Trật tự tại nơi làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỷ luật lao động tại công ty cổ phần nhân bình (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu luận văn

1.4.2. Trật tự tại nơi làm việc

Trật tự tại nơi làm việc: Quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng

lao động (trừ trường hợp thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và sức khỏe của mình). Điều này có một ý nghĩa thiết thực trong một môi trường lao động trật tự, kỷ cương, nề nếp [1, Điều 27].

Tuy nhiên, tùy thuộc vào những đặc thù khác nhau của từng ngành nghề, từng công việc mà các quy định về giữ trật tự tại nơi làm việc có những điểm khác nhau. Căn cứ vào từng đặc điểm và tính chất công việc mà người sử dụng lao động ban hành các quy định về trật tự tại nơi làm việc cho phù hợp.

Một vài ví dụ về đặc thù nghề nghiệp ảnh hưởng đến quy định trật tự nơi làm việc của các Doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới:

1.4.2.1. Nhóm ngành nghề kinh doanh – dịch vụ

Do đặc thù của nhóm ngành nghề kinh doanh – dịch vụ là thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, phụ thuộc nhiều vào thời gian làm việc của đối tác và khách hàng, làm việc bên ngoài hơn là ngồi bàn giấy tại văn phòng. Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ ra các quy định về thời gian làm việc linh hoạt hơn, không phải gò ép trong giờ hành chính từ 08h00 đến 17h30 mà những người sử dụng lao động có thể đưa ra các lịch làm việc không cố định, do quản lý trực tiếp bộ phận đề ra theo kế hoạch dự án hoặc khối lượng công việc mà người lao động đang phụ trách.

Đối với nhóm ngành nghề kinh doanh – dịch vụ, phổ biến tại các doanh nghiệm là không thực hiện hình thức chấm công đối với người lao động.

1.4.2.2. Nhóm ngành nghề kỹ thuật

Đặc thù của nhóm ngành kỹ thuật là cần độ chính xác, tập trung cao, tỷ mỷ và tuân thủ quy tắc đề ra. Do đó, người sử dụng lao động luôn đưa ra các quy định về trật tự nơi làm việc rất khắt khe. Người lao động luôn phải mặc đồng phục, đồ bảo hộ khi ra vào khu vực làm việc. Đặc biệt đối với người lao động phải làm việc trong môi trường độc hại như lắp ráp điện tử hay phòng chụp X-Quang tại các bệnh viện, đây là nhóm công việc có phòng làm việc được các doanh nghiệp đặt tại vị trí cố định, có khảo sát và kiểm tra về độ an toàn đối với môi trường xung quanh cũng như cuộc sống của con người. Vì vậy, người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm bắt buộc phải mang đồ bảo hộ đúng quy định, có sự kiểm soát của các cơ quan chính quyền nhà nước và đạt tiêu chuẩn của nhà nước Việt Nam hoặc quốc tế

tùy vào từng thiết bị bảo hộ. Đặc biệt ra vào nơi làm việc có thời gian được niêm yết, chỉ những người có phận sự mới được vào để làm việc.

Tuy nhiên, dù là nhóm ngành nghề có đặc thù đơn giản hay nhóm nghề có mức độ nguy hiểm trong quá trình thực hiện công việc thì vẫn phải tuân thủ theo một quy tắc đó là quy định của pháp luật, làm việc có kỷ cương và kế hoạch để đạt được mục tiêu tốt nhất cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Đồng thời phải có tính trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm khi thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỷ luật lao động tại công ty cổ phần nhân bình (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)