Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỷ luật lao động tại công ty cổ phần nhân bình (Trang 80 - 84)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Những hạn chế:

+ Hạn chế 1: Vẫn còn nhiều những bất cập trong quá trình xử lý vi phạm kỷ

luật của người sử dụng lao động, ở đây là chính những trưởng phòng: Bao che, giảm nhẹ hình thức xử phạt,…

+ Hạn chế 2: Như đã nêu, Công ty Nhân Bình chưa có hình thức tăng nặng

hình phạt (sử dụng pháp luật, ghi vào hồ sơ nhân viên) đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, ví dụ như nghỉ việc nhưng lôi kéo khách hàng trước mình từng phụ trách sang công ty khác, đồng thời nói với các công ty khác đây là khách hàng mình đàm phán được nên thuộc phạm vi sở hữu của cá nhân người lao động. Hiện tại Công ty Nhân Bình chỉ đang dừng lại ở mức họp công khai với toàn thể nhân

viên và yêu cầu người lao động giải trình, viết cam kết không tái phạm để hạ uy tín doanh nghiệp cũng như cạnh tranh không công bằng trong kinh doanh.

+ Hạn chế 3: Chưa kiểm soát được chặt chẽ về thời gian làm việc của công

nhân, nhất là đối với ca làm đêm. Vấn đề thời giờ làm việc của công nhân công trường đén từ hai phía: Từ phía công nhân, họ có thói quen làm việc tại các dự án nhỏ, tự phát như nhà dân hay đường trong xã, thôn,… không có sự kiểm soát chặt chẽ bởi chỉ là những người quen biết hoặc gia đình, chính vì vậy mà thời giờ làm việc linh động không áp lực tiến độ. Đồng thời nguyên nhân cũng đến từ phía những người quản lý tại công trường, họ không kiểm soát chặt chẽ, bao che, hay nới lỏng do tâm lý thoải mái cho công nhân thì người lao động sẽ làm việc có năng suất hơn.

+ Hạn chế 4: Chưa kiểm soát được khâu sử dụng vật tư tiết kiệm gây ra phát

sinh thêm chi phí trong quá trình làm việc, sản xuất.

+ Hạn chế 5: Hạn chế từ chính Ban lãnh đạo Công ty, không có thời gian nghỉ

cố định. Cụ thể, ban lãnh đạo (Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc) cho toàn bộ CBNV (trừ Ban QLDA và công trường) nghỉ bất cứ ngày nào mà không có kế hoạch hay theo lịch của nhà nước, vào thời điểm ngày thứ 6 bất kỳ, lãnh đạo sẽ ra quyết định ngày hôm sau sáng thứ 7 cả Công ty không cần đi làm, các ngày rằm tháng giêng, rằm tháng bảy âm lịch, ông công ông táo vẫn sẽ cho CBNV nghỉ dù là ngày làm việc trong tuần. Chính những điều này làm mâu thuẫn giữa CBNV ở các đơn vị làm việc khác, mặt khác dẫn tới kỷ luật lao động lập ra để đúng quy trình mà không quan trọng đối với nhân viên.

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân 1: Mặc dù Công ty Nhân Bình đang trên đà phát triển và

chuyển mình đầy mãnh mẽ để tiến tới một doanh nghiệp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, Nhân Bình vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi cái bóng là một Doanh nghiệp gia đình đi lên. Do đó, trong Công ty vẫn có mối quan hệ làm việc là người thân, bạn bè, con cháu người quen. Đây là nguyên nhân chính để dẫn tới các quyết định xử phạt bị giảm nhẹ. Người quản lý trực tiếp bao che cho các hành vi vi phạm của người lao động, nghiêm trọng hơn là để người lao động ra ngaoif trong giờ làm việc để làm việc các nhân trong khoảng thời gian ngắn và ký vào giấy ra ngoài vì công việc của Công ty (xuống kiểm gtra công trường, đi nhận giấy tờ của khách hàng gửi,…).

+ Nguyên nhân 2: Do công trường không thiết lập máy chấm công, tại đây có

một nhân viên hành chính, chuyên trách chấm công và tính lương của công nhân gửi về văn phòng để chi trả lương cho nhân viên. Đó cũng là lý do mà tại đây rất khó để kiểm soát nhân công thi công đúng giờ theo quy định và làm việc vối hiệu suất cao nhất khi ở công trường.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong nội dung Chương 2, tác giả trình bày khái quát về Công ty Cổ phần Nhân Bình, các lĩnh vực hoạt động, phương hướng và quy mô từ khi thành lập đến nay. Bên cạnh đó liệt kê các dự án Công ty Nhân Bình đã thực hiện để nâng cao kỷ luật lao động, giúp người sử dụng lao động nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của CBNV, đồng thời giúp người lao động nhận thức có trách nhiệm trong công tác kỷ luật lao động để tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

Ngoài ra, trong thời gian thực hiện luận văn nghiên cứu về “Nâng cao kỷ luật lao động tại Công ty Cổ phần Nhân Bình”, tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát trên toàn hệ thống để lấy ý kiến CBNV về các tiêu chí cụ thể: phúc lợi; lương-thưởng; đào tạo, cơ hội thăng tiến; phối hợp giữa các bộ phận và môi trường làm việc. Từ kết quả cuộc khảo sát, tác giả có những nhận định về thực trạng cũng như nắm bắt được phần nào tâm, tư, nguyện vọng của người lao động trong Công ty.

Ở Chương 2 phân tích về thực trạng của kỷ luật lao động tại Công ty Nhân Bình, nhận thấy những cố gắng của Ban lãnh đạo về các dự án nâng cao kỷ luật lao động cho người lao động có những hiệu quả nhất định, người lao động đã nắm được quy chế, quy định trong quá trình làm việc, ý thức hơn trong công tác bảo vệ tài sản, công nghệ của Công ty, các dự án đã có sự thành công nhất định. Bên cạnh đó vẫn xảy ra hành vi vi phạm kỷ luật lao động cả ở văn phòng và công trường, đáng chú ý là có những hành vi nghiêm trọng ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của Công ty Nhân Bình mà đích thân Ban lãnh đạo phải họp bàn và đưa ra hướng giải quyết.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỷ luật lao động tại công ty cổ phần nhân bình (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)