• Mục tiêu:
+ Giai đoạn 2016-2020: Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 4.595 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 10%; trong đó ngành công nghiệp đạt 3.121 tỷ
đồng và tăng 11,2%/năm. Tổng giá trị tăng thêm đến năm 2020 đạt 1.625 tỷ đồng, bình quân tăng 9,9%/năm; trong đó ngành công nghiệp đạt 1.278 tỷ đồng, tăng 10,7%/năm. + Giai đoạn 2021-2025: Tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi tăng 10,8%;Tổng giá trị tăng thêm đến năm 2025 đạt 2.695 tỷ đồng và tăng 10,6%/năm.
+ Giai đoạn 2026-2030: Tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi tăng 11,2%; Tổng giá trị tăng thêm đến năm 2030 đạt 4.538 tỷ đồng và tăng 11%/năm. [2]
• Định hướng phát triển công nghiệp vàxây dựng:
- Ưu tiên các nguồn nội lực phát huy các ngành có tiềm năng, thế mạnh như chế biến nông sản như: chế biến lương thực, thực phẩm, nhằm khai thác các nguồn lực tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện.
- Tập trung khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, chủ động tìm tòi các ngành nghề thủ công mới như mây tre đan, thêu ren…nhằm phát triển các ngành nghề thủ công ở tất cả các xã trong huyện.
- Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống trong huyện như công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí chế biến và chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm,…
- Xây dựng cơ chế hợp lý, khai thác các nguồn lực bên ngoài để phát triển các cụm
công nghiệp tập trung, quan tâm đầu tư hỗ trợ tiểu thủ công nghiệp phát triển, chú ý tới công nghiệp thu hút nhiều lao động, nhưng đảm bảo không ô nhiễm như: sản xuất vật liệu xây dựng không nung, may mặc....
- Phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh (kinh tế hộ, kinh tế tư nhân, kinh tế HTX) để phát triển công nghiệp, TTCN và xây dựng, nhất là xây dựng trong điều kiện đô thị hoá nhanh và nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.