Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỷ luật lao động tại công ty cổ phần nhân bình (Trang 31 - 40)

7. Kết cấu luận văn

1.4.4. Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động

mạng của người lao động. Xuất phát từ tầm quan trọng này mà Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ bảo hộ lao động từ khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm. Nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa các quy định này cho phù hợp với đơn vị minh và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định này. Trong số 6 nhiệm vụ của thanh tra lao động thì nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành an toàn lao động, vệ sinh lao động được xếp hàng đầu.

Có thể nói trong số các chế định của pháp luật lao động, chế định về an toàn lao động, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc cao mà các chủ thể hầu như ít được thỏa thuận như các chế định khác.

Thực hiện toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, vệ sinh lao động:

Thực hiện toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, vệ sinh lao động là quá trình kêu gọi tất cả người sử dụng lao động thực hiện cả an toàn lao động và vệ sinh lao động cùng một lúc, càng sớm càng tốt, vì khi nào nơi làm việc có đảm bảo an toàn người lao động trên cả nước mới yên tâm lao động sáng tạo và đưa đất nước phát triển hơn.

Toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, vệ sinh lao động thể hiện trên các mặt sau:

- An toàn lao động và vệ sinh lao động là bộ phận không thể tách rời khỏi các

khâu lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- An toàn lao động và vệ sinh lao động là trách nhiệm của không chỉ người sử

dụng lao động mà còn của cả người lao động nhằm bảo đảm sức khỏe tính mạng của bản thân và môi trường lao động...

- Bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động... thì ở đó phải có

an toàn lao động, vệ sinh lao động.

1.4.4. Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động lao động

1.4.4.1. Bảo vệ tài sản

Tài sản của Công ty bao gồm: Văn phòng làm việc và các trang thiết bị nội thất, xe cộ, các máy móc và phương tiện làm việc, các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của Công ty và các tài sản khác có liên quan tại trụ sở Công ty.

Tài sản của Công ty là tài sản chung của mỗi một cá nhân trong Công ty từ Ban lãnh đạo đến CBNV, những người được giao trách nhiệm quản lý, bảo quản và sử dụng một cách hiệu quả nhằm phục vụ tốt nhất cho yêu cầu công tác hàng ngày của Công ty. Trách nhiệm bảo vệ tài sản của Công ty là trách nhiệm chung của toàn thể CBNV Công ty, từ cấp lãnh đạo cao nhất đến CBNV bình thường của Công ty. Trách nhiệm đó bao gồm: sử dụng tài sản một cách hợp lý và tiết kiệm; bảo quản tốt tài sản để sử dụng được lâu dài; bảo vệ an toàn tài sản tránh thất thoát, mất mát, hư hỏng hoặc sử dụng sai mục đích gây hại đến lợi ích chung của Công ty.

- Mọi CBNV Công ty phải có ý thức và có trách nhiệm bảo quản tốt tài sản của Công ty để sử dụng lâu dài, phục vụ tốt nhất cho yêu cầu công việc hàng ngày của Công ty, từ cơ sở vật chất dùng làm văn phòng, các trang thiết bị nội thất, xe cộ cho đến các máy móc, phương tiện làm việc đã được giao cho CBNV trong các Bộ phận công tác sử dụng để phục vụ cho công tác. Bất cứ CBNV nào làm hư hỏng, mất mát tài sản hoặc có hành vi trộm cắp, hủy hoại tài sản của Công ty, thì tùy mức độ vi phạm nặng hay nhẹ, vô tình hay cố ý sẽ được Công ty xem xét để có biện pháp xử lý thích đáng, kể cả việc buộc người vi phạm phải bồi thường cho Công ty; trường hợp nghiêm trọng có thể sẽ bị Công ty truy tố trước pháp luật. CBNV của Công ty phải có ý thức và có trách nhiệm thực hiện việc tiết kiệm khi sử dụng các phương tiện làm việc được Công ty giao, từ việc tiết kiệm văn phòng phẩm, tiết kiệm các chi phí về điện, nước, điện thoại, xăng xe và các chi phí phát sinh trong hoạt động hàng ngày của Công ty. Hệ thống đèn, máy lạnh, các máy móc sử dụng điện (chủ yếu là hệ thống máy vi tính) phải được tắt toàn bộ trong giờ nghĩ trưa và sau giờ làm việc (trường hợp CBNV cần sử dụng để giải quyết công việc cấp bách của cơ quan chỉ được mở thiết bị trong phạm vi cần thiết). Trong giờ làm việc, nếu phòng nào không có người ngồi làm việc thường xuyên và liên tục thì cũng phải tắt máy lạnh, tắt đèn và máy vi tính. Điện thoại của Công ty chỉ được sử dụng chủ yếu cho yêu cầu công tác. Người sử dụng điện thoại để giao dịch phải nói chuyện hết sức ngắn gọn, tiết kiệm thời gian để không làm trở ngại cho việc thông tin liên lạc chung trong nội bộ Công ty cũng như giữa Công ty với bên ngoài.Việc CBNV sử dụng điện thoại của Công ty để giải quyết việc riêng chỉ được cho phép trong những trường hợp thật sự cần thiết và cấp bách, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ nguyên tắc:

Ngắn gọn, tiết kiệm chi phí cho Công ty. CBNV Công ty chỉ được sử dụng văn phòng phẩm do Công ty cấp để phục vụ cho yêu cầu công tác và phải sử dụng hợp lý, biết tận dụng và tiết kiệm cho Công ty.

- Hồ sơ, tài liệu có liên quan đến chức trách của từng CBNV phải được lưu giữ có hệ thống, đảm bảo an toàn, tránh mất mát hoặc thất lạc. Trong giờ làm việc, chỉ những hồ sơ, tài liệu cần thiết cho công việc trong ngày mới được để trên bàn làm việc; các hồ sơ, tài liệu chưa hoặc không sử dụng đến phải được lưu trữ đúng nơi, đúng chỗ; cuối ngày làm việc, toàn bộ hồ sơ, tài liệu phải được cất giữ cẩn thận vào ngăn tủ, không được để trên bàn; những loại hồ sơ, chứng từ quan trọng phải được cất vào tủ có khóa. Ngoại trừ các thành viên Ban Giám đốc Công ty, không một CBNV nào của Công ty được phép mang các hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ sách của Công ty ra khỏi cơ quan nếu không vì lý do công vụ hoặc chưa được sự cho phép của thành viên Ban lãnh đạo Công ty trực tiếp chỉ đạo Bộ phận công tác có liên quan. Ngoại trừ Chủ sở hữu Công ty, người đại diện theo pháp luật hoặc người được theo phân công nhiệm vụ của Công ty, không một CBNV nào của Công ty được phép cung cấp bất cứ số liệu, tài liệu nào có liên quan đến các mặt hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chánh, kế toán cùng các số liệu, tài liệu tổng hợp chung toàn Công ty cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân ngoài Công ty khi chưa được sự đồng ý cho phép của người có đủ thẩm quyền. Trường hợp lãnh đạo cao nhất đi công tác vắng và do yêu cầu thực sự cấp bách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Lãnh đạo Bộ phận công tác có liên quan được phép cung cấp cho các cơ quan này các hồ sơ, tài liệu cần thiết theo yêu cầu và phải làm biên bản giao hồ sơ, tài liệu có chữ ký nhận của người đại diện cơ quan nêu trên. Trong nội bộ Công ty, việc thông tin, luân chuyển các loại hồ sơ, số liệu, tài liệu thuộc bí mật kinh doanh của Công ty cũng chỉ được thực hiện trong nội bộ Ban lãnh đạo hoặc giữa một số thành viên Ban lãnh đạo có liên quan.

- Mọi CBNV Công ty đều có trách nhiệm tham gia bảo vệ an toàn tài sản của Công ty, ngăn ngừa và hạn chế tối đa các trường hợp mất mát hoặc cháy nổ gây thiệt hại đến tài sản chung của Công ty trong giờ làm việc, CBNV các Bộ phận công tác có trách nhiệm quản lý và bảo vệ an toàn các máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc mà Công ty đã giao cho từng bộ phận công tác và/hoặc từng CBNV sử dụng để

phục vụ cho công việc hàng ngày. Từng CBNV cũng phải tự chịu trách nhiệm quản lý và cất giữ các vật dụng, đồ đạc cá nhân mang theo. Máy phopocopy của Công ty chỉ được sử dụng để phục vụ yêu cầu công tác, không được sử dụng vào các mục đích riêng tư. Trưởng Phòng chuyên môn có trách nhiệm phân công người trực tiếp quản lý và sử dụng máy. Mọi việc sao chụp tài liệu phải do người này thực hiện, các CBNV khác không được tự ý sử dụng máy. CBNV Công ty chỉ được phép sử dụng máy vi tính của Công ty để phục vụ cho yêu cầu công tác hàng ngày, không được sử dụng máy để làm việc riêng, không dược truy cập các số liệu, tài liệu có trên máy không thuộc phạm vi chức trách của mình. Khi sử dụng máy, CBNV của Công ty phải tuân thủ đúng quy trình vận hành máy do Bộ phận chuyên môn đã hướng dẫn. Cuối mỗi buổi làm việc, CBNV sử dụng máy phải tắt máy và rút dây điện khỏi ổ cắm điện. Mọi CBNV Công ty phải tuân thủ nghiêm các quy định về phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc, tích cực tham gia các buổi huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy để có thể tham gia xử lý mọi tình huống xấu có thể xảy ra tại cơ quan. Tuyệt đối nghiêm cấm CBNV mang những vật dễ cháy, dễ nổ vào phòng làm việc; không được hút thuốc trong phòng họp, phòng làm việc, tầng hầm để xe và tại các nơi có đặt bảng “cấm hút thuốc.

1.4.4.2. Bí mật công nghệ

Bí mật công nghệ là phương pháp, cách thức, quy trình chế tạo một sản phẩm được nhiều hơn, tốt hơn hoặc rẻ hơn do tiết kiệm nhân công, vật liệu thay thế mà nhà sản xuất muốn giữ bí mật với đối thủ cạnh tranh, khi chưa xin văn bằng bảo hộ.

Công nghệ được coi như vũ khí khoa học của một doanh nghiệp. Nhờ có công nghệ, một doanh nghiệp có thể tối giản sức lao động đồng thời gia tăng, nâng cao giá trị sản xuất. Ngoài ra, có thể cắt giảm chi phí đầu vào và gia tăng lợi nhuận hình thành trong giai đoạn thành phẩm hoặc gia tăng tài sản hình thành trong tương lai của một doanh nghiệp dù là nhỏ hay lớn.

Do đó, các doanh nghiệp (Đặc biệt là các doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất, kỹ thuật) phải cạnh tranh nhau trong phương diện cải tiến công nghệ trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Thực tiễn cho thấy, nhiều tổn thất rất nặng nề về doanh thu bị sụt giảm hoặc nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn đẩy doanh nghiệp đến “bờ vực” phá sản mà

người sử dụng lao động phải gánh chịu do người lao động đã tiết lộ những bí mật công nghệ cho doanh nghiệp cạnh tranh khác, hoặc cho chính bản thân họ sử dụng những “bí quyết” đó để trở thành đối thủ cạnh tranh với chính người sử dụng lao động trước đây.

Người lao động chính là những đối tượng trực tiếp sử dụng các công nghệ áp dụng vào quá trình sản xuất của mình, do đó, mỗi doanh nghiệp luôn cần phải có những đào tạo và giáo dục tới người lao động những quy định, quy chế về bảo vệ những bí mật công nghệ. Theo đó, khi tuyển nhân viên mới: Trong hợp đồng lao động cần có những quy định cụ thể về chế độ bảo mật, và những chỉ dẫn đầy đủ về các dự định bảo vệ. Làm cho mọi người biết rằng việc bộc lộ thông tin bí mật có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động và bị truy cứu trách nhiệm. Bên cạnh các điều khoản được nêu ra tại Hợp đồng lao động, người sử dụng lao động ban hành văn bản riêng để ràng buộc trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp về bí mật công nghệ: “Cam kết bảo mật thông tin”.

Đối với nhân viên cũ: Luôn đối xử công bằng, đối đãi thoả đáng đối với các hoạt động sáng tạo và bảo mật thông tin cho doanh nghiệp. Có những biện pháp nhắc nhở nhân viên về ý thức bảo mật, tránh việc bộc lộ sơ suất (vô ý). Ý thức bảo vệ bí mật công nghệ cũng như các tài sản trí tuệ khác phải được phát triển cao thành văn hoá của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp cũng phải có những nghĩa vụ đối với nhân viên cũ, đào tạo mỗi nhân viên trở thành một nhân viên bảo vệ tiềm năng. Luôn có cơ chế giám sát chặt chẽ sự tuân thủ và truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi xâm phạm.

1.4.4.3. Sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ hay còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Đó là những phần mềm máy tính, phát minh công nghệ, sáng chế sản phẩm mới, giải pháp hữu ích trong công việc, kiểu dáng sản phẩm hay thậm chí là một tác phẩm âm nhạc,…

Ở các nước phát triển, sở hữu trí tuệ được đánh giá là một loại tài sản quan trọng, có giá trị nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Nhiều công ty, doanh nghiệp trên thế giới đã rất thành công và trở nên nổi tiếng nhờ khai thác hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ phải kể đến như: Coca Cola, Microsoft, IBM…với giá trị thương hiệu - tài

sản sở hữu trí tuệ lên tới hàng chục tỷ Đô la Mỹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng

cần có công tác tự bảo vệ mình cũng rất quan trọng, tự bảo vệ bằng cách kiểm

soát, liệu có đối thủ cạnh tranh đăng ký quyền tương tự ngay từ đầu để phản đối, khiếu nại, phối hợp với cơ quan thực thi để bảo vệ cho mình.

Mỗi doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều quyền sở hữu trí tuệ. Ngày này, quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm mạnh mẽ và chú trọng hơn, do sự thay đổi trong cơ cấu các yếu tố tạo nên giá trị hàng hoá. Ở thời kỳ sản xuất nông nghiệp, phần lớn giá trị của nông sản là do lao động cơ bắp của người nông dân bỏ ra. Đến thời đại công nghiệp, máy móc đã dần dần thay thế lao động cơ bắp trong trong quá trình sản xuất hàng hoá. Ngày nay, khi mà nhiều nước đã chuyển sang nền kinh tế tri thức thì hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm và dịch vụ ngày càng lớn lên, trở thành một yếu tố quyết định tính cạnh tranh. Một container máy điện thoại di động có giá trị lớn hơn một container xe máy, và càng lớn hơn giá trị của một container sắn lát. Do vậy, quyền sở hữu trí tuệ càng được người ta chú trọng bảo vệ.

Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp... là những dạng tranh chấp khá phổ biến. Trong thực tế, đã xảy ra rất nhiều những vụ kiện liên quan đến sở hữu trí tuệ giữa các doanh nghiệp. Điển hình như Công ty cà phê Trung Nguyên bị mất thương hiệu trên thị trường quốc tế, cụ thể:

Năm 2010, vấn đề thương hiệu của Trung Nguyên bị “dậy sóng” bởi vụ ầm ĩ giữa café Trung Nguyên và cafe Highlands của Công ty Cổ phần Việt Thái Quốc tế (VTI) diễn ra, khi tên miền trungnguyen.com.au (tên miền quốc gia của Australia) được dùng để quảng bá, giao dịch cho Highlands Coffee. Sự cố chỉ được Trung Nguyên phát hiện khi đăng ký tên miền này tại Australia thì thấy Công ty The Trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký tên miền này và sử dụng dưới hình thức một website giao dịch thương mại.

Trung Nguyên đổ lỗi Highlands Coffee cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, đại diện của VTI đã thẳng thừng bác bỏ điều này và khẳng định mình không hề có sự liên quan nào đến Công ty The trustee for Hinchliffe Trust – công ty đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỷ luật lao động tại công ty cổ phần nhân bình (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)