Áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý trong doanh nghệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỷ luật lao động tại công ty cổ phần nhân bình (Trang 99 - 104)

7. Kết cấu luận văn

3.3.5. Áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý trong doanh nghệp

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ 4.0 vào hhinhf thức quản lý về công việc, nhân sự cũng như văn bản cho toàn doanh nghiệp. Điển hình trong số đó là sử dụng các phần mềm quản lý như Cleco để quản lý trực tiếp giao việc hàng tháng cho nhân viên trong đó các cấp lãnh đạo cao hơn sẽ là người duyệt lượng công việc và nắm rõ ai làm việc gì, hiệu suất ra sao. Ngoài ra, phần mềm còn cho người lao động biết các lỗi vi phạm trong tháng của mình, cụ thể về thời gian, lỗi vi phạm, mức độ vi phạm và điểm bị trừ, như vậy cũng giúp bộ phận nhân sự dễ dàng đánh giá và tính KPIs về kỷ luật nhanh, rõ ràng và công bằng minh bạch.

Đây là một thời kỳ công nghệ, do đó để áp dụng 4.0 vào quản lý và hoàn toàn hợp lý và đáng để nghiên cứu cũng như sử dụng. Mặc dù kinh phí ban đầu bỏ ra cao so với các phương pháp thủ công nhưng hiệu quả nó đem lại là rất lớn, giảm thiểu những tranh cãi, mất công bằng giữa người lao động và người quản lý.

Tiểu kết chƣơng 3

Nội dung tại Chương 3 đề cập tới các giải pháp nâng cao kỷ luật lao động tại Công ty Cổ phần Nhân Bình. Mở đầu là trình bày những mục tiêu mà Công ty Nhân Bình cần đạt được khi thực hiện các giải pháp nâng cao kỷ luật lao động cho người lao động. Bên cạnh đó là các phương hướng: Ngay lập tức, nhất quán, khách quan và cảnh báo trước nhằm quán triệt choc ho Ban lãnh đạo, người quản lý có phương thức xử lý đối với những trường hợp người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng.

Ở Chương 3 đã trình bày những quan điểm của Ban lãnh đạo Công ty Nhân Bình về kỷ luật lao động rất rõ ràng, cụ thể: Nhất quán trong quan điểm đưa ra hình thức kỷ luật lao động nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm đối với người lao động; Bình đẳng trong quá trình thực hiện kỷ luật lao động với mỗi người lao động; Cuối cùng, ban lãnh đạo cần nghiêm túc trong thi hành các kỷ luật lao động, có các bước thực hiện rơ ràng và chuyên nghiệp, không thực hiện theo cảm xúc của mỗi người.

Điểm nổi bật tại Chương 3 cho đề tài nghiên cứu “Nâng cao kỷ luật lao động tại Công ty Cổ phần Nhân Bình” là trình bày các giải pháp nâng cao kỷ luật lao động áp dụng tại Công ty Nhân Bình.Các giải pháp đưa ra bao gồm truyền thông đào tạo tác động đến nhận thức và trách nhiệm của người lao động bên cạnh những hình thức xử lý phạt cho mỗi hành vi vi phạm kỷ luật. Xử lý kỷ luật chỉ là một phần trong kỷ luật lao động đối với người lao động. Bởi trước khi xử lý người sử dụng lao động cần phải tuyên truyền, đào tạo để tác động đến nhận thức người lao động, từ đó người lao động sẽ có những thái độ tích cực để thay đổi, cải tiến thói quen xấu trong lao động, suy cho cùng xây dựng và thiết lập kỷ luật lao động là để nâng cao năng suất sản xuất, kinh doanh đem lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kỷ luật trong doanh nghiệp không đồng nghĩa với một chế tài xử phạt hay phong cách lãnh đạo chuyên chế. Nó đề cập tới việc làm thế nào để xây dựng được một môi trường làm việc an toàn và thoải mái cho cả nhân viên và nhà quản lý. Kỷ luật doanh nghiệp hoạt động tốt nhất khi đã có sẵn niềm tin giữa nhà quản lý và nhân viên. Nền tảng này khởi nguồn từ những cuộc giao tiếp rõ ràng và được trau dồi xuyên suốt quá trình làm việc chung trong doanh nghiệp.

Để duy trì trật tự và sự tôn trọng lẫn nhau tại nơi làm việc, một doanh nghiệp cần thiết phải tạo dựng một kỷ luật doanh nghiệp đầy đủ, rõ ràng, hữu ích, chính thống và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Đừng bao giờ coi kỷ luật doanh nghiệp sinh ra để phục vụ việc trừng phạt nhân viên. Hãy minh bạch và rõ ràng mọi quy trình tạo dựng ra nó; Khi mọi văn bản quy định đã được ban hành, hãy cùng các quản lý cấp dưới và nhân viên nghiêm túc tuân thủ.

Một doanh nghiệp lớn có nhiều phòng/ban , sẽ cảm thấy rất nhiều vấn đề trong việc truyền đạt, ban hành các văn bản. Hoặc ngay trong thời điểm làm việc từ xa đang được đẩy mạnh như hiện tại, việc đảm bảo toàn bộ nhân viên nắm được mọi thông tin, quy định hay các quyết định bất ngờ cũng là điều bất kỳ doanh nghiệp nào quan tâm và tìm cách.

2. Khuyến nghị

Khuyến nghị tới Liên đoàn lao động về những cách thức thực hiện kỷ luật lao động tại doanh nghiệp đang gặp những khó khăn do văn bản pháp luật chưa rõ ràng và cụ để, để doanh nghiệp vẫn phải vừa làm vừa tự học hỏi rút ra kinh nghiệm cho mình.

Vấn đề quản lý người lao động và nâng cao tính kỷ luật lao động cho người lao động là vấn đề được đề cao tại bất cứ Công ty, Doanh nghiệp nào trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, cởi mở.

Tính kỷ luật của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân hiện nay vẫn đang là vấn đề nóng, còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm như không tuân thủ đúng giờ làm việc, ra khỏi nơi làm việc làm việc riêng ngay trong giờ hành chính, vi phạm đạo đức khi nói xấu, hạ bệ đồng nghiệp,…

Các vấn đề này đòi hỏi phải có sự chung tay, thống nhất của Ban lãnh đạo cũng như sự nhận thức đúng đắn từ phía người lao động để xây dựng và cùng nâng cao tính kỷ luật lao động tại nơi làm việc, tạo môi trường lao động thân thiện, chuyên nghiệp và ngày càng vững mạnh hơn.

Đề tài này được thực hiện tại Công ty Cổ phần Nhân Bình, với những khó khăn, nhược điểm cũng như ưu điểm đều đã được nêu trong đề tài này, sau những luận điểm thẳng thắn và sát thực với những tồn tại đang diễn ra tại Công ty Nhân Bình, đồng thời đưa ra những giải pháp để khắc phục, trong thời gian tới Ban lãnh đạo sẽ phê duyệt có đường lối đúng đắn, sát sao và mở rộng hơn những chương trình phổ cập, truyền thông về nâng cao kỷ luật trong lao động để đảm bảo ổn định quá trình xây dựng tổ chức, xây dựng môi trường làm việc năng động, thân thiện và sáng tạo.

Bên cạnh đó, đề tài luận văn “Nâng cao kỷ luật lao động tại Công ty Cổ phần Nhân Bình” khuyến nghị tới Ban lãnh đạo về các thực trạng đang diễn ra tại Công ty Nhân Bình, vấn đề nhân sự, môi trường làm việc và nhận thức của mỗi người lao động cần phải thay đổi nhiều hơn so với giai đoạn trước đây. Bộ phận Nhân sự cần phải thúc đẩy hơn nữa công tác tham mưu cho ban lãnh đạo về các chính sách nhân sự như tăng cường đào tạo, tập huấn cho người lao động tại các dự án; Ngoài ra, bộ phận Nhân sự cũng cần lắng nghe ý kiến từ phía người lao động, chủ động tiếp xúc và chia sẻ với những khó khăn mà người lao động đang gặp phải, từ đó đề xuất với Ban lãnh đạo xem xét và có hướng giải quyết hợp lý.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2015), Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động

2. Nguyễn Hữu Chí (2008), “Một số vấn đề về các hình thức kỷ luật lao động trong Bộ luật Lao động” Tạp chí Luật học.

3. Nguyễn Việt Cường (2003), “Thời hiệu xử lý vi phạm các hình thức kỷ luật lao

động”, Tạp chí Tòa án.

4. Công ty CBRE Việt Nam (2018-2019), Quy trình xây dựng hình thức làm việc

chuyên môn, TP. Hồ Chí Minh.

5. Công ty Cổ phần Nhân Bình (2016-2019), Các báo cáo kết quả hoạt động khảo

sát nội bộ, Hà Nội.

6. Công ty Cổ phần Nhân Bình (2019), Giới thiệu Công ty, Trang thông tin điện tử

http://nhanbinh.vn/.

7. Công ty Luật Everest (2019), “Xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp

luật”, trang điện tử Luật học: http://luatlaodong.vn/ky-luat-lao-dong-la-gi-cac- hinh-thuc-xu-ly-ky-luat-lao-dong/

8. Công ty Cổ phần Đầu Tư Hải Phát (2018-2019), Các đánh giá hoạt động tuân

thủ kỷ luật, Hà Nội.

9. Đỗ Thị Dung ( 2014 ), “Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng

lao động ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

10.Nguyễn Thị Thu Hoài (2019), “Một số bất cập và giải pháp nhằm hoàn thiện

pháp luật lao động về kỷ luật lao động”, Tạp chí Công thương đăng ngày

15/09/2019: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-bat-cap-va-giai-

phap-nham-hoan-thien-phap-luat-lao-dong-ve-ky-luat-lao-dong-65194.htm

11.Nguyễn Huy Khoa (2005), “Một số vấn đề pháp lý cơ bản về các hình thức kỷ luật

lao động theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

12.Quốc hội (2012), Bộ Luật Lao động

13.Thaonguyen27 (2017) “Ý nghĩa của kỷ luật lao động trong quan hệ lao động”,

trang điện tử Thư viện pháp luật: https://danluat.thuvienphapluat.vn/y-nghia- cua-ky-luat-lao-dong-trong-quan-he-lao-dong-158171.aspx

14.Hoàng Thư (PLVN, 2019), “Trung Nguyên và những bài học lớn về bảo hộ

thương hiệu”, Trang điện tử Cafeland: https://cafeland.vn/doanh-nhan/doanh- nhan/trung-nguyen-va-nhung-bai-hoc-lon-ve-bao-ho-thuong-hieu-24327.html.

15.Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) – Công ước về Thời giờ làm việc (trong công

nghiệp) (1919, 1935), Công ước số 1 và Công ước số 47 về thời giờ làm việc.

16.Tập đoàn Tân Hoàng Minh (2018-2019), Các đánh giá hoạt động tuân thủ kỷ

luật lao động, Hà Nội.

17.Tập đoàn Coteccons (2018-2019), Báo cáo truyền thông về đào tạo, sinh hoạt

nội bộ, TP. Hồ Chí Minh

18.Tập đoàn FLC (2018 - 2019), Các đánh giá hoạt động tuân thủ kỷ luật tại tập

đoàn, Hà Nội.

19.Lê Anh Tuấn (2014), “Tính chuyên nghiệp và ý thức kỷ luật lao động trong sản

xuất”, Báo Nhân dân đăng ngày 16/05/2014.

20.Trang điện tử Quản trị nhân lực (2020), https://resources.base.vn/hr/5-

buoc-tao-dung-ky-luat-doanh-nghiep-moi-nha-quan-ly-can-biet-462

“Toàn tập kỷ luật lao động trong doanh nghiệp mọi nhà lãnh đạo cần nắm vững”, đăng ngày 04/09/2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỷ luật lao động tại công ty cổ phần nhân bình (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)