7. Kết cấu luận văn
3.2.1. Nhất quán trong quan điểm thực hiện kỷ luật lao động
- Với những vi phạm nhẹ:
Đã có những quy định chung được niêm yết trong quy chế gửi nhân viên, những quy định này sẽ được nhân viên nhân sự và quản lý cấp trung (trưởng phòng, giám đốc Ban QLDA) quyết định dùng hình thức kỷ luật nào và đề xuất lên lãnh đạo phê duyệt. Các hình thức kỷ luật đều có khung chung.
Tất nhiên, Ban lãnh đạo sẽ nhất quán trong quan điểm thực hiện kỷ luật chứ không vì lý do cá nhân như: Người thân, quan hệ tình cảm, mẫu thuẫn trong cuộc sống thường ngày... mà muốn giảm nhẹ hoặc tặng nặng hình thức xử phạt không theo khung đã được đề ra trước đó.
- Với những vi phạm nghiêm trọng:
Ban lãnh đạo sẽ họp để cùng thống nhất một phương thức xử lý trước khi công bố với người vi phạm và toàn thể nhân viên hệ thống.
Dù là mức kỷ luật nặng hay nhẹ, có trong khung kỷ luật hay những sự vụ chưa có trong tiền lệ, điều quan trọng nhất là toàn bộ Ban lãnh đạo cần phải nhất quán trong cách xử lý. Tránh trường hợp có văn bản ban hành quy định cụ thể nhưng ban
lãnh đạo lại xử lý theo hướng cảm tính, không khách quan, dẫn đến nhân viên không còn quan tâm tới kỷ luật.
Ngoài ra, khi ban lãnh đạo không thống nhất được quan điểm xử lý kỷ luật đối với người lao động vi phạm, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ và khó để nhanh chóng giải quyết vi phạm. Hậu quả là người lao động sẽ không ổn định công tác, tinh thần bị ảnh hưởng.
Là người nắm quyền cao nhất trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo còn cần quan tâm tới việc thực thi kỷ luật của ban lãnh đạo.Trên thực tế, mỗi người quản lý có phong cách lãnh đạo khác nhau: một người có thể nghiêm khắc tuyệt đối, và người khác thì khoan dung, mềm mỏng hơn. Điều đó dẫn tới tình huống 2 nhân viên khác phòng ban nhận 2 hình thức kỷ luật khác nhau, cho dù có chung lỗi vi phạm. Có một vài tin đồn tiêu cực lan truyền trong nhân viên bởi sự chênh lệch này. Đó là lý do vì sao tất cả nhà quản lý phải nhất quán trong việc thực thi kỷ luật doanh nghiệp