Ngành thương mại, dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 77)

• Mục tiêu:

+ Giai đoạn 2016-2020: Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) các ngànhdịch vụ đến năm 2020 đạt 1.343 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 10,2%. Tổng giá trị tăng thêm đến năm 2020 đạt 1.280 tỷ đồng, bình quân tăng 10%/năm.

+ Giai đoạn 2021-2025: Tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi tăng 10,5%; Tổng giá trị tăng thêm đến năm 2025 đạt 2.091 tỷ đồng và tăng 10,3%/năm.

+ Giai đoạn 2026-2030: Tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi tăng 10,6%; Tổng giá trị tăng thêm đến năm 2030 đạt 3.436 tỷ đồng và tăng 10,4%/năm.

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân tăng 14,5%/năm giai đoạn 2016-2020; tăng 14,7%/năm giai đoạn 2021-2025 và tăng 15%/năm giai đoạn 2026-2030. [2]

Chỉ đạo đẩy mạnh mở rộng mạng lưới bán lẻ hàng hoá; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ, kinh doanh và mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm, tăng cường đầu tư liên doanh, liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh. Tạo mọi điều kiện thu hút các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các loại hình dịch vụ như: tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, nhà hàng, khách sạn, chăm sóc sức khoẻ trên địa bàn huyện.

Nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại dịch vụ

nhằm thực hiện chức năng định hướng thị trường. Tăng cường các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động

kinh doanh có điều kiện như: xăng dầu, thuốc tân dược, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch, di chuyển, xây mới, cải tạo nâng cấp hệ thống chợ

nông thôn gắn với quy hoạch nông thôn mới; phát triển thương mại dịch vụ tại các khu, cụm công nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các dịch vụbưu chính viễn thông.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt quy hoạch phát triển thương mai dịch vụ, mạng lưới chợ nông thôn. Hoàn thành cải tạo, nâng cấp, xây mới các chợ trên địa bàn huyện, xã

như chợ Vó, chợ Nắp, chợ Đò... Xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp của địa phương.

Thu chi ngân sách và hoạt động ngân hàng, tín dụng: Chỉ đạo điều hành ngân sách

đúng luật, khai thác triệt để các nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và công bằng.

nguồn thu, đồng thời tích cực chống thất thu thuế và gian lận thương mại. Thực hiện tiết kiệm chi ngân sách trên cơ sở vận dụng những định mức hợp lý để có thể loại bỏ

các khoản chi tiêu quá mức hoặc không phải chức năng của chi ngân sách, giảm áp lực

cho ngân sách Nhà nước. Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản chi ngân sách. Thực hiện nghiêm các Chỉ thị của Thủtướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của tỉnh về tăng cường quản lý vốn ngân sách Nhà nước; có các giải pháp tích cực để khắc phục, tiến tới giải quyết dứt điểm tình trạng nợđọng xây dựng cơ bản ở ngân sách cấp

xã. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đầu tư các dự án đầu tư sử

dụng các nguồn vốn, phối hợp thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư cộng đồng nhằm phát hiện và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; đề nghị các ngân hàng đầu tư trang thiết bị

hiện đại hoá công nghệ thông tin, để thực hiện các dịch vụ qua ngân hàng an toàn, thuận tiện, hiệu quả; thực hiện việc tốt việc cung ứng vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân, trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ theo

quy định của pháp luật.

Phát triển hoạt động tín dụng gắn với phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Chú trọng cung ứng kịp thời vốn tín dụng để nông dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong lĩnh

vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Tăng cường đầu tư vốn tín dụng trung hạn và dài hạn cho các xí nghiệp chế biến nhằm nâng cấp trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm giảm giá thành nâng cao sức cạnh tranh và tạo ra những mặt hàng công nghiệp mới có trên thị trường tiêu thụ và hiệu quảnhanh. Đặc biệt chú trọng đến các hộ tiểu thủ công nghiệp tại nông thôn để hỗ trợ vốn tín dụng ngắn hạn hoặc trung hạn có ưu đãi trong điều kiện cho phép.

Phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ vận tải, đa dạng hóa các loại hình bưu chính viễn thông. Quy hoạch hệ thống bưu chính viễn thôngđến các xã trong huyện. Đặc biệt, mở rộng các hình thức kinh doanh tư nhân đối với các hoạt động bưu chính, viễn thông như dịch vụ điện thoại, dịch vụ internet,…trong đó phát triển mạnh các dịch vụ có tiềm năng như: Internet tốc độ cao, điện thoại đường dài VOIP giá rẻ,

phát triển mạnh thuê bao không dây, năm 2020 đạt trên 50 thuê bao điện thoại/100

dân.

Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước

3.2

tại huyện Lương Tài

3.2.1 Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền

Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản

lý ngân sách; do đó quản lý ngân sách từ khâu lập dựtoán đến khâu điều hành đã có

chuyển biến tích cực; nhiều đơn vị đã quan tâm khai thác, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu nhằm cân đối cho các nhu cầu chi trên địa bàn. Cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, các cơ quan, ban ngành đã nhận thức đầy đủ hơn về quyền hạn, trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng ngân sách. Công tác kế toán đã dần đi vào nề nếp, ứng dụng tin học trong kế toán ngân sách từng bước được mở rộng.

Tuy nhiên, để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tiền và tài sản nhà nước, khắc phục những tồn tại, yếu kém và khuyết điểm; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, xã, thị trấn, các cơ quan ban ngành thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau:

• Sở Tài chính có trách nhiệm

- Tham mưu cho UBND tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai kịp thời, có hiệu quả

các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quyết định, chỉ thị của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý tài chính - ngân sách xã để các tổ

chức, cá nhân có liên quan thực hiện và nhân dân biết, giám sát việc thực hiện.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn, các cơ

aun ban ngành thực hiện Luật Ngân sách nhà nước; Chếđộ tài chính và Luật Kế toán; xử lý nghiêm các vi phạm.

- Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành xây dựng văn bản hướng dẫn; quy trình huy

động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân theo đúng Quy chế dân chủởcơ sở, trình UBND tỉnh trong tháng 01/2014.

- Rà soát các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu trên địa bàn địa phương; tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản thu tại

các di tích đền, chùa, danh lam thắng cảnh,... đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy

định của pháp luật.

- Hàng năm, tiến hành tổng kết công tác quản lý tài chính - ngân sách (có thể tổ chức theo cụm) để kịp thời đánh giá những mặt được, chưa được và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quản lý ngân sách.

Để thực hiện thành công mục tiêu đề ra, Sở cần phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan trong ngành Tài chính bám sát chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 và các chế độ, chính sách hiện hành để xây dựng dự toán thu ngân sách 2018; đồng thời triển khai thực hiện công tác thu ngân sách trên cơ sở rà soát, phân loại, đánh giá đầy đủ các nguồn thu phát sinh và kết quảtình hình thực hiện nhiệm vụ thu năm 2017. Sở chủ động phối hợp với các đơn vị trong ngành tăng cường công tác tổng hợp đánh giá tình hình, dự báo khả năng thu ngân sách hàng tháng, hàng quý. Phối hợp với cơ quan thuế tham mưu thực hiện đấu tranh có hiệu quả với những hành vi trốn lậu thuế, tập trung vào địa bàn, lĩnh vực có số thu lớn. Rà soát lại doanh số, mức thuế của các đối tượng thu và tình hình phát triển sản xuất kinh doanh để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời theo quy định.

Đồng thời, có kế hoạch đôn đốc, xử lý các khoản nợ đọng thuế có khả năng thu hồi của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Thuế và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành từ năm 2017; thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thu theo chính sách, pháp luật thuế mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng, hướng dẫn cơ chế, chính sách, định mức tài chính phù hợp với thực tế địa phương. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra; duyệt quyết toán ngân sách đảm bảo kế hoạch đề ra với mục tiêu nâng cao hiệu quả chi tiêu công, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính ngân sách.

Sở chủ động tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 36a/NQ - CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Nghị quyết số 35/NQ - CP của Chính phủ về hỗ trợ và

phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính, khai, nộp, hoàn thuế điện tử và các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hóa đơn điện tử có xác thực của cơ quan thuế; phát hiện loại bỏ hoặc kiến nghị loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế.

• Thanh tra Nhà nước tỉnh

Mục đích của hoạt động thanh tra nói chung cũng như thanh tra tài chính nói riêng

nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; phòng chống tham nhũng; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính - ngân sách và quản lý đầu

tư xây dựng của cấp xã, thị trấn để kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn, phòng ngừa những vi phạm; kiên quyết xử lý các trường hợp buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, đầu

tư không có hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; hàng

năm phối hợp với thanh tra chuyên ngành tài chính và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên đề trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.

• UBND huyện

- Tiến hành rà soát trình độ, năng lực của đội ngũ công chức làm công tác tài chính -

ngân sách trên địa bàn huyện, bố trí những người được đào tạo cơ bản, có đủ trình độ,

năng lực và phẩm chất đảm nhiệm các các công việc chuyên môn, nghiệp vụ; kiên quyết thay thế những người làm công tác tài chính - ngân sách không đủ năng lực, phẩm chất; thực hiện luân chuyển đối với những công chức quản lý địa chính, tài chính - ngân sách theo quy định.

- Tăng cường hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý để cập nhật kịp thời các chế độ, chính sách, quy định mới của nhà nước cho lãnh đạo và công chức làm công tác kế toán tài chính - ngân sách.

- Chỉ đạo công tác lập dự toán sát thực tế; phản ánh đầy đủ các khoản thu theo các sắc thuế, phí, lệ phí, thu đóng góp,... vào NSNN theo đúng quy định của Luật Ngân sách

nhà nước, chỉ đạo xây dựng dự toán thu hàng năm vừa đảm bảo thu đúng, thu đủ cho NSNN vừa quan tâm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính - ngân sách; phản ánh kịp thời về UBND tỉnh và các ngành liên quan những phát sinh vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện đểđược xem xét, giải quyết.

- UBND các huyện phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai Đề án xây dựng nông thôn mới, việc cho chủtrương đầu tư đối với các dựán trong địa bàn huyện phải

đảm bảo cân đối được nguồn vốn thực hiện và trả nợ. Đối với những xã có công nợ

xây dựng cơ bản lớn, chưa có nguồn trả nợ thì kiên quyết không cho triển khai các dự án đầu tư mới bằng nguồn vốn của ngân sách cấp xã.

• UBND xã, thị trấn

- Chủ động rà soát công tác quản lý ngân sách xã, có biện pháp cụ thể chấn chỉnh ngay những sai phạm, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng ngân sách ở tất cả các khâu lập, chấp hành, và quyết toán ngân sách, tiền, tài sản nhà nước và tài nguyên

đất đai, khoáng sản,... trên địa bàn nhằm sớm lập lại kỷcương pháp luật trong công tác quản lý tài chính - ngân sách xã, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội ở cơ sở.

- Tập trung rà soát, kiểm tra toàn diện các nguồn thu để quản lý thu đúng, thu đủ

các khoản thu phát sinh trên địa bàn; đồng thời quan tâm đến việc nuôi dưỡng nguồn thu bền vững tại xã; khắc phục kịp thời tình trạng ký hợp đồng giao thầu,

khoán đối với đất công ích, đầm, ao, hồ,... có thời gian dài (trên 05 năm) và thu tiền

trước một lần làm ảnh hưởng đến cân đối ngân sách xã, phường, thị trấn các năm

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục,...), vi phạm Quy chế dân chủ ở cơ sở, thu đóng góp

quá sức dân, sử dụng nguồn thu đóng góp của nhân dân không đúng mục tiêu đề ra,

sai quy định,...

- Về quản lý chi ngân sách xã phải tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả; chi ngân sách phải theo dự toán; chi đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng định mức tiêu chuẩn, sử dụng dự phòng ngân sách theo đúng quy định. Thực hiện nghiêm chế độ hạch toán và chứng từ, hóa đơn, sổ sách kế toán; nghiêm cấm việc thành lập quỹ ngoài ngân sách để chi tiêu trái pháp luật, khắc phục tình trạng thu - chi không qua Kho bạc Nhà nước; chấp hành chế độ báo cáo tài chính - ngân sách và quyết toán

ngân sách theo đúng mẫu biểu, mục lục ngân sách và thời gian quy định; thực hiện công khai quyết toán sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

- Xây dựng, hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công theo đúng Quy

chế quản lý Tài chính quy định tại Nghị định số 130/NĐ-CP của Chính phủ, các quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 77)