Một là, các địa phương khác nhau có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, có phương thức tạo lập ngân sách khác nhau nhưng đều rất coi trong cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngấn ách, nhất là cải cách thể chế, cơ chế quản lý chi ngân sách
cho phù hợp với tiến trình phát triển; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý chi ngân sách ở các cấp, tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý để bồi dưỡng nguồn thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra.
Hai là, các địa phương đều thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiêụ quả chi ngân sách nhà nước trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách.
Ba là,việctriển khai các hoạt động quản lý chi NSĐPphải xuất phát từ điều kiện thực tế về kinh tế - xã hội trên địa bàn và phải liên tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngân sách theo mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bằng các cơ chế đặc
thù, chính quyền địa phương có thể quyết định những vấn đề riêng của mình, thực hiện các hỗ trợ tài chính cần thiết cho các doanh nghiệp để khuyến khích và điều chỉnh sự phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển chung của địa phương.
Kinh nghiệm của địa phương khác là rất quý báu, quy nhiên, do thể chế chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương, từng quốc gia khác nhau nên việc vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác phải sáng tạo, hợp lý, linh hoạt, tránh việc dập khuôn, máy móc.
Các công trình khoa học đã công bốcó liên quan đến đề tài
1.7
1) Nghiên cứu giải pháp quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương – Đào Văn Soái
Công trình trên tập trung nghiên cứu thựctrạng công tác quản lý ngân sách xã, yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã và giải pháp quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
2) Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh –
Trần Quang Đông
Công trình trên tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và chủ yếu tập trung nghiên cứu, xem xét, phân tích, đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Kết luận chương 1
1.8
Ngân sách nhà nước nói chung, chi NSNN nói riêng là công cụ vật chất quan trọng để nhà nước thực hiện các chức năng của mình trong điều tiết, phát triển kinh tế - xã hội. Trong phạm vi địa phương, NSĐP tồn tại như một tất yếu khách quan, là công cụ tài chính của các cấp chính quyền tương ứng và phục vụ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế -
xã hội của các cấp chính quyền đã được phân công quản lý.
Quản lý chi NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định, phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN là một vấn đề các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, nhất là trong điều kiện hiện nay, việc bố trí nguồn vốn NSNN cho các lĩnh vực chi còn dàn trải, tính bao cấp chức được xóa bỏ triệt để, hiệu quả đầu tư còn thấp; việc quản lý,
sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách còn nhiều thất thoát, lãng phí; chi tiêu hành chính và chi ngân sách cho một số lĩnh vực như y tế, giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết, tình trạng chi ngoài dự toán, chi vượt dự toán không
đúng thẩm quyền, sai quy định của Luật NSNN… đang trở thành thách thức, cản trở lớn cho quá trình phát triển của huyện Lương Tài.
Với những cơ sở lý luận cơ bản mang tính khoa học đã trình bày ở Chương 1, sẽ giúp hiểu sâu hơn về chi NSNN, những khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý chi NSNN, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN, để làm căn cứ đánh giá tình hình quản lý, sử dụng NSNN của huyện Lương Tài, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN được trìnhbày ởcác chương sau.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN LƯƠNG TÀI
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
2.1
2.1.1 Đặc điểm địa lý, tự nhiên
• Vị trí địa lý: Lương Tài là một huyện đồng bằng ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Bắc huyện Lương Tài giáp với huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; - Phía Nam huyện Lương Tài giáp với huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương;
- Phía Tây huyện Lương Tài giáp với huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh;
- Phía Đông huyện Lương Tài giáp huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Lương Tài có vị trí thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế xã hội. Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 32km về phía bắc, cách Hà Nội 45km về phía tây, đây là hai thị trường rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển thương mại, dịch vụ,… Huyện có hệ thống các đường tỉnh lộ 280, 281, 284, 285 nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 38; cùng với các tuyến đường huyện và 10,5km đường thủy sông Thái Bình đã hình thành nên mạng lưới giao thông khá thuận tiện cho việc trao đổi và tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế - xã hội. Với vị trí địa lý như vậy, huyện Lương Tài có nhiều thuận lợi để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [10].
• Địa hình, đất đai:
Địa hình: huyện Lương Tài nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình huyện tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình tuy không lớn nhưng Lương Tài là một trong những huyện thấp nhất tỉnh Bắc Ninh. Những vùng trũng ven sông Thái Bình đấtthường xuyên bị úng ngập, giây hóa, khó thoát nước
nên chỉ trồng được một vụ lúa, việc thâm canh tăng vụ gặp nhiều khó khăn ở các xã Lai Hạ, Minh Tân và Trung Kênh;
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Lương Tài – Bắc Ninh [9]
Tình hình sử dụng đất đai: theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2014 thì huyện Lương Tài có diện tích đất tự nhiên là 10.566,57ha, đứng thứ tư trong tổng số tám huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Bắc Ninh. Đơn vị có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là xã Tân Lãng 437,0ha, chiếm 4,13%; đơn vị có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Phú Hòa
1.323,99ha, chiếm 12,53%. Đất được đưa vào sử dụng của huyện là 10.509,26ha, chiếm 99,46% và đất chưa sử dụng là 57,31ha, chiếm 0,54%.
Trong diện tích đất đang sử dụng năm 2014 thì đất nông nghiệp là 5.436,5ha, có xu
hướng giảm qua các năm; đất phi nông nghiệp là 3.720,5ha, chiếm 35,28% và có xu hướng tăng qua các năm. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là 5.449,1ha, chiếm 80,12%; đất nuôi trồng thủy sản là 1.352,3ha, chiếm 19,88%. Trong tổng số diện tích đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa là
5.063,99ha, chiếm 96,22%; còn lại đất trồng cây hàng năm khác chỉ chiếm 3,78%.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Lương Tài, Phòng nông nghiệp huyện Lương Tài).
Điều này thể hiện lúa vẫn là cây trồng chính ở huyện Lương Tài hiện nay và trong những năm tới.
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
* Hệ thống cơ quan hành chính của huyện Lương Tài:
Lương Tài có 14 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 01 thị trấn và 13 xã là: thị trấn Thứa, các xã An Thịnh, Bình Định, Lâm Thao, Lai Hạ, Minh Tân, Mỹ Hương, Phú Hòa, Phú Lương, Quảng Phú, Tân Lãng, Trừng Xá, Trung Chính và Trung Kênh).
Trực thuộc UBND huyện Lương Tài có 12 cơ quan chuyên môn và 58 đơn vị sự
nghiệp (52 đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo và 06 đơn vị sự nghiệp khác). * Dân số và lao động:
Dân số: Lương Tài là một trong tám huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh, tổng số dân theo số liệu thống kê tính đến năm 2014 là 10.556 người.. Dân số phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong huyện, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Thứa (1.271 người/km2) và xã Trung Kênh (1.324 người/km2), thấp nhất ở xã Phú Hoà (689 người/km2
);
Bảng. 2.1. Dân số và tỉ lệ dân số giữa khu vực nông thôn và thành thị
Khu vực Dân số (người) Tỉ lệ (%)
Nông thôn 88.428 90,68%
Bảng 2.2. Dân số và tỉ lệ dân số giới tính
Giới tính Dân số (người) Tỉ lệ (%)
Nam 47.860 49,08%
Nữ 49.653 50,92%
Tình hình dân số của huyện Lương Tài trong 3 năm từ 2012 đến năm 2014 có sự biến động tăng với tỷ lệ tăng dân số bình quân là 0,89%/năm. Nhìn chung mức tăng tương đối thấp và có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Lao động: theo số liệu thống kê năm 2014 toàn huyện có 56.771 người trong độ tuổi lao động, chiếm 58,23% dân số. Trong đó: lao động nông nghiệp khoảng 36.151 người, chiếm 63,68% tổng số lao động và có xu hướng giảm (năm 2007 chiếm tỷ lệ 65,67%, đến năm 2014 chiếm tỷ lệ 63,68%); lao động phi nông nghiệp khoảng 20.620 người, chiếm 36,32% tổng số lao động và có xu hướng tăng (năm 2012 chiếm tỷ lệ 34,33%, đến năm 2014 chiếm tỷ lệ 36,32%); tuy nhiên lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu và tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp thuần túy.
Bảng 2.3. Tỉ lệ giữa lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp
Lao động Số người Tỉ lệ
Lao động nông nghiệp 36.151 63,68%
Lao động phi nông nghiệp 20.620 36,32%
Hộ nghèo: theo số liệu thống kê năm 2014, toàn huyện có 30.181 hộ; trong đó hộ nghèo là 3.272, chiếm tỷ lệ 10,84%. Trong những năm qua, đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh việc xóa đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong các năm qua nhìn chung có xu hướng giảm dần (năm 2012 là 4.409 hộ, chiếm tỷ lệ 15,33%; đến năm 2014 là 3.272 hộ, chiếm tỷ lệ 10,84%).
Hệ thống giao thông: Lương Tài có hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại cho nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mạng lưới giao thông đường bộ toàn huyện có 699,28 km, mật độ đường 6,61
km/km2 thuộc loại cao so với bình quân chung so với toàn tỉnh và cả nước. Trong đó: đường tỉnh lộ gồm 04 tuyến với chiều dài 51,2 km; đường huyện lộ gồm 13 tuyến với chiều dài 51,3 km, đường liên xã chiều dài 170,6 km, đường xã, thôn chiều dài 283,4 km. Trong những năm qua hệ thống đường giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng, hiện nay tổng chiều dài đường bê tông nông thôn toàn huyện là 277,7
km;
Bên cạnh đường bộ huyện Lương Tài còn có 10,5 km đường thủy sông Thái Bình chạy qua, đây cũng là một phần trong hệ thống giao thông vận tải của huyện.
Hệ thống thủy lợi: thủy lợi là biện pháp quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định. Trong những năm qua các công trình thủy lợi của huyện được quan tâm làm mới và nâng cấp cải tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp như: tạo ra cơ cấu cây trồng thay đổi, diện tích đất một vụ bị thu hẹp, năng suất cây trồng tăng, hệ số sử dụng đất tăng,…
Theo số liệu thống kê, toàn huyện hiện có 94 trạm bơm tưới tiêu do nhà nước và nhân dân đầu tư xây dựng với 124 máy bơm các loại đảm bảo tưới, tiêu cho khoảng 5.750ha. Hệ thống kênh mương tưới tiêu khá hoàn chỉnh: kênh tưới có tổng chiều dài 161,84 km; kênh tiêu có tổng chiều dài 111,72 km. Song do địa hình của huyện đã ảnh hưởng đến việc tưới tiêu ở một số xã thuộc phía Đông của huyện, nên hàng năm tình trạng ngập úng cục bộ vẫn xảy ra ở các địa phương trên, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Giáo dục và đào tạo: hiện nay huyện có 17 trường Mầm non, 19 trường Tiểu học, 15 trường Trung học cơ sở, 04 trường Trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện và 14 Trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.Trường học đều được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, có 10/17 trường Mầm non, 19/19 trường Tiểu học và 06/15 trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
Y tế: đến nay toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 trung tâm y tế, 14 trạm y tế xã với tổng số là 185 giường bệnh. Số cán bộ y tế 251 người; trong đó có 67 bác sỹ, 135 y sỹ, 12 dược sỹ. Tính bình quân trong toàn huyện khoảng 2.075 người dân có 01 bác sỹ; 100% xã, thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia về công tác y tế cơ sở.
Bảng 2.4. Tình hình y tế tại huyện Lương Tài
STT Chỉ tiêu Số lượng Số giường
bệnh Cán bộ y tế Bác sỹ Y sỹ Dược sỹ
1 Bệnh viện đa khoa
tuyến huyện 1
185 251 67 135 12
2 Trung tâm y tế 1
3 Trạm y tế 14
Hệ thống điện: hiện nay 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện có điện lưới quốc gia; có trên 500 km đường dây truyền tải điện trung thế, hạ thế; có 148 trạm biến áp, cơ bản đã đảm bảo cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, chất lượng điện vẫn còn thấp, cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trong thời gian tới thì mạng lưới điện trên địa bàn huyện cần được đầu tư xây dựng mới cũng như nâng cấp, cải tạo các tuyến cũ.
Hệ thống thông tin liên lạc: huyện có 15 đài phát thanh, truyền thanh (01 đài phát thanh huyện và 14 đài truyền thanh xã, thị trấn); có 02 trung tâm bưu chính viễn thông là thị trấn Thứa và Kênh Vàng. Cơ sở vật chất thông tin liên lạc trong những năm qua có những bước phát triển mạnh, 100% số xã trong huyện đã phủ xong mạng lưới điện thoại di động và điện thoại cố định, đến cuối năm 2014 có khoảng 12.848 máy điện thoại cố định, đạt bình quân 13,2 máy/100 dân. Thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận, nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền, phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn và phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo, quản lý ở địaphương.
Bảng 2.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng huyện Lương Tài [3]
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
I. Đường giao thông
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng 2. Tỉnh lộ km 51,2 3. Huyện lộ km 51,3 II. Hệ thống điện 1. Trạm biến thế Trạm 148 2. Đường dây 35kv, 22kv, 10kv km 114,73 III. Hệ thống thủy lợi 1. Kênh tưới km 161,84 2. Kênh tiêu km 111,72