lệ thấp. Một nguyên nhân là do các tổ chức tài chính thường giao dịch hoán đổi và kỳ hạn với nhau nhiều, và các doanh nghiệp cũng thường dùng giao dịch kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro do tính đơn giản của nó.
- Chính sách tỷ giá không ổn định và chính sách khách hàng của các NHTM trong việc khuyến khích dùng sản phẩm phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp còn chưa thực sự hiệu quả.Chính vì vậy mà các doanh nghiệp có xu hướng ngại dùng sản phẩm phòng ngừa rủi ro và ngại dùng đồng ngoại tệ khác (ngoài đô la Mỹ) trong thanh toán. Một tỷ giá USD/VND kém hấp dẫn như hiện nay thì thật khó để kêu gọi các doanh nghiệp đi mua bảo hiểm cho rủi ro tỷ giá. Hơn nữa, cũng không thể bắt các doanh nghiệp dùng một đồng tiền rủi ro hơn trong thanh toán trong khi thị trường phòng ngừa rủi ro cho đồng tiền đó không phát triển.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ muốn mở rộng, hoàn thiện và phát triển thì phải có một nền tảng vững chắc là thị trường hối đoái. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó. Trên thị trường chưa có người môi giới chuyên nghiệp để tạo điều kiện cho cung cầu gặp nhau, đối tượng tham gia thị trường còn hạn chế, hầu hết mới chỉ là các NHTM.
71
TTNTLNH tuy đã ra đời từ cuối năm 1994, song hoạt động của nó còn hết sức hạn chế, tỷ trọng giao dịch trên thị trường này quá nhỏ bé, phần lớn các NHTM gần như chỉ giao dịch được với khách hàng của mình là chủ yếu. Tỷ trọng doanh số giao dịch trên Interbank còn quá thấp cho thấy các NHTM hoạt động ngoại hối theo hướng “tự cung tự cấp” là chính, ngoại tệ mua được từ khách hàng trước hết dùng để bán lại cho khách hàng của mình, số dư thừa mới đem bán lại trên thị trường liên ngân hàng. Trong trường hợp khan hiếm ngoại tệ, các NHTM có thể thực hiện chính sách dự trữ ngoại tệ. Ngoài ra, trên TTNTLNH thường xảy ra những điểm căng thẳng về cung cầu ngoại tệ, hầu hết các thành viên tham gia thị trường đều cùng mua hoặc cùng bán, cung cầu không gặp nhau, ngân hàng không có nguồn và có thị trường để sẵn sàng mua hoặc bán và cân bằng giao dịch.
- Do thâm hụt cán cân thương mại. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhưng Việt Nam vẫn luôn là một nước nhập siêu, cán cân thương mại thường xuyên bị thâm hụt. Việc cán cân thương mại thâm hụt làm cho trên thị trường ngoại hối cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung, ngoại tệ khan hiếm, gây tình trạng găm giữ ngoại tệ và nguồn vốn ngoại tệ được phân bổ không hiệu quả.
- Những bất cập trong cơ chế, chính sách của NHNN về các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi vẫn còn cứng nhắc và chưa mang tính thị trường, gây khó khăn cho các bên tham gia và làm cho lợi ích của họ không được đảm bảo, do đó chưa khuyến khích việc mở rộng hoạt động của các ngân hàng.
- Do các nghiệp vụ phái sinh là những nghiệp vụ mới xuất hiện trên thị trường tài chính Việt Nam nên đội ngũ cán bộ của ngân hàng phải tự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước, vừa thực hành vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện và nâng cao chất lượng. Đó là nguyên nhân làm cho các nghiệp vụ được triển khai còn chậm và chưa hiệu quả.
72
b) Nguyên nhân chủ quan
- So với các ngân hàng cùng địa bàn, các sản phẩm huy động vốn của VCB kém đa dạng hơn cả về số lượng và mức độ thu hút khách hàng nên khả năng cạnh tranh về huy động vốn của VCB thường không cao. Mặt khác, công tác khách hàng trong việc giới thiệu các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối mới cũng như tiện ích của các nghiệp vụ này đối với các nhà kinh doanh XNK, những nhà đầu tư chưa được VCB thực hiện một cách đồng bộ nên sự hiểu biết của khách hàng về các nghiệp vụ này còn ở mức độ giới hạn. Về chính sách khách hàng, VCB mới chỉ tập trung vào những khách hàng lớn, chứ chưa hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng chưa hoàn thiện, các nhân viên giao dịch chỉ thực hiện việc mua bán theo yêu cầu của khách hàng, chưa đảm nhiệm vai trò là người tư vấn hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn các phương thức giao dịch phù hợp nên hầu hết các công ty XNK của Việt Nam thường áp dụng giao dịch giao ngay mà không áp dụng giao dịch kỳ hạn, hoán đổi hay quyền chọn, do đó gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng các nghiệp vụ phái sinh.
- Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, công nghệ ngân hàng cũng như mô hình phòng kinh doanh ngoại tệ còn đơn giản, chưa đáp ứng được việc phát triển các nghiệp vụ kinh doanh mới. Mặc dù là ngân hàng được trang bị hệ thống trang thiết bị vào loại hàng đầu của Việt Nam, song so với yêu cầu của một thị trường hối đoái hoàn chỉnh thì vẫn còn lạc hậu. Chính vì vậy phần nào hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh
73
ngoại tệ. Chỉ có ở các Dealing Room mới được trang bị hệ thống Reuters Dealing 2000, còn ở các chi nhánh vẫn chưa có phòng kinh doanh ngoại tệ độc lập, trang thiết bị còn thiếu, nhất là những phương tiện thu thập thông tin một cách chính xác và kịp thời như màn hình Reuters... để giúp các cán bộ kinh doanh ngoại hối có những quyết định đúng đắn và nắm bắt được thời cơ trong giao dịch.
- Trình độ của cán bộ kinh doanh ngoại tệ còn hạn chế. Thực tế, hầu hết cán bộ kinh doanh ngoại tệ ngay cả cán bộ tại các Dealing Room của ngân hàng cũng chưa được đào tạo nghiệp vụ một cách đầy đủ. Mặc dù là ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, song cán bộ làm công tác kinh doanh ngoại hối được đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, nhất là những nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và phức tạp như nghiệp vụ phái sinh còn thiếu nên quá trình thực hiện kinh doanh hiệu quả còn chưa cao.
- Ngân hàng chưa xây dựng hoàn chỉnh cơ chế quản lý và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Do còn thiếu một bộ phận chuyên môn hóa trong việc phân tích và phòng ngừa rủi ro, chưa xây dựng được một cơ chế quản lý và phòng ngừa rủi ro một cách hợp lý, cùng với tâm lý e ngại rủi ro nên ngân hàng không dám thực hiện cách hành vi kinh doanh chênh lệch tỷ giá, lãi suất hay đầu cơ bằng các nghiệp mới. Vì vậy, các giao dịch phái sinh giữa ngân hàng với các ngân hàng bạn trong và ngoài nước rất hạn chế.
74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 •
Qua phân tích thực trạng việc ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại VCB, luận văn rút ra một số kết luận sau:
VCB là một ngân hàng có nhiều ưu thế trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Trên cơ sở thế mạnh về nguồn vốn, công nghệ, trình độ của đội ngũ nhân viên dày dặn và giàu kinh nghiệm, VCB đã phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ với những thành công đáng ghi nhận. Các công cụ phái sinh tiền tệ bước đầu đã được ứng dụng và mở rộng phát triển, điều này giúp nâng cao uy tín của VCB cũng như thu hút được khá đông các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có nhu cầu về ngoại tệ tìm đến giao dịch tại VCB ngày một nhiều hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được thì việc ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ cũng như hoạt động kinh doanh ngoại hối của VCB nói riêng và của các NHTM nói chung còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại nhiều hạn chế. Trên cơ sở phân tích những tồn tại mà VCB đang gặp phải hiện nay trong công tác ứng dụng và phát triển mảng nghiệp vụ này, luận văn đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm tạo thuận lợi cho việc ứng dụng và phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ trong công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các NHTM hiện nay.
75
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 3.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam