Hoán đổi là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền,
một giao dịch mà cả hai bên đồng ý thanh toán cho bên còn lại một chuỗi các dòng tiền trong một khoảng thời gian xác định.
Có 4 loại hoán đổi là hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi chứng khoán và hoán đổi hàng hoá. Và cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu những rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ. Hoán đổi được xem như là kết hợp giữa các hợp đồng kỳ hạn. Nó là cải tiến tài chính mới nhất nhưng về thực chất không phức tạp hơn một danh mục các hợp đồng kỳ hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong hoán đổi cũng có phần thấp hơn so với rủi ro tín dụng của hợp đồng kỳ hạn có cùng kỳ hạn.
1.3.2.1. Khái niệm và đặc điểm về hoán đối ngoại hối
÷ Khái niệm về hoán đổi ngoại hối
“Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau”
÷ Đặc điểm về hợp đồng hoán đổi
- Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được ký kết đồng thời tại ngày hôm nay. Giống như trên thị trường giao ngay và giao kỳ hạn, nếu không có thỏa thuận khác, thì khi nói mua một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá, và bán một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá bán ra đồng tiền yết giá
- Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền này (đồng tiền yết giá) là bằng nhau trong cả hai vế (vế mua và vế bán) của hợp đồng hoán đổi.
- Ngày giá trị của hợp đồng mua vào và ngày giá trị của hợp đồng bán
27
Như vậy, từ khái niệm về giao dịch hoán đổi, ta có thể nhận thấy giao dịch hoán đổi gồm hai loại:
Thứ nhất, bao gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn (Spot - Forward Swap). Ví dụ, hợp đồng hoán đổi giao ngay - kỳ hạn giữa VND và USD, như sau:
Mua (bán) USD giao ngay
Bán (mua) USD kỳ hạn
t
0 t
I
Thứ hai, bao gồm hai giao dịch đều là giao dịch kỳ hạn được ký kết đồng thời tại ngày hôm nay, nhưng có ngày giá trị khác nhau (Forward - Forward Swap). Ví dụ: Ký kết hợp đồng I_ Mua (bán) USD kỳ hạn ____I___ Bán (mua) USD kỳ hạn t 0 Hôm t I Hợp đồng F1 t 2 Hợp đồng F2 nay
Trong thực tế, giao dịch hoán đổi dạng “kỳ hạn - kỳ hạn” ít được sử dụng giao dịch hoán đổi dạng “giao ngay - kỳ hạn”. Vì vậy, khi nói đến giao dịch hoán đổi là đề cập đến giao dịch hoán đổi “giao ngay - kỳ hạn”.
28
1.3.2.2. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi
÷ Sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ có lãi suất cố định/cố định Giả sử:
- Ngân hàng Citibank có: tài sản Có bằng USD với mức lãi suất cố định, tài sản Nợ gồm trái phiếu bằng GBP, có trị giá là 50 triệu GBP, kỳ hạn 3 năm, lãi suất coupon cố định là 10%/năm. Ngân hàng sẽ phải gặp rủi ro tỷ giá khi giá trị của USD giảm giá so với GBP trong 3 năm tới.
- Ngân hàng Chartered có: tài sản Có bằng GBP với mức lãi suất cố định, tài sản Nợ bao gồm trái phiếu bằng USD, có trị giá 100 triệu USD, kỳ hạn 3 năm, lãi suất coupon cố định là 10%/năm, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tỷ giá khi giá trị của USD tăng lên so với GBP trong 3 năm tới.
Hai ngân hàng tiến hành phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách giao dịch hoán đổi tiền tệ như sau:
- Ngân hàng Chartered sẽ thanh toán toàn bộ số tiền gốc và lãi coupon hàng năm bằng GBP đối với trái phiếu bằng GBP do Citibank phát hành.
- Đồng thời, Citibank sẽ thanh toán toàn bộ số tiền gốc và lãi Coupon hàng năm bằng USD đối với các trái phiếu bằng USD do Chartered phát hành.
Với cách giao dịch như vậy, Chartered sẽ chuyển được phần tài sản nợ bằng USD có lãi suất cố định thành tài sản Nợ bằng GBP cũng có lãi suất cố định và như vậy sẽ phù hợp với tính chất các luồng tiền có lãi suất cố định thu được bằng GBP từ tài sản Có. Và tương tự đối với Citibank. Trong khi giao dịch hoán đổi các luồng tiền, hai bên thỏa thuận ngay từ khi ký kết hợp đồng một tỷ giá trao đổi cố định trong suốt thời gian của hợp đồng. Tỷ giá này là mức tỷ giá trung bình dự tính, nó phản ánh sự biến động của tỷ giá trong thời gian hiệu lực của hợp đồng.
29
÷ Sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ có lãi suất cố định/thả nổi
Giả sử ngân hàng Citibank nắm giữ tài sản Có của mình bằng USD và chủ yếu ở dạng ngắn hạn với lãi suất thả nổi. Để tài trợ cho tài sản Có, ngân hàng đã huy động 50 triệu GBP trái phiếu kỳ hạn 3 năm với mức lãi suất coupon là 10%/năm. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro tỷ giá khi USD giảm giá so với GBP. Do đó, ngân hàng muốn chuyển hóa tài sản Nợ bằng các trái phiếu huy động GBP có lãi suất cố định sang tài sản Nợ bằng USD có lãi suất thả nổi.
Trong khi đó, ngân hàng Chartered nắm giữ tài sản Có của mình bằng GBP và chủ yếu ở dạng dài hạn với lãi suất cố định. Để tài trợ cho tài sản Có, ngân hàng đã huy động 100 triệu USD bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn với lãi suất thả nổi. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro tỷ giá khi USD lên giá với GBP. Để phòng ngừa rủi ro, ngân hàng muốn chuyển hóa tài sản Nợ bằng các chứng chỉ tiền gửi huy động bằng USD có lãi suất thả nổi sang tài sản Nợ bằng GBP có lãi suất cố định.
Do vậy, để đạt được mục đích đó thì hai ngân hàng này sẽ tham gia giao dịch hoán đổi tiền tệ có lãi suất cố định/ thả nổi. Hằng năm. Hai ngân hàng thanh toán cho nhau theo một tỷ giá đã được thỏa thuận. Chartered chuyển các khoản thanh toán cố định bằng GBP cho Citibank huy động. Còn Citibank chuyển các khoản thanh toán thả nổi bằng USD cho Chartered để thanh toán tiền gốc và lãi các chứng chỉ tiền gửi bằng USD huy động.