Hiện nay, các văn bản được áp dụng trong nghiệp vụ phái sinh tiền tệ bao gồm có:
- Nghị định 63/1998/NĐ - CP, ngày 17/08/1998 và Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 về quản lý ngoại hối.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng/giảm
Doanh số mua vào 15.277 13.213 -13,5%
Doanh số bán ra 15.880 13.490 -15,1%
Tổng doanh số mua bán 31.157 26.703 -14,3%
58
- Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006 của Thống đốc NHNN và Côngvăn số 7404/NHNN-KTTC ngày 29/08/2006 của NHNN về chế độ kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các TCTD.
- Quyết định số 61/2001/QĐ - TTG, ngày 25/04/2001 về nghĩa vụ người bán và quyền mua ngoại tệ đối với người cư trú là tổ chức.
- Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết về thi hành Pháp lệnh ngoại hối.
- Quyết định 430/1997/QĐ-NHNN13 ngày 25/12/1997 của Thống đốc NHNN về thực hiện giao dịch Swap giữa NHNN với các NHTM.
- Công văn 292/CV-NHNT.VP về phân cấp uỷ quyền của TGĐ đối với các chi nhánh.
- Quyết định 137/QĐ-NHTMCPNT.KDNT về qui trình giao dịch kinh doanh ngoại tệ/vốn.
- Quyết định 1073/QĐ.NHNT-KDNT về điều hoà ngoại tệ. - Quyết định 136/QĐ-NHNT.V về qui trình quản lý vốn nội bộ.
- Quyết định số 504/QĐ-NHNN ngày 07/03/2008 về các nguyên tắc xác định tỷ giá mua, bán giao ngay VNDD với các ngoại tệ
- Công văn số 1757/CV/QLNH5 ngày 16/11/1998 về các nguyên tắc làm tròn tỷ giá.
- Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về giao dịch hối đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối.
- Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ.
59
2.2.2. Nghiệp vụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn
Trong những năm qua, đứng trước tình hình tỷ giá và thị trường có nhiều biến động lớn, tình trạng căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài trong cả năm 2009 và lãi suất mục tiêu FED tiếp tục được giữ ở mức thấp 0,25%, mảng kinh doanh ngoại tệ trong toàn hệ thống đã bám sát thị trường, liên tục đưa ra các chính sách chỉ đạo hệ thống thích ứng với các thay đổi của thị trường, áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ của hệ thống để hạn chế rủi ro.
Bảng 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay năm 2008-2009
Chỉ tiêu 04/2010Tháng 05/2010Tháng Tăng giảm T.05 so với T.04 Số tích lũy 05 tháng đầu năm 2010
Doanh số mua vào 1.055 1.156 +9,6% 4.858 Doanh số bán ra 1.011 1.043 +3,2% 5.108 Tổng doanh số mua bán 2.066 2.199 +6,4% 9.966
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Ngoại thương VN năm 2008- 2009)
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay của Vietcombank trong năm 2009 đạt 26.703 triệu USD, giảm 14,3% so với năm 2008. Trong đó doanh số mua vào đạt 13.213 triệu USD, giảm 13,5%; doanh số bán ra đạt 13.490 triệu USD, giảm 15,2% so với năm 2008. Lượng ngoại tệ bán phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu xăng dầu trong năm 2009 đạt 1.669 triệu USD, giảm mạnh 47,55 triệu USD so với năm trước.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong 5 tháng đầu năm 2010 cũng có những tăng trưởng đáng kể. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay của VCB trong tháng 05/2010 đạt 2.199 triệu USD, tăng 6,4% so với tháng 04/2010. Trong đó, doanh số mua vào là 1.156 triệu USD, tăng 9,6%; doanh
60
số bán ra đạt 1.043 triệu USD, tăng 3,2 % so với tháng 04/2010. Lượng ngoại tệ bán phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu xăng dầu trong tháng 05/2010 đạt 42,5 triệu USD, giảm 21,5% so với tháng trước.
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ tích lũy 05 tháng đầu năm 2010 đạt 9.966 triệu USD, trong đó doanh số mua đạt 4.858 triệu USD, doanh số bán đạt 5.108 triệu USD.
Bảng 2.4: Doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay 05 tháng đầu năm 2010
Chỉ tiêu Mua kỳ hạn ngoại tệ/VND Bán kỳ hạn ngoại tệ/VND 2008 2009 Tăng/giảm 2008 2009 Tăng/giảm Giao dịch với chi nhánh 6.315 5.76 4 -8,7% 6.31 5 5.764 -8,7% Giao dịch với khách hàng 4.590 03.67 -20,1% 21.35 914 -32,4% Tổng 10.905 9.43 4 -13,5% 7.66 7 6.678 -12,9%
(Nguồn: Báo cáo kết quả Kinh doanh VCB 05 tháng đầu năm 2010)
Cùng với giao dịch phổ biến là giao dịch giao ngay, từ năm 1998 các ngân hàng đã tiến hành mở rộng các giao dịch kỳ hạn, làm tăng tính đa dạng của các hoạt động trên thị trường. Năm 2009 là năm rất khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ do tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tình trạng căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài cùng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến cho doanh số mua bán kỳ hạn ngoại tệ của VCB có sự sụt giảm so với năm 2008.
61
Bảng 2.5. Doanh số mua bán kỳ hạn ngoại tệ/VND năm 2008-2009
Chỉ tiêu Mua kỳ hạn ngoại tệ/USD Bán kỳ hạn ngoại tệ/USD 2008 2009 Tăng/giảm 2008 2009 Tăng/giảm Giao dịch với chi nhánh 369 273 -26,0% 369 273 -26,0% Giao dịch với khách hàng 201 129 -35,8% 397 311 -21,7% Tổng 570 402 -29,5% 766 584 -23,8%
(Nguồn: Báo cáo kêt quả Kinh doanh VCB năm 2008-2009)
Tổng doanh số mua kỳ hạn ngoại tệ/VND trong năm 2009 là 9.434 tỷ VND giảm 13,5% so với năm 2008 trong đó giao dịch với chi nhánh giảm 8,7% và giao dịch với khách hàng giảm 20,1% so với năm 2008. Tổng số hợp đồng trong năm 2009 đạt 1.562 hợp đồng, giảm tương đối so với con số đạt trong năm 2008 là 1.852 hợp đồng.
Doanh số bán kỳ hạn ngoại tệ/VND cũng biến động theo chiều hướng sụt giảm nhẹ, đạt 6.678 tỷ VND, giảm 12,9% so với năm 2008, doanh số giao dịch với chi nhánh giảm 8,7% và doanh số giao dịch với khách hàng giảm 32,4% so với năm 2008. Tổng số hợp đồng đạt 1.564 hợp đồng, giảm 25 hợp đồng so với năm 2008.
Các giao dịch mua bán kỳ hạn/USD cũng có sự giảm sút đáng kể so với thời điểm năm 2008. Doanh số mua ngoại tệ kỳ hạn/USD đạt 402 triệu USD, giảm 29,5% so với năm 2008 với tổng số hợp đồng là 1.730 hợp đồng, thấp hơn so với năm 2008 là 23 hợp đồng. Trong đó, doanh số giao dịch với khách hàng giảm 35,8% và doanh số giao dịch với chi nhánh giảm 26%.
62
Bảng 2.6. Doanh số mua bán kỳ hạn ngoại tệ/USD năm 2008-2009
(Nguồn: Báo cáo kêt quả Kinh doanh VCB năm 2008-2009)
Tổng doanh số bán kỳ hạn ngoại tệ/USD đạt 584 triệu USD, giảm so với năm 2008 là 23,8%, với tổng số hợp đồng đạt 1.741 hợp đồng, thấp hơn so với năm 2008 là 46 hợp đồng. Trong đó, doanh số giao dịch với với chi nhánh giảm 26% và doanh số giao dịch với khách hàng giảm 21,7%.
Tuy có sự sụt giảm so với năm 2008, nhưng VCB vẫn luôn nỗ lực bám sát thị trường, đồng thời áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ để hạn chế rủi ro. Những nỗ lực này đã đem lại kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2009, đã đóng góp một nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập của VCB. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Vietcombank vẫn có sự tăng trưởng qua các năm, góp phần vào sự tăng trưởng lợi nhuận chung của Vietcombank.
Chỉ tiêu 2008 2009 Tốc độ tăng/giảm
Giao dịch với khách hàng 1.983 270 -86,4% Giao dịch với chi nhánh 2.309 3.290 +42,5%
Tổng 4.292 3.560 -17,1%
63
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Ngoại thương VN năm 2005-2009)
Biểu đồ 2.5. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2005-2009 2.2.2.2. Hợp đồng hoán đổi
Để điều tiết vốn khả dụng của các NHTM, ngoài công cụ tái cấp vốn, phát hành tín phiếu NHNN, đấu thầu tín phiếu kho bạc, nghiệp vụ thị trường mở, NHNN còn sử dụng nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ. Việc ban hành quy chế về giao dịch hoán đổi là một bước đi khá đúng đắn của NHNN xuất phát từ nhu cầu giao dịch hoán đổi của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ kịp thời cho khách hàng trên thị trường, cũng như cân đối và điều hòa vốn ngoại tệ cho chính bản thân ngân hàng.
VCB được phép thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ kể từ khi có Quyết định 430/1997/QĐ-NHNN13 ngày 25/12/1997 của Thống đốc NHNN về thực hiện giao dịch Swap giữa NHNN với các NHTM. Tuy vậy, trong thời gian qua, giao dịch hoán đổi giữa VCB với NHNN và các TCTD, các doanh nghiệp còn rất hạn chế, lượng giao dịch còn khá khiêm tốn. Tỷ trọng của giao
64
dịch này so với tổng doanh số kinh doanh ngoại tệ không đáng kể, chiếm khoảng 1%-2% doanh số kinh doanh.
Bảng 2.7. Doanh số hoán đổi ngoại tệ năm 2008-2009
(Nguồn: Báo cáo kêt quả Kinh doanh VCB năm 2009)
Tổng số doanh số giao dịch hoán đổi tiền tệ năm 2009 đạt 3.560 tỷ VND, giảm 17,1% so với năm 2008, trong đó doanh số giao dịch với khách hàng đạt 270 tỷ VND, giảm 86,4% so với năm 2008, doanh số giao dịch với các chi nhánh đạt 3.290 tỷ VND, tăng 42,5% so với năm 2008; tổng số hợp đồng giao dịch chỉ đạt 10 hợp đồng trong năm 2009. Như vậy, trong năm 2009, VCB đã có sự dịch chuyển mạnh từ giao dịch với khách hàng và các TCTD bên ngoài sang giao dịch với các chi nhánh trong cùng hệ thống là chủ yếu. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do trong năm 2009, tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có sự biến động lớn, tình trạng căng thẳng về cung kéo dài nên để đảm bảo cân đối vốn ngoại tệ trong kinh doanh buộc VCB phải chuyển sang điều hòa vốn trong cùng hệ thống thay vì mở rộng hoạt động hoán đổi ngoại tệ với khách hàng và các TCTD bên ngoài. Chính vì vậy, doanh số giao dịch trong năm 2009 có sự sụt giảm đáng kể cũng không nằm ngoài nguyên nhân này.
Mặt khác, khi có sự thiếu hụt về ngoại tệ trong kinh doanh thì giải pháp VCB là huy động vốn trên thị trường nhằm cân đối lượng vốn khả dụng thay
65
vì lựa chọn nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, do đó ít có nhu cầu về giao dịch hoán đổi, dẫn đến doanh số giao dịch thấp.
Thêm vào đó, đối với các doanh nghiệp XNK, chủ yếu là doanh nghiệp nhập khẩu, nếu ký hợp đồng Swap với ngân hàng thì họ sẽ mua ngoại tệ giao ngay, sau khi bán được hàng thu VND sẽ mua USD trên thị trường để bán lại cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong tình trạng khan hiếm ngoại tệ như hiện nay thì việc ký hợp đồng Swap và sự quy đổi lòng vòng mang lại khả năng rủi ro lớn cho khách hàng khi có chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền, gây thiệt hại khó có thể bù đắp nổi, nhất là khi thị trường ngoại tệ và lãi suất biến động bất thường như hiện nay. Mặt khác, giao dịch Swap khá phức tạp, không phải doanh nghiệp nào cũng am hiểu nghiệp vụ Swap và có nhu cầu toàn hoàn trạng thái ngoại tệ hay kinh doanh kiếm lời. Chính vì vậy mà thực tế tại VCB hợp đồng hoán đổi giữa ngân hàng và khách hàng là rất ít và hầu như không phát sinh.
Hoạt động kinh doanh của VCB trên thị trường quốc tế cũng được thực hiện thông qua ba loại giao dịch là giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi. Trong đó hầu hết là giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn và hoán đổi chiếm không đáng kể về cả số lần giao dịch và doanh số giao dịch. Bản chất của các giao dịch này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng trong nước, ngân hàng chỉ là trung gian hưởng chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán; cân bằng trạng thái ngoại tệ và đảm bảo trạng thái ngoại tệ theo quy định của NHNN. Ngân hàng cũng thực hiện các giao dịch với mục đích kinh doanh chênh lệch tỷ giá và đầu cơ nhưng chủ yếu thông qua giao dịch giao ngay, các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi rất ít khi được lựa chọn.
66
2.3. Đánh giá việc ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ tại Ngân hàngThương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
2.3.1. Kết quả đạt được
Là ngân hàng đi đầu và có uy tín cao, hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung và các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối nói riêng của VCB đã đạt được những thành tựu đáng kể:
Thứ nhất, trong những năm qua, VCB không những duy trì mà còn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn xứng đáng với vai trò là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, ngân hàng đã ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ trên cơ sở khai thác tối đa tiềm lực để đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế, góp phần xây dựng và phát triển quan hệ khách hàng bền vững, đặc biệt là với các doanh nghiệp XNK thông qua việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động XNK tăng trưởng, ổn định tỷ giá, tạo sự ổn định trong nền kinh tế. VCB đã áp dụng các biện pháp linh hoạt để khai thác được nguồn ngoại tệ, chủ động đề xuất và triển khai tốt phương án điều hòa mua bán nguồn ngoại tệ trong toàn hệ thống, trên cơ sở đó phối hợp cùng NHNN đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu ngay cả trong thời điểm khan hiếm ngoại tệ, tỷ giá biến động. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn giúp VCB có đủ nguồn vốn ngoại tệ để đầu tư cho các dự án kinh tế trọng điểm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -xã hội.
Thứ hai, VCB có lực lượng khách hàng chủ yếu là khách hàng lớn, khách hàng truyền thống. Đó là các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn thuộc ngành dầu khí, bưu chính viễn thông, hàng không, các công ty XNK và các ngân hàng lớn có uy tín ở nước ngoài... Với đội ngũ khách hàng như vậy,
67
VCB đã và đang khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường quốc tế.
Thứ ba, trên cơ sở các quy định pháp lý, các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối (nghiệp vụ kinh doanh kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn) đã đi vào thực tế trong hoạt động của ngân hàng, góp phần giảm tình trạng căng thẳng ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Trước tình hình cung cầu ngoại tệ mất cân đối, ngoại tệ khan hiếm, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ, thì việc triển khai các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi đã giúp giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ, đảm bảo ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu.
Thứ tư, do nhu cầu về ngoại tệ tăng cao, đồng thời chịu sức ép từ môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đã khiến cho VCB luôn tìm tòi và đưa ra thêm nhiều sản phẩm mới để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Sự ra đời của các sản phẩm mới trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối trở nên có ý nghĩa đối với các nhà kinh doanh XNK và cho chính bản thân ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp có nguồn thu hoặc nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, các giao dịch này tạo thêm công cụ để các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, chắc chắn có được ngoại tệ trong tương lai. Còn các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ, trong đó có bản thân ngân hàng, thực hiện giao dịch với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, bảo hiểm rủi ro về tỷ giá