Lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 73 - 76)

• Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Chuyển nhanh nông, lâm nghiệp và thủy sản sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển nông nghiệp hàng hoá gắn liền với hình thành các tiểu vùng chuyên canh những sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế so sánh cao như: lúa đặc sản, cây rau như cà rốt, khoai tây, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững. Sản xuất các sản phẩm nông sản có chất lượng cao, các sản phẩm đặc sản, các loại sản phẩm sạch, an toàn có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu dân cư trong huyện ngày

càng tăng và khách du lịch...

- Phát triển cân đối giữa chăn nuôi với trồng trọt, giữa nông nghiệp với thủy sản trên

cơ sở khai thác lợi thế của từng ngành và mối quan hệ giữa các ngành để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng nhanh tốc độ phát triển của ngành trồng trọt và chăn nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. - Phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của huyện gắn liền với phát triển các ngành nghề nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản, tạo việc làm và tăng

thêm giá trị của các sản phẩm nông sản.

- Gắn nông nghiệp, thuỷ sản với du lịch, để một mặt tạo sức hấp dẫn cho du lịch, mặt khác tạo thị trường tiêu thụ nông sản phẩm. Nhờ đó, thực hiện phân công lại lao động trong nông thôn, khai thác tối đa các tiềm năng của Lương Tài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản.

- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp. Tăng cường năng lực của các HTX trong việc đảm nhiệm các khâu dịch vụđầu vào và đầu ra cho sản xuất. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và thịtrường.

- Quy hoạch vùng trồng lúa có giá trị kinh tế cao, từng bước chuyển đổi sang các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tếcao hơn.

• Định hướng phát triển ngành trồng trọt

Phát triển theo hướng đa dạng, phát huy ưu thế sinh thái, kết hợp ứng dụng quy trình sản xuất sinh học bền vững. Tạo vùng sản xuất chuyên cho những sản phẩm đặc trưng như lúa, rau, vùng cây ăn quả. Thực hiện tốt các chương trình trọng điểm trong phát

triển các sản phẩm chủ lực của ngành trồng trọt.

Đối với sản xuất lúa duy trì diện tích để đảm bảo an ninh lương thực cho địa bàn tỉnh và tăng quy mô bằng thâm canh tăng vụ, tập trung sản xuất lúa năng suất và chất lượng cao. Đối với màu chú ý tăng đất trồng cà rốt, khoai tây, ngô, các loại rau... . Chủ động tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật để tập huấn chuyển giao, hướng dẫn cho nông dân; Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác, phòng trừ sâu bệnh và bảo quản sau thu hoạch để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; Đẩy mạnh đưa cơ giới hoá vào sản xuất: máy làm đất, máy phun thuốc trừ sâu, máy thu hoạch ...; Từng bước áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, quy hoạch một số vùng chuyên canh sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đầu tư khoa học công nghệ cao: vùng sản xuất lúa CLC, rau mầu theo quy trình VietGAP, hệ thống tưới tự động cho cây mầu, nhà lưới, có mái che, kho lạnh ... Gắn kết giữa sản xuất trồng trọt với sơ chế, đóng gói, bảo quản và chế biến tăng chất lượng sản phẩm và bảo quản.

- Quy hoạch phát triển các cây trồng chủ yếu:

+ Quy hoạch trồng lúa, màu: Quy hoạch các vùng sản xuất lúa hàng hoá (lúa chất

lượng cao) như lúa thơm với diện tích 1.000 ha tại các xã An Thịnh, Bình Định, Quảng Phú, Lâm Thao, thị trấn Thứa.

Tăng diện tích trồng ngô ở những chân ruộng thấp vùng bãi, vùng đất chân ruộng cao vào vụ đông. Diện tích ngô sẽ giữ ở mức 400 ha vào năm 2020, tập trung tại các xã Minh Tân, Trung Kênh, Lai Hạ, An Thịnh. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng lương thực có hạt đạt 61.123 tấn, trong đó lúa 59.439 tấn, ngô là 1.684 tấn và đến năm 2025 là 62.225 tấn, trong đó lúa đạt trên 60.000 tấn. Khả năng tăng năng suất lúa vẫn còn nhưng ở mức thấp vì khi chuyển sang chất lượng cao mức năng suất sẽ giảm. Vì vậy, mức tăng trưởngcủa trồng lúa chủ yếu nhờ trồng lúa có chất lượng cao làm tăng giá trị của sản xuất lúa.

+ Quy hoạch trồng cây thực phẩm và cây hàng năm khác: Quy hoạch vùng trồng cây thực phẩm (cà rốt, khoai tây, lạc, đậu tương...), cây hoa và cây rau ở các xã Trung Kênh, An Thịnh, Minh Tân, Lai Hạ; Cà rốt 520 ha tại các xã: Minh Tân, Lai Hạ, Trung Kênh, Trung Chính, Trừng Xá; Bí xanh 160 ha, tại các xã Phú Hoà, MỹHương,

Trừng Xá; Hành tỏi 100 ha tại các xã: An Thịnh, Trung Kênh, MỹHương; Xa lát xuất khẩu 50 ha tại các xã: Phú Lương, Thị trấn Thứa; Khoai Lang 30 ha tại xã An Thịnh;

Ớt 30 ha tại các xã: An Thịnh, Trung Kênh; Dưa hấu 50 ha tại các xã Minh Tân, Lai Hạ .... Nghiên cứu và phát triển hoa, cây cảnh ở thị trấn Thứa…

• Định hướng phát triển ngành chăn nuôi

Tập trung phát triển mạnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiếp tục đưa chăn nuôi lợn thành ngành sản xuất chính và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung theo hình thức kinh tế trang trại và coi đây là hướng đột phá tăng trưởng nhanh ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Sớm đưa chăn nuôi ra vùng quy hoạch tập trung xa khu dân cư bảo đảm môi trường sinh thái và điều kiện chăn nuôi. Khuyến khích phát triển

các giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế, có độ an toàn thực phẩm cao như nuôi lợn hướng nạc, gia cầm đặc sản. Chú trọng phát triển những sản phẩm mới như nhím, thỏ, lươn, dế...

+ Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn: Lợn là một trong các vật nuôi chủ lực trong các

loại vật nuôi của huyện Lương Tài. Xu hướng tới cần tăng quy mô đàn lợn, vì tiềm năng phát triển chăn nuôi lợn vẫn còn. Phát triển đàn lợn cần chú trọng cả về số đầu con, trọng lượng xuất chuồng và tỷ lệ nạc cao. Quy mô đàn lợn tăng khoảng

1,50%/năm giai đoạn 2016-2020, nhưng chất lượng đàn lợn tăng (trọng lượng xuất chuồng và tỷ lệ nạc cao hơn) nên tăng trưởng của chăn nuôi lợn vẫn ở mức cao.

+ Quy hoạch chăn nuôi gia cầm: Đây cũng là vật nuôi có tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện Lương Tài. Việc phát triển chăn nuôi gia cầm cũng chú trọng cả về quy mô đàn và chất lượng đàn.

Bảng 3.1. Chỉ tiêu chăn nuôi, gia súc, gia cầmhuyện Lương Tài đến năm 2030 [2]

- Tổng đàn trâu Con 310 280 250

- Tổngđàn bò Con 2.400 2.700 3.000

- Tổng đàn gia cầm 1.000 con 540 600 650

- Tổng đàn lợn Con 42.480 45.000 50.000

- Thịt hơi các loại Tấn 11.000 12.500 13.000

• Định hướng phát triển ngành thủy sản

Thuỷ sản hiện có tiềm năng phát triển ở các vùng trũng, vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nhằm khai thác các nguồn lực tạo thêm tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông, lâm thuỷ sản trên địa bàn huyện. Đầu tư tập trung chiều sâu các lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thuỷ sản nước ngọt, hình thành và nhân rộng diện tích các mô hình sản xuất theo hướng công nghiệp tập trung, hiệu quả cao, giá trị lớn tạo bước đột phá mới về phát huy thế mạnh kinh tế ven sông và nội đồng.

- Tập trung mở rộng diện tích và đầu tư nuôi cá thâm canh, siêu thâm canh (nuôi lồng, bè) có sử dụng quạt nước, thức ăn công nghiệp đối với một sốđối tượng nuôi chính như:

Chép, trôi, trắm cỏ, rô phi đơn tính, điêu hồng, cá lăng chấm ...

- Ứng dụng và phát triển công nghệ xửlý môi trường bằng các chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản. Mở rộng việc nuôi trồng một số loài mới có giá trị kinh tế cao

như: lươn, ếch ... Quy hoạch vùng nuôi thủy sản tập trung tại các xã Trung Chính, Phú Hòa, Trung Kênh, Quảng Phú, Trừng Xá, An Thịnh, Bình Định, Minh Tân, Lâm Thao, Thị trấn Thứa với diện tích 285 ha.

• Dịch vụ nông nghiệp

Phát triển các dịch vụ nông nghiệp: làm đất, bơm tát nước, cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện theo hướng: Tổ chức kinh doanh dịch vụ tại các HTX dịch vụ nông nghiệp chiếm 50% giá trị vật tư lao vụ dịch vụ, còn lại là các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 73 - 76)