Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 31)

Trong điều kiện nền kinh tế đang đổi mới, cải cách và hội nhập ngày một sâu rộng hiện nay, có nhiều yếu tố chi phối đến hoạt động quản lý tài chính ngân sách và đòi hỏi tất yếu phải nâng cao năng lực quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng, như: việc cải cách hành chính theo hướng gọn nhẹ, tập trung, giảm đầu mối trung gian; đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị cấp dưới. Trong thời gian qua, các quy định phân cấp quản lý nhà nước về tài chính, công tác quản lý thu chi ngân sách đã được pháp luật hoá tương đối đầy đủ bằng các văn bản quy phạm pháp luật từ Luật, Pháp lệnh đến Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị. Đáng chú ý nhất đó là Luật ngân sách NN (sửa đổi) năm 2002, Pháp lệnh phí và lệ phí ban hành năm 2001, Luật giá được thông qua ngày 20/6/2012, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí ban hành năm 2005, Luật phòng chống tham nhũng ban hành năm 2005, Luật kế toán ban hành năm 2003, Luật thanh tra ban hành năm 2010...

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện

1.4

1.4.1 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý chi ngân sách

- Tuân thủ dự toán: Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách Nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, công

tác quản lý chi có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc thực hiện chi có đảm bảo thực hiện đúng dự toán hay không.

- Tiết kiệm: Hiệu quả chỉ có thể có được khi quá trình quản lý chi thực hiện đồng bộ một số nội dung sau:

+ Thực hiện các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng hay tính chất công việc; đồng thời lại phải có tính thực tiễn cao. Chỉ có như vậy các định mức, tiêu chuẩn chi của ngân sách Nhà nước mới trở thành căn cứ pháp lý xác đáng phục vụ cho quá trình quản lý chi.

+ Thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thức cấp phát áp dụng cho mỗi loại hình đơn vị, hay yêu cầu quản lý của từng nhóm mục chi một cách phù hợp.

+ Khả năng lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm mục

chi sao cho với tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lượng cao. Để đạt được điều này, đòi hỏi phải có được các phương án phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau. Trên cơ sở đó mà lựa chọn phương án tối ưu nhất cho cả quá trình lập dự toán, phân bổ và quá trình sử dụng kinh phí.

+ Xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi khoản chi tới các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội khác và phải tính đến thời gian phát huy tác dụng của nó.

1.4.2. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý các biện pháp cân đối ngân sách

Tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản lý các biện pháp cân đối thu chi chính là không xảy ra tình trạng bội chi. Có hai nhóm nguyên nhân gây ra bội chi Ngân sách Nhà nước: Nhóm nguyên nhân khách quan là tác động của chu kỳ kinh doanh là nguyên nhân cơ bản nhất trong số các nguyên nhân khách quan gây ra bội chi NSNN. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN lại tăng

lên. Những nguyên nhân khách quan khác có thể kể ra như thiên tai, địch họa,… Nếu gây tác hại lớn cho nền kinh tế thì chúng sẽ là những nguyên nhân làm giảm thu, tăng chi và dẫn tới bội chi NSNN.

Nhóm nguyên nhân chủ quan: Tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước là

nguyên nhân cơ bản nhất trong số các nguyên nhân chủ quan gây ra bội chi NSNN. Khi Nhà nước không quản lý chặt chẽ nguồn thu đồng thời tăng chi không xem xét đến nguồn lực, khi đó tình trạng bội chi tất yếu sẽ xảy ra.

Như vậy nếu xác định được nguyên nhân, khắc phục được các tác động do các nhóm nguyên nhân gây ra tức là sẽ không xảy ra tình trạng bội chi, đó cũng chính là biểu hiện của khả năng cân đối thu chi ngân sách hiện tại.

1.4.3. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý chu trình ngân sách

- Trong lập dự toán:

+ Dự toán ngân sách của các cấp chính quyền, của đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng yêu cầu, nội dung, biểu mẫu và thời hạn quy định của Bộ Tài chính.

+ Dự toán ngân sách phải kèm báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán. + Dự toán ngân sách các cấp phải bảo đảm cân đối.

- Trong chấp hành dự toán:

+ Tổ chức thu đúng dự toán, hoàn thành và vượt mức dự toán thu.

+ Bảo đảm nguồn để đáp ứng nhu cầu chi trong dự toán, đúng chế độ của các đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Thực hiện nhiệm vụ chi theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức.

- Trong quyết toán ngân sách:

+ Số liệu báo cáo quyết toán chính xác, trung thực, đầy đủ.

+ Đánh giá được tình hình thu chi ngân sách trong năm để có cơ sở xây dựng kế hoạch thu chi cho những năm sau.

1.4.4. Tiêu chí đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thu đua khen thưởng thưởng

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có tính răn đe, đảm bảo khắc phục được những tình trạng tiêu cực trong các hoạt động quản lý NSNN. Mọi cuộc kiểm tra, thanh tra đều phải đi đến kết luận cụ thể, xác định rõ trách nhiệm, hình thức xử phạt

trong trường hợp phát hiện sai phạm. Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra phải thể hiện ở năng lực quản lý ngày được nâng lên, ưu điểm được phát huy, hạn chế được khắc phục.

Kết quả thi đua phải dựa trên số liệu thực tế, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nămkế hoạch được xác định một cách trung thực, không che giấu khuyết điểm, không chạy theo thành tích. Đồng thời phương pháp đánh giá phải đảm bảo công khai, dân chủ, thúc đẩy các cá nhân, đơn vị tích cực thi đua, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫnnhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Các nhân tốảnh hưởng đến quản lý chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện

1.5

Công tác quản lý chi ngân sách thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:

Thứ nhất, nhân tố về chế độ quản lý tài chính công

Đó là sự ảnh hưởng của những văn bản nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phôi hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý chi ngân sách. Cụ thể là các văn bản quy định phạm vi, đối tượng chi ngân sách của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý chi

ngân sách và sử dụng quỹ ngân sách; quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu… Các văn bản bản này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách trên một địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi Nhà nước phải ban hành những văn bản đúng đắn, phùhợp với điều kiện thực tế thì công tác quản lý chi NSNN

mới đạt được hiệu quả.

Thứ hai, nhân tố về bộ máy và cán bộ quản lý NSNN

Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách; việc quy định mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận và cán bộ quản lý thu, chi giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quátrình phân công phân cấp quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý chi NSNN. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp tỉnh không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm dụng quyền hạn trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi ngân sách. Nếu bộ

máy và cán bộ có năng lực trình độ thấp, đạo đức bị tha hóa thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý ngân sách.

Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và xã hội.

Quản lý chi ngân sách chịu ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế xã hội và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển xã hội và mức thu nhập bình quân của người dân tăng thì huy động ngân sách cũng tăng, do đó quản lý chi NSNN ít phải đối mặt với mâu thuẫn giữa nhu cầu chi cao mà nguồn thu thấp như ở các địa phương có trình độ phát triển kinh tế thấp. Khi ý thức tuân thủ pháp luật và các chính sách Nhà nước của các tổ chức, cá nhân được nâng cao, năng lực sử dụng NSNN tại các tổ chức và cá nhân thụ hưởng NSNN được cải thiện thì việc sử dụng NSNN sẽ có hiệu quả cao hơn, mức độ vi phạm cũng sẽ thấp hơn. Ngược lại, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp, cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa cao thì sẽ tồn tại tình trạng ỷ lại Nhà nước, lạm dụng chi NSNN…. Làm cho quá trình quản lý chi NSNN khó khăn, phức tạp hơn.

Kinh nghiệm quản lý chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện của một số địa

1.6

phương và bài học cho huyện Lương Tài

1.6.1 Kinh nghiệm quản lý chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện của một số địa phương phương

* Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Giai đoạn 2007-2010, UBND huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã tuyệt đối tuân thủ sự chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị, các ban ngành cấp tỉnh, mặt khác tích cực chỉ đạo các cơ quan, ban ngành của huyện, các xã, thị trấn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch thu chi ngân sách đã đề ra. Huyện Triệu Phong đã có những biện pháp tăng trưởng và tập trung cho nguồn thu ngân sách huyện nhờ việc thực hiện phân cấp quản lý ngân sách huyện do tỉnh Quảng Trị quy định theo luật NSNN. Huyện cũng đã triển khai chỉ đạo chấp hành tốt luật NSNN từ khâu lập, giao dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán ngân sách. Việc chấp hành luật NSNN và các chế độ tài chính hiện hành đã từng bước đi vào nề nếp, chất lượng ngày càng tăng. Qua thực tiễn hoạt động

cho thấy, địa phương quan tâm chỉ đạo thu đạt và vượt dự toán thu được giao. Nguồn thu hầu hết tập trung đầy đủ và kịp thời vào ngân sách theo quy định.

Theo báo cáo quyết toán năm 2007, tổng thu ngân sách là 97.625 triệu đồng đạt 146,8% kế hoạch, trong đó thu trên địa bàn là 10.449 triệu đồng đạt 114,5% kế hoạch, thu trợ cấp 72.164 triệu đồng đạt 125,8%.

Tổng chi ngân sách năm 2007 đạt 97.625 triệu đồng, xấp xỉ 146,8% kế hoạch. Trong đó chi đầu tư phát triển là 15.821 triệu đồng, đạt 212,9% kế hoạch; chi thường xuyên là 80.804 triệu đồng, đạt 139,2% kế hoạch, chi dự phòng đạt 100% kế hoạch.

Nhìn chung, tình hình ngân sách đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Nhiều nhu cầu phát sinh ngoài kế hoạch đã được giải quyết, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội trong năm. Hầu hết các khoản chi đều tăng so với dự toán mà Nghị quyết HĐND huyện giao. Chi ngân sách tăng cao một mặt để tương ứng với trợ cấp có mục tiêu tỉnh bổ sung trong năm, mặt khác để thực hiện thu chuyển nguồn và kết dư năm 2006 chuyển qua.

Tuy đạt được những kết quả như trên, song qua thực tiễn hoạt động cho thấy địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, sai phạm như sau

Về phân cấp quản lý ngân sách: Trong phân cấp nguồn thu, hiện nay cấp tỉnh chưa mạnh dạn phân chia tối đa nguồn thu cho ngân sách huyện. Một số nguồn thu lớn, chủ lực trên địabàn huyện tập trung vào ngân sách tỉnh Quảng Trị. Một số vấn đề chi cho các vấn đề xã hội như: xoá đói giảm nghèo, phát triển văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội do huyện chủ động còn quá hẹp.

Chấp hành dự toán thu ngân sách: Hầu hết các đơn vị quan tâm chỉ đạo thu vượt, đạt dự toán được giao. Nguồn thu cơ bản được huy động vào ngân sách. Tuy nhiên vẫn còn một vài đơn vị còn xảy ra hiện tượng giữ lại nguồn thu nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách năm sau. Một số khoản thu phí, lệ phí và thu khác được để lại chi tại các đơn vị dự toán chưa được lập, giao dự toán; việc quản lý sử dụng còn lãng phí, sai mục đích. Các đơn vị thuộc huyện còn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào bổ sung của ngân sách cấp trên.

Chấp hành dự toán chi ngân sách: Việc cấp phát chi ngân sách được thực hiện theo 2 hình thức là dự toán kinh phí và lệnh chi tiền. Trên thực tế, cấp phát bằng lệnh chi tiền còn chiếm tỷ trọng lớn. Dự toán được giao không sát nên cấp phát còn tình trạng cấp thừa nhóm mục này nhưng lại cấp thiếu nhóm mục khác. Đến cuối năm, có trường hợp phòng tài chính tham mưu cho UBND huyện điều chỉnh nhóm mục này sang nhóm mục khác là không đúng với quy định của luật NSNN.

Trong tổng chi ngân sách huyện, việc bố trí kinh phí ngân sách cho chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng nhỏ. Chi đầu tư phát triển ở huyện có nhu cầu lớn nhưng chưa được đáp ứng.

Chi ngân sách huyện mới chỉ đáp ứng được chi thường xuyên. Thực tiễn cho thấy hầu hết các khoản chi cơ bản bám sát dự toán được duyệt.

Chi quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên của ngân sách huyện. Tại các đơn vị sử dụng ngân sách thì tìm mọi cách để chi hết kinh phí được cấp, chạy chi vào cuối niên độ tài chính.

* Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Lập dự toán ngân sách: Lập dự toán ngân sách là tiền đề cực kỳ quan trọng để thực hiện tiếp các khâu sau. Nhận thức được điều này, huyện đã tiến hành tuân thủ quy trình lập dự toán theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước.

Quản lý thu ngân sách:Nguồn thu của huyện Nam Đàn còn rất hạn hẹp, phần lớn thu

từ nông nghiệp, nguồn thu mang tính chất mùa vụ. Để ngân sách huyện đủ mạnh, có khả năng tự cân đối thu – chi ngân sách và đảm bảo phương tiện vật chất để chính quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo luật định. Đồng thời tự cân đối để chi đầu tư phát triển góp phần xây dựng nông thôn mới, đưa nông thôn ngày càng gần thành thị, nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn, huyện Nam Đàn đã và đang tăng cường củng cố công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện một cách tích cực.

Quản lý chi ngân sách: Ba năm từ 2009 – 2011, tuy nguồn thu còn hạn chế song huyện vẫn đảm bảo những khoản chi cần thiết cho hoạt động thường xuyên, chi đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 31)