7. Kết cấu luận văn
2.2.6. Khảo sát về kỷ luật lao động của cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Nhân
muộn, vắng mặt tại nơi làm việc dưới 60 phút đối với khối văn phòng, chưa tuân thủ quy định vệ sinh hay sắp xếp chỗ làm việc khoa học tại các công trường. Số ít có liên quan đến pháp luật và hành vi đạo đức như đánh nhau trong giờ làm việc, mắng chửi đồng nghiệp.
2.2.6. Khảo sát về kỷ luật lao động của cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Nhân Bình Nhân Bình
Đầu năm 2020, Công ty Nhân Bình có sự thay đổi về lãnh đạo cấp cao, cụ thể là cố vấn doanh nghiệp và vị trí Phó Chủ tịch HĐQT. Sau khi nhận được sự cho phép từ Ban lãnh đạo, tác giả đã tiến hành thực hiện một cuộc khảo sát ý kiến của CBNV toàn hệ thống.
- Mục đích:
+ Khảo sát được mức độ hài lòng của nhân viên trong môi trường làm việc; + Khảo sát được ý kiến cũng như nguyện vọng của nhân viên để từ đó nâng cao được môi trường làm việc, nắm bắt tâm lý nhân viên;
+ Đánh giá được tỷ lệ hoàn thành công việc, đạt chỉ tiêu KPIs với mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc.
- Đối tượng khảo sát: Toàn bộ nhân viên, cán bộ tại văn phòng và các công trường đang thi công.
- Nội dung bảng khảo sát:
Nội dung bảng khảo sát dành cho CBNV được gửi bằng đường link qua email cho mỗi nhân viên, sau khi hoàn thành nhân viên sẽ gửi lại vào email info@nhanbinh.vn. Riêng đối với công nhân tại các công trường sẽ được cung cấp bản cứng và nộp lại thông qua chuyển phát nhanh.
(Nội dung bảng khảo sát được thể hiện tại Phụ lục 1) - Thời gian khảo sát: Từ ngày 15/03/2020 đến 25/03/2020. - Kết quả tổng hợp:
+ Số lượng nhân viên văn phòng tham gia: 80/80, tỷ lệ: 100%; + Số lượng cán bộ tại các Ban QLDA tham gia: 50/50, tỷ lệ 100%;
+ Số lượng công nhân tham gia: 680/1329, tỷ lệ ~ 51,2%;
+ Đánh giá của CBNV về phúc lợi: 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý Không đánh giá được
Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
CBNV Công nhân
Tỷ lệ bình chọn
Biểu đồ 2.1: Đánh giá về phúc lợi đến tháng 3/2020
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Nhận định: Thông qua ý kiến của CBNV về tiêu chí “Phúc lợi” tại Công ty nhân Bình tháng 3/2020, tác giả có những nhận định như sau: Khối văn phòng hiểu và nẵm vững về phúc lợi, lương thưởng bởi có điều kiện được tiếp xúc và truyền thông rõ ràng hơn.
Trường hợp các phiếu ý kiến ghi nhận không đánh giá được chủ yếu là nhân viên mới vào làm, đang thử việc. Ngoài ra, công nhân tại các công trường hầu hết không đánh giá được phúc lợi do công nhân còn chưa nắm được hết mình sẽ được hưởng những quyền lợi gì khi đi làm.
+ Đánh giá thu nhập so với thị trường:
0 20 40 60 80 100 Thấp Trung Bình Cao Công Nhân Nhân Viên Quản lý cấp trung Quản lý cấp cao Chỉ tiêu bình chọn
Biểu đồ 2.2: Đánh giá về thu nhập so với thị trƣờng
Nhận Định: Thông qua ý kiến của CBNV về tiêu chí “Thu nhập” tại Công ty nhân Bình tại cuộc khảo sát tháng 3/2020, tác giả có những nhận định như sau: Chính sách Công ty Nhân Bình đang chú trọng đến thu nhập của cấp Quản lý hơn nhân viên và công nhân, khi có sự chênh lệch về sự đánh giá giữa các cấp này. Tuy nhiên, có thể thấy nhân viên văn phòng đang hài lòng với mức thu nhập, không có ai thấy thu nhập bị thấp hơn chỗ khác, do đó thấy được rằng khó để nhân viên nhảy việc vì lý do lương thấp, dễ giữ chân quản lý và nhân viên.
Ngoài ra, quan trọng hơn là ở mức thu nhập trung bằng ngang bằng với thị trường thì có tỷ trọng lựa chọn trên toàn Công ty là cao nên có thể nhận định thu nhập đã phần nào chi trả phù hợp thỏa đáng cho phần đông người lao động.
+ Chính sách và quy trình làm việc: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không đánh giá được Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Văn phòng Công nhân
tỷ lệ bình chọn
Biểu đồ 2.3: Đánh giá về quy trình làm việc và chính sách
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Nhận định: Thông qua ý kiến của CBNV về tiêu chí “Quy trình làm việc” tại Công ty nhân Bình trong cuộc khảo sát tháng 3/2020, tác giả có những nhận định như sau: Nhận thấy rõ rệt được sự phân hóa về phổ cập các chính sách cũng như lưu trữ công văn, hồ sơ giữa văn phòng và tại các dự án. Do đặc thù về vị trí và môi trường làm việc cũng như tính bảo mật và sự an toàn nên việc lưu trữ hồ sơ sẽ được chú trọng lưu trữ tại văn phòng hơn là tại công trường.
Ngoài ra, tại công trường chủ yếu công nhân làm nhiệm vụ về các công việc xây dựng, tay chân do đó không nắm được về quy trình lưu trữ hồ sơ, chính sách cũng là điều dễ hiểu.
+ Đào tạo nâng cao nghiệp vụ và cơ hội thăng tiến: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý Không đánh giá được
Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Công nhân Nhân viên Lãnh đạo cấp trung Lãnh đạo cấp cao Tỷ lệ bình chọn
Biểu đồ 2.4: Đào tạo và cơ hội thăng tiến
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Nhận định: Thông qua ý kiến của CBNV về tiêu chí “Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ” tại Công ty nhân Bình trong cuộc khảo sát tháng 3/2020, tác giả có những nhận định như sau: Nhìn vào biểu đồ có thể thấy toàn bộ nhân viên, công nhân và người quản lý đều ở mức hài lòng trở lên về công tác đào tạo cũng như cơ hội thăng tiến.
Như vậy, sau khi trưng cầu ý kiến của CNBV qua hòm thư điện tử năm 2019 và dự án tăng cường đào tạo truyền thông năm 2018 đã phát huy tác dụng đối với người lao động khi được nắm bắt thông tin nhanh hơn, trao đổi chuyên môn dễ dàng và nâng cao nghiệp vụ tốt hơn những năm trước đây.
+ Đánh giá về cấp quản lý trực tiếp và đồng nghiệp
Về hạng mục này, toàn bộ nhân viên khối văn phòng đều để trống, không đánh giá. Thực trạng để trống phiếu khảo sát liên quan tới cấp quản lý trực tiếp và đồng nghiệp được lý giải rằng trong Công ty có nhiều người thân, bạn bè thân thiết, dù là có đánh giá kín thì vẫn có tâm lý cả nể và ngại va chạm hay nhận xét lẫn nhau do đó không có đánh giá về phần này.
Ngoài ra, cả người sử dụng lao động và người lao động chưa thẳng thắn nhìn nhận trực tiếp và rõ ràng vào hệ lụy của việc cả nể, ngại va chạm với những người thân quen trong cùng một công ty. Tâm lý và thói quen này cũng được coi là phần khó giải quyết với bất cứ một doanh nghiệp vừa và nhỏ khi chưa thực sự xây dựng được tính chuyên nghiệp trong môi trường làm việc.
+ Phối hợp giữa các Phòng/Ban 0 20 40 60 80 100
Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt
Ban Kỹ thuật Ban KT-ĐT Ban KD Ban PTDA Ban TC-KT Ban HC-NS Các BQLDA Ban IR Ban Pháp chế
Biểu đồ 2.5: Phối hợp giữa các bộ phận
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Nhận định: Thông qua ý kiến của CBNV về tiêu chí “Phối hợp làm việc giữa các phòng/ban” tại Công ty Nhân Bình trong cuộc khảo sát tháng 3/2020, tác giả có những nhận định như sau: Có thể thấy rằng Ban Kinh doanh, Tài chính- Kế toán và Hành chính – Nhân sự có phản hồi tiêu cực từ các phòng ban khác.
Điều này có thể lý giải từ các ý kiến của những người được khảo sát như sau: Thường xuyên yêu cầu các phòng ban khác những hồ sơ không đúng thẩm quyền,
tính sai lương, thưởng, hoa hồng cho nhân viên hay thậm chí là tụ tập nói xấu các phòng ban khác, đối với Ban TC-KT thì nhân viên khó tính và không hòa đồng.
Đây là một thử thách để có thể dung hòa được các nhân viên giữa các phòng ban, dù là nhiều người thân, bạn bè thân thiết nhưng giữa các phòng ban vẫn có sự cạnh tranh ngầm đôi khi là không lành mạnh và hạ bệ đồng nghiệp bằng những hình thức nói xấu.
+ Về thiết bị làm việc: 100% CBNV đều đồng ý rằng thiết bị tốt, đảm bảo trong quá trình làm việc, phù hợp và đầy đủ không thiếu cho bất cứ nhân sự đang công tác ở vị trí hay địa điểm làm việc nào trong toàn hệ thống của Doanh nghiệp.
+ Môi trường và văn hóa làm việc: Ở tiêu chí khảo sát này không đánh giá được thực tế và trực trạng đang diễn ra cũng như lấy được ý kiến đóng góp từ phía người lao động, do nhân sự vẫn đang còn e ngại, thụ động không muốn đưa ra giải pháp để có môi trường làm việc và văn hóa công sở đi lên.
Ngoài ra lý do là mọi người ngại thay đổi, e sợ khi viết ý kiến thay đổi sẽ làm mình bị mất vị thế hay thậm chí là công việc do tiêu chí đào thải nhân viên sau cải cách. Sau mỗi lần cải cách là một lần thay đổi, cải tiến và hiện đại hay chuyên
nghiệp hơn, với người lao động không bắt kịp được theo xu thế hay chỉ muốn theo lối cũ để công việc không có sự thay đổi thì rất ngại đưa ra ý kiến đóng góp. Người lao động e sợ đổi mới khi họ không theo kịp sẽ bị đào thải khỏi môi trường làm việc của Doanh nghiệp.