Quá trình hình thành phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu 0554 giải pháp ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58 - 61)

2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổphần Ngoại thương Việt Nam phần Ngoại thương Việt Nam

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng nhà nước). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Từ năm 1988 trở về trước, NHNT là ngân hàng duy nhất thực hiện chức năng của một trung tâm thanh toán quốc tế kinh doanh ngoại hối phục vụ quan kệ kinh tế đối ngoại trong công cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa và đóng góp một phần hết sức quan trọng cho cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam qua việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chuyển tiền

47

phục vụ cho việc mua sắm vũ khí, đạn dược, thuốc men cũng như lương thực, thực phẩm chi viện cho miền Nam. Có thể nói trong giai đoạn này, hoạt động của NHNT luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước trong cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH), góp phần đẩy mạnh các quan hệ chính trị, hợp tác kinh tế văn hóa giữa nước ta và các nước.

Theo nghị định 53/HĐBT do Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 26/3/1988 về cải tổ bộ máy NHNN Việt Nam thành hệ thống ngân hàng hai cấp và đặc biệt là từ năm 1990 thực hiện cải tổ ngân hàng theo Pháp lệnh ngân hàng, NHNT đã được tổ chức lại cho phù hợp với tính chất và chức năng của một NHTM quốc doanh. Từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các NHTM khác bao gồm cả chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng liên doanh. NHNT tiến hành hoạt động như một ngân hàng đa năng, cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao cho cả khối khách hàng thể nhân cũng như pháp nhân, phát triển thêm các dịch vụ huy động tiết kiệm bằng ngoại tệ và VND, vừa cho vay bán buôn vừa mở rộng bán lẻ, cho vay trả góp, phát hành thẻ tín dụng quốc tế. Nhằm đẩy mạnh hoạt động của mình, NHNT đã phát triển mạng lưới chi nhánh trong nước và nước ngoài, mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới.

Trong bối cảnh mới, NHNT đã không ngừng nỗ lực phát triển, nâng cao cả về mặt quy mô lẫn chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, giờ đây NHNT có quyền tự hào về những thành tựu đã đạt được trong suốt chặng đường hình thành và phát triển như: NHNT được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, là thành viên Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, thành viên tổ chức thanh toán viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu SWIFT, thành viên tổ chức thẻ Mastercard (từ tháng 4/1995) và Visacard (từ tháng

48

8/1993). Hiện nay, NHNT có mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên hầu hết các tỉnh thành phố của cả nước, duy trì quan hệ đại lý với hơn 1500 Ngân hàng tại trên 85 Quốc gia trên thế giới. Trong nhiều năm liền, NHNT được Ngân hàng Chase Manhatta của Hoa Kỳ bình chọn là “ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế tốt nhất Việt Nam”. Đặc biệt, năm 2004, NHNT đã được tạp chí “The Banker” - một tạp chí có tiếng của Anh quốc bình chọn năm thứ 5 liên tiếp là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.

Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng giải thưởng này. Cũng trong năm 2007, NHNT được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn.

Năm 2007 cũng đánh dấu một mốc quan trọng đối với NHNT đó là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được cổ phần hóa theo Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26/09/2007 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Giá trị doanh nghiệp và giá bán cổ phần theo Quyết định số 2009/QĐ-NHNN ngày 30/11/2007 của NHNN về công bố giá trị doanh nghiệp và bán đấu giá cổ phần Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Vào ngày 26/12/2007, Ngân hàng đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Sự kiện này là dấu ấn quan trọng trong tiến trình phát triển của Ngân hàng Ngoại thương, đồng nghĩa với việc Ngân hàng Ngoại thương đang chuyển mình hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh, sẵn sàng cho việc hội nhập với hệ thống tài chính khu vực và thế giới.

Năm Tổng nguồn vốn Vốn huy động Doanh số Tốc độ tăng (%) Doanh số Tốc độ tăng (%) 2004 120.00 6 110.14 2 49

Một phần của tài liệu 0554 giải pháp ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58 - 61)

w