Quyết toán chi Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 31)

Trong các khâu của chu trình quản lý chi NSNN, quyết toán là khâu cuối cùng, qua đó đánh giá lại toàn bộ NSNN sau một năm thực hiện, từ khâu lập dự toán, phân bổ cũng như chấp hành và điều hành NSNN. Số liệu và tình hình quyết toán NSNN là cơ sở để các cơ quan quản lý phân tích, đánh giá tình hình tài chính – ngân sách của quốc gia, từ đó có những quyết sách phù hợp nhằm quản lý tối ưu nguồn lực tài chính – ngân

sách trong giai đoạn tiếp theo.

Trên góc độ thực hiện công tác chuyên môn, có thể hiểu quyết toán NSNN là việc tổng hợp các khoản chi của Nhà nước để lập báo cáo đánh giá tình hình thực chi NSNN

theo nội dung, chỉ tiêu dự toán ngân sách trong một năm và được cấp có thẩm quyền phê chuẩn

Phạm vi quyết toán NSNN

Phạm vi các khoản chi NSNN được tổng hợp quyết toán NSNN hàng năm được quy định tại Điều 5 luật NSNN, cụ thể

Các khoản chi NSNN bao gồm: Chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên,… và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi được tổng hợp quyết toán chi NSNN phải là số chi đã thực thanh toán và đã hạch toán chi NSNN theo quy định. Số liệu chi NSNN của đơn vị sử dụng ngân sách, của chủ đầu tư và của ngân sách các cấp trước khi được tổng hợp báo cáo quyết

toán NSNN phải được đối chiếu, xác nhận với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch.

Các khoản chi không đúng với quy định của pháp luật, cần phải thu hồi đầy đủ cho

NSNN.

Quy trình quyết toán NSNN

Theo quy định của Luật NSNN, quy trình quyết toán NSNN được khái quát gồm các bước cơ bản sau đây:

Kết thúc năm ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện khóa sổ kế toán ngân sách, xử lý ngân sách cuối năm và đối chiếu với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để xác nhận số liệu, từ đó lập Báocáo quyết toán NSNN.

Báo cáo quyết toán NSNN của đơn vị sử dụng ngân sách được gửi đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt, sau đó tổng hợp và gửi đơn vị dự toán cấp 1. Sau khi xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc, đơn vị dự toán cấp 1 tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán

NSNN gửi cơ quan tài chính cùng cấp để cơ quan tài chính thẩm định quyết toán

NSNN theo quy định.

Về thời hạn đơn vị dự toán cấp 1 gửi Báo cáo quyết toán NSNN

Đối với ngân sách TW: Đơn vị dự toán cấp 1 (các Bộ, cơ quan TW) gửi Báo cáo quyết

toán NSNN cho Bộ Tài chính chậm nhất trước ngày 01/10 năm sau.

Đối với NSĐP: UBND tỉnh quy định cụ thể thời hạn đơn vị dự toán cấp 1 gửi báo cáo quyết toán NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp, tuy nhiên cần đảm bảo thời hạn để

UBND cấp tỉnh gửi Báo cáo quyết toán NSĐPcho Bộ Tài chính trước ngày 01/10 năm

sau.

Bước 2: Cơ quan tài chính, KBNN thẩm định Báo cáo quyết toán NSNN.

Đối với NSĐP

Cơ quan tài chính: Thẩm định quyết toán của đơn vị dự toán cấp 1 cùng cấp và quyết

toán NSNN của ngân sách cấp dưới. Sau đó, cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dưới để gửi cơ quan tài chính cấp trên thẩm định.

Theo quy định tại Điều 67 Luật NSNN năm 2015, Bộ Tài chính không thực hiện thẩm định đối với quyết toán ngân sách năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, trong quá trình tổng hợp quyết toán NSNN, trường hợp phát hiện có sai sót, Bộ Tài chính yêu cầu UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp điều chỉnh lại số liệu. Trường hợp phát hiện sai phạm, Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Kết thúc quá trình thẩm định quyết toán NSNN, cơ quan tài chính trình UBND để trình HĐNDban hành Nghị quyết phê chuẩn quyết toán NSĐP. Tiếp theo, cơ quan tài chính gửi Bộ Tài chính Nghị quyết phê chuẩn quyết toán NSĐPđể làm căn cứ tổng hợp quyết toán NSNN.

Đối với NSTW:

Các đơn vị quản lý chuyên ngành của Bộ Tài chính (các Vụ, Cục, Tổng cục) chủ trì thẩm định đối với các khoản chi NSNN như: Chi thường xuyên, chi đầu tư, chi vay nợ, chi viện trợ, chi dự trữ quốc gia,…

Các đơn vị quản lý chuyên ngành của Bộ Tài chính sẽ gửi xin ý kiến KBNN thẩm định quyết toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương. Căn cứ số liệu trên hệ thống TABMIS và căn cứ tài liệu quyết toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương, KBNN

tham gia ý kiến gửi các Vụ, Tổng cục, Cục chuyên ngành. Các Vụ, Cục, Tổng cục chuyên ngành tổng hợp và trình lãnh đạo Bộ Tài chính ban hành thông báo thẩm định quyết toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương, kèm nhận xét, kiến nghị hoặc yêu cầu điều chỉnh lại số liệu.

Bước 3: KBNN (trung ương) tổng hợp, lập báo cáo quyết toán NSNN

Theo quy định tại Quyết định 26, nhiệm vụ tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN

hàng năm được giao cho KBNN thực hiẹn.

KBNN căn cứ số liệu chi NSNN, căn cứ thông báo thẩm định quyết toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương (đối với NSTW) và số liệu NSĐP do Vụ NSNN tổng hợp trên cơ sở Nghị quyết của HĐND các tỉnh, thành phố phê chuẩn quyết toán NSĐP để tổng hợp, lập báo cáo quyết toán NSNN trình Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội theo quy định.

Bước 4. Kiểm toán Nhà nước kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN

Để đảm bảo tính đúng đắn, trung thực của số liệu quyết toán NSNN, Luật NSNN quy

Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn.

Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP trước khi gửi HĐNDcấp tỉnh xem xét, phê chuẩn.

Chậm nhất ngày 01/10 hàng năm, các Bộ, cơ quan trung ương , địa phương phải gửi Kiểm toán Nhà nước báo cáo quyết toán NSNN để thực hiện kiểm toán.

Đối với Báo cáo quyết toán NSNN được tổng hợp từ Báo cáo quyết toán của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Chậm nhất ngày 28/02 năm sau nữa của năm quyết toán, Bộ Tài chính (KBNN) gửi Kiểm toán Nhà nước để thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn. Sau khi gửi Kiểm toán Nhà nước Báo cáo quyết toán NSNN, KBNN phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục giải trình với Kiểm toán Nhà nước theo yêu cầu.

Bước 5: Quốc hội phê chuẩn Báo cáo quyết toán NSNN

Trước khi Chính phủ trình Quốc hội, Báo cáo quyết toán NSNN phải được Ủy ban Tài

chính - Ngân sách của Quốc hội thẩm tra với chức năng là cơ quan chuyên môn giúp

việc cho Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách.

Việc thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội được thực hiện căn cứ vào Báo cáo quyết toán NSNN của Chính phủ, các thông tin do cơ quan kiểm toán báo cáo và kết quả hoạt động giám sát của các Uỷ ban và các đại biểu Quốc hội. Quá trình thẩm tra có thể thực hiện qua nhiều bước (và có thể phải điều chỉnh lại báo cáo quyết toán theo yêu cầu); khi kết thúc, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội sẽ có Báo cáo thẩm tra về Báo cáo quyết toán NSNN để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến và trình Quốc hội.

Căn cứ vào các tài liệu: Báo cáo quyết toán NSNN do Chính phủ trình; Báo cáo của cơ quan Kiểm toán Nhà nước và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách,

Quốc hội sẽ thảo luận, xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN. Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN chậm nhất là 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.

Sau khi Báo cáo quyết toán NSNN được Quốc hội phê chuẩn, Chính phủ có nghĩa vụ công khai quyết toán NSNN (kèm theo Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán NSNN) để xã hội và công chúng có thể tiếp cận với số liệu, tài liệu quyết toán NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 31)