Kinh nghiệm quản lý chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện của một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 39)

các chính sách Nhà nước của các tổ chức, cá nhân được nâng cao, năng lực sử dụng NSNN tại các tổ chức và cá nhân thụ hưởng NSNN được cải thiện thì việc sử dụng NSNN sẽ có hiệu quả cao hơn, mức độ vi phạm cũng sẽ thấp hơn. Ngược lại, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp, cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa cao thì sẽ tồn tại tình trạng ỷ lại Nhà nước, lạm dụng chi NSNN…. Làm cho quá trình quản lý chi NSNN khó khăn, phức tạp hơn.

Kinh nghiệm quản lý chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện của một số địa

1.6

phương và bài học cho huyện Lương Tài

1.6.1 Kinh nghiệm quản lý chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện của một số địa phương phương

* Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Giai đoạn 2007-2010, UBND huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã tuyệt đối tuân thủ sự chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị, các ban ngành cấp tỉnh, mặt khác tích cực chỉ đạo các cơ quan, ban ngành của huyện, các xã, thị trấn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch thu chi ngân sách đã đề ra. Huyện Triệu Phong đã có những biện pháp tăng trưởng và tập trung cho nguồn thu ngân sách huyện nhờ việc thực hiện phân cấp quản lý ngân sách huyện do tỉnh Quảng Trị quy định theo luật NSNN. Huyện cũng đã triển khai chỉ đạo chấp hành tốt luật NSNN từ khâu lập, giao dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán ngân sách. Việc chấp hành luật NSNN và các chế độ tài chính hiện hành đã từng bước đi vào nề nếp, chất lượng ngày càng tăng. Qua thực tiễn hoạt động

cho thấy, địa phương quan tâm chỉ đạo thu đạt và vượt dự toán thu được giao. Nguồn thu hầu hết tập trung đầy đủ và kịp thời vào ngân sách theo quy định.

Theo báo cáo quyết toán năm 2007, tổng thu ngân sách là 97.625 triệu đồng đạt 146,8% kế hoạch, trong đó thu trên địa bàn là 10.449 triệu đồng đạt 114,5% kế hoạch, thu trợ cấp 72.164 triệu đồng đạt 125,8%.

Tổng chi ngân sách năm 2007 đạt 97.625 triệu đồng, xấp xỉ 146,8% kế hoạch. Trong đó chi đầu tư phát triển là 15.821 triệu đồng, đạt 212,9% kế hoạch; chi thường xuyên là 80.804 triệu đồng, đạt 139,2% kế hoạch, chi dự phòng đạt 100% kế hoạch.

Nhìn chung, tình hình ngân sách đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Nhiều nhu cầu phát sinh ngoài kế hoạch đã được giải quyết, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội trong năm. Hầu hết các khoản chi đều tăng so với dự toán mà Nghị quyết HĐND huyện giao. Chi ngân sách tăng cao một mặt để tương ứng với trợ cấp có mục tiêu tỉnh bổ sung trong năm, mặt khác để thực hiện thu chuyển nguồn và kết dư năm 2006 chuyển qua.

Tuy đạt được những kết quả như trên, song qua thực tiễn hoạt động cho thấy địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, sai phạm như sau

Về phân cấp quản lý ngân sách: Trong phân cấp nguồn thu, hiện nay cấp tỉnh chưa mạnh dạn phân chia tối đa nguồn thu cho ngân sách huyện. Một số nguồn thu lớn, chủ lực trên địabàn huyện tập trung vào ngân sách tỉnh Quảng Trị. Một số vấn đề chi cho các vấn đề xã hội như: xoá đói giảm nghèo, phát triển văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội do huyện chủ động còn quá hẹp.

Chấp hành dự toán thu ngân sách: Hầu hết các đơn vị quan tâm chỉ đạo thu vượt, đạt dự toán được giao. Nguồn thu cơ bản được huy động vào ngân sách. Tuy nhiên vẫn còn một vài đơn vị còn xảy ra hiện tượng giữ lại nguồn thu nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách năm sau. Một số khoản thu phí, lệ phí và thu khác được để lại chi tại các đơn vị dự toán chưa được lập, giao dự toán; việc quản lý sử dụng còn lãng phí, sai mục đích. Các đơn vị thuộc huyện còn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào bổ sung của ngân sách cấp trên.

Chấp hành dự toán chi ngân sách: Việc cấp phát chi ngân sách được thực hiện theo 2 hình thức là dự toán kinh phí và lệnh chi tiền. Trên thực tế, cấp phát bằng lệnh chi tiền còn chiếm tỷ trọng lớn. Dự toán được giao không sát nên cấp phát còn tình trạng cấp thừa nhóm mục này nhưng lại cấp thiếu nhóm mục khác. Đến cuối năm, có trường hợp phòng tài chính tham mưu cho UBND huyện điều chỉnh nhóm mục này sang nhóm mục khác là không đúng với quy định của luật NSNN.

Trong tổng chi ngân sách huyện, việc bố trí kinh phí ngân sách cho chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng nhỏ. Chi đầu tư phát triển ở huyện có nhu cầu lớn nhưng chưa được đáp ứng.

Chi ngân sách huyện mới chỉ đáp ứng được chi thường xuyên. Thực tiễn cho thấy hầu hết các khoản chi cơ bản bám sát dự toán được duyệt.

Chi quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên của ngân sách huyện. Tại các đơn vị sử dụng ngân sách thì tìm mọi cách để chi hết kinh phí được cấp, chạy chi vào cuối niên độ tài chính.

* Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Lập dự toán ngân sách: Lập dự toán ngân sách là tiền đề cực kỳ quan trọng để thực hiện tiếp các khâu sau. Nhận thức được điều này, huyện đã tiến hành tuân thủ quy trình lập dự toán theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước.

Quản lý thu ngân sách:Nguồn thu của huyện Nam Đàn còn rất hạn hẹp, phần lớn thu

từ nông nghiệp, nguồn thu mang tính chất mùa vụ. Để ngân sách huyện đủ mạnh, có khả năng tự cân đối thu – chi ngân sách và đảm bảo phương tiện vật chất để chính quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo luật định. Đồng thời tự cân đối để chi đầu tư phát triển góp phần xây dựng nông thôn mới, đưa nông thôn ngày càng gần thành thị, nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn, huyện Nam Đàn đã và đang tăng cường củng cố công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện một cách tích cực.

Quản lý chi ngân sách: Ba năm từ 2009 – 2011, tuy nguồn thu còn hạn chế song huyện vẫn đảm bảo những khoản chi cần thiết cho hoạt động thường xuyên, chi đầu tư phát triển trên địa bàn huyện.

Bảng 1.1. Tình hình thực hiện chi ngân sách tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An giai

đoạn 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dự toán Thực hiện Tỉ lệ (%) Dự toán Thực hiện Tỉ lệ (%) Dự toán Thực hiện Tỉ lệ (%) Tổng chi ngân sách 75.742 78.628 103,81 81.195 85.580 105,4 93.118 96.710 103,86 Chi đầu tư phát triển 19.944 20.823 104,41 19.647 21.825 111,09 23.944 25.046 104,6 Chi thường xuyên 55.798 57.805 103,59 61.548 63.755 103,59 69.174 71.664 103,59

Nhìn vào số liệu trong bảng ta thấy, năm 2009 tổng chi ngân sách là 78.628 triệu đồng đạt 103,81% so với dự toán. Năm 2010 tổng chi ngân sách là 85.580 triệu đồng đạt 103,59% so với con số dự toán đưa ra. Năm 201, tổng chi ngân sách là 96 .710 triệu đồng đạt 103,86% so với dự toán. Nhìn chung, huyện đã dành một khoản chi cho đầu tư phát triển khá lớn so với tổng chi, cả ba năm thực hiện chi đều vượt dự toán giao ban đầu.

Quyết toán ngân sách: Hàng quý, các xã, thị trấn, các đơn vị trong huyện đều tiến hành báo cáo quyết toán gửi phòng tài chính – kế hoạch huyện kiểm tra, chuyển sang KBNN huyện để tổng hợp và quyết toán ngân sách. Cuối năm, phòng tài chính kế

hoạch căn cứ vào bản đối chiếu của mỗi xã lập báo cáo tổng hợp thu chi theo mục lục NSNN trình UBND huyện xem xét để trình UBND tỉnh.

Tuy nhiên, việc quyết toán NSNN ở huyện có một số đơn vị làm tốt, song bên cạnh đó còn có một số đơn vị làm chưa tốt, chưa thực hiện tốt chế độ báo cáo quyết toán theo quy định của luật ngân sách và hướng dẫn của các thông tư do Bộ tài chính ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 39)