- Tăng cường công tác huy động vốn, đảm bảo thanh khoản, cân đối giữa các nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo quy định.
- Tiếp tục xem xét phương án tăng vốn điều lệ, cơ cấu lại danh mục đầu tư tài chính nhằm đảm bảo hệ số an toàn.
98
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý và thu hồi nợ xấu, nợ đã được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tiếp tục hoàn thiện hệ thống phát hiện rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng để cảnh báo và đưa ra biện pháp chấn chỉnh, phòng ngừa kịp thời.
- Ngoài ra, ban lãnh đạo ngân hàng cần đề ra một chiến lược kinh doanh ngoại tệ cụ thể để thực sự đạt được hiệu quả kinh doanh cao, xây dựng các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ một cách cụ thể nhằm có những đánh giá xác thực về hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ. Từng bước áp dụng các công cụ phái sinh nhằm đa dạng hóa trong kinh doanh cũng như tăng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
•
Từ thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối và định hướng hoạt động kinh doanh của VCB, luận văn đã đề xuất một số giải pháp đóng góp nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung và nghiệp vụ phái sinh tiền tệ nói riêng sẽ ngày một hiệu quả, ngày một đa dạng và phong phú, giúp ngân hàng nâng cao được uy tín cũng như vị thế trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Đồng thời, luận văn cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ, các bộ ngành liên quan, với NHNN và với VCB để hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như nghiệp vụ phái sinh tiền tệ ngày càng hoàn thiện và đa dạng hơn, tạo điều kiện cho các NHTM cũng như cho VCB có thể ứng dụng và phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.
99
KẾT LUẬN•
Trong giai đoạn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) đã đặt ra nhu cầu phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các NHTM khi tham gia vào thị trường tiền tệ và các công cụ phái sinh tiền tệ là công cụ hữu hiệu nhất trong phòng ngừa rủi ro hiện nay của các NHTM.
So với các NHTM, Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã và đang được coi là Ngân hàng nổi trội trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vẫn chưa phát huy được tối đa tiềm năng hiện có của mình trong việc phát triển các dịch vụ và các nghiệp vụ mới, đặc biệt là việc ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ - một công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho Ngân hàng cũng như cho các doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu. Do đó, sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và phân tích những kết quả đạt được cùng với những tồn tại trong việc ứng dụng và phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ của ngân hàng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm ứng dụng và phát triển công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Để có thể thực hiện những giải pháp có hiệu quả đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ từ phía Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, NHNN, và các doanh nghiệp để Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có thể phát huy được thế mạnh của mình, phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước cũng như xu thế Quốc tế hoá hiện nay.
100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Phần Tiếng Việt
1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,
Nhà xuất bản Thống kê - năm 2008
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến: Quản trị rủi ro - năm 2008
3. TS. Nguyễn Kim Anh: “Đề tài NCKH cấp ngành: Ứng dụng và hoàn
thiện
các công cụ tài chính phái sinh trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam”, tháng 07/2007.
4. TS. Nguyễn Văn Thắng: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại
hối tại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, tr 30-34, số 1 năm 2004
5. ThS. Phạm Thị Hoàng Anh: Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong
phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng 27/06/2008.
6. Báo cáo thường niên của VCB qua các năm 2004-2009.
7. Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
II. PHẦN TIẾNG ANH
1. Hull.J. “Option, futures and other derivatives”
2. Federic S.Mishkin: The economics of Money, Banking, and Financial
Market, Fifth Edition, 1997.
III. CÁC TRANG WEB THAM KHẢO
1. www.vietcombank.com.vn
2. www.bis.org
3. www.economy.vn