7. Kết cấu luận văn
1.5.2. Nhân tố từ phía người quản lý
Ngoài những nhân tố từ phía người lao động làm ảnh hưởng tới kỷ luật lao động trong doanh nghiệp, không thể không nhắc đến nhân tố từ phía người quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp người lao động. Đây là những người tạo nên những quy tắc, kỷ luật và văn hóa,… Của một doanh nghiệp và cũng góp phần to lớn vào sự tuân thủ kỷ luật của người lao động đối với doanh nghiệp. Cụ thể:
- Thiếu sót trong công tác thiết kế, ban hành các chính sách, quy định về kỷ luật lao động:
Ở các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt điển hình ở các doanh nghiệp gia đình, người quản lý thường bỏ qua hoặc thiếu xây dựng, thiết kế ra các quy định về kỷ luật lao động. Hầu hết ở các doanh nghiệp này là sự ngầm hiểu, truyền từ người này sang người khác hay không có một văn bản chính thống nào để quy định.
Do đó, người lao động đôi khi không ý thức được sai phạm của mình trong quá trình làm việc. Trong doanh nghiệp là mối quan hệ gia đình, bạn bè nên không thể trách các vấn đề cả nể và xuề xòa dẫn đến sự sai phạm ngày càng nghiêm trọng và không thể xử lý. Điều này phải nói đến trách nhiệm to lớn của người quản lý doanh nghiệp do thiếu trình độ quản lý, người quản lý chuyên môn thiếu trình độ tham mưu và tư vấn để dẫn đến những lỗ hổng trong quản lý doanh nghiệp.
- Do truyền tải thông tin của người sử dụng lao động đến người lao động không kịp thời và đẩy đủ:
Như đã trình bày ở trên, chủ yếu bởi thiếu xây dựng lên một quy trình, quy định trong vi phạm kỷ luật lao động dẫn đến việc không có đủ dữ liệu thông tin và kiến thức để có thể truyền thông kịp thời cũng như đầy đủ tới người lao động.
Vấn đề này gặp không ít tại các doanh nghiệp không chỉ hình thức gia đình hay doanh nghiệp nhỏ và ngay cả các doanh vừa và lớn. Bởi đôi khi người quản lý chủ quan bỏ qua phần đào tạo và truyền thông để người lao động nắm rõ hơn và có ý thức trong công tác hàng ngày. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn và tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
Ngoài những nguyên nhân đã trình bày ở trên, còn có nguyên nhân do thiếu sót trong công tác quản lý nhân sự của người sử dụng lao động. Nguyên nhân chủ yếu của sự thiếu sót đến từ việc cả nể do mối quan hệ người thân bạn bè trong doanh nghiệp. Dẫn tới hậu quả người quản lý thờ ơ, thiếu sót hoặc nghiêm trọng hơn là bỏ qua các vi phạm kỷ luật của người lao động.
Người quản lý là người sẽ giám sát, theo dõi và quản lý các hành vi cả về chuyên môn lẫn đạo đức của người lao động tại doanh nghiệp. Do đó, khi người quản lý tỏ ra thờ ơ và thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý của mình sẽ dấn hậu quả nghiêm trọng trong văn hóa công ty, tạo thói quen xấu hay tâm lý nản lòng, không phục từ những người lao động chân chính.
- Do mâu thuẫn từ yêu cầu phức tạp (trình độ kỹ thuật của công việc) và trình độ đào tạo, huấn luyện của người sử dụng lao động:
Trong nền kinh tế thị trường, thời đại 4.0 như hiện nay, các doanh nghiệp gia tăng nhập thiết bị hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế và công nghệ tiên tiến về phục vụ cho quá t nh sản xuất. Dây chuyền mới hiện đại, thay thế phần lớn sức lao động cơ bắp của con người bằng vận hành của máy móc, do đó, khi người lao động chưa được huấn luyện và đào tạo bài bản, hiểu biết về máy móc sẽ tạo ra những khó khăn nhất định trong quá trình sản xuất. Khi doanh nghiệp không thiết lập một chương trình đào tạo bài bản như: Đưa người lao động đi đào tạo trước khi nhập máy móc, thường xuyên có các khóa học nâng cao tay nghề… hậu quả là người lao động thiếu kiến thức về quá trình vận hành, mất an toàn trong công tác thực hiện công việc gây nguy hiểm tới bản thân và người xung quanh, bên cạnh đó là giảm năng xuất sản xuất hay sản phẩm không đạt yêu cầu…
Mất an toàn lao động chính là một trong những hậu quả của việc thiếu hiểu biết và chưa nâng cao trình độ trong quá trình sử dụng máy móc hiện đại cho công việc. Nhà nước hay các doanh nghiệp hiện nay đã chú trọng hơn đến vấn đề đào tạo và nâng cao tay nghề cho cả người quản lý cũng như người lao động. Do đó, nhà nước và các doanh nghiệp hiện nay thuê nhiều đoàn chuyên gia từ nước ngoài (người sản xuất máy móc, người thiết kế, nghiên cứu) về Việt Nam để giảng dạy cũng như thực hành ngay tại nhà máy trong thời gian từ 1 tuần tới vài tháng (tùy tính chất phức tạp của quy trình vận hành). Hoặc cử người lao động
sang nước ngoài học tập, như các cán bộ vận hành của đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã được cử đi học tại trung Quốc ngay từ khi khởi công đường sắt để khi đi vào hoạt động sẽ có bộ máy quản lý và người lao động lành nghề vận hành, quản lý thành thạo.