Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 65)

Lập dự toán ngân sách

Tuy thực hiện đúng, đầy đủ, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, tuy nhiên các đơn vị lập dự toán hàng năm chậm dẫn đến việc lập dự toán không kịp thời, nhiều nhiệm vụ chi phát sinh trong năm chưa lường trước được. Việc lập dự toán ngân sách huyện hàng năm chưa thật sự xuất phát từ thực tế ở cơ sở, việc xây dựng dự toán ngân sách thường được ấn định dựa theo tính toán của cấp trên.

Việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng còn chậm. Theo quy định tại điều 50 Luật Ngân sách Nhà nước thì “Việc phân bổ NSTW và địa phương năm sau cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện trước ngày 31/12 năm trước”nhưng trên thực tế việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc huyện phải chờ kỳ họp HĐNDcấp huyện mới thông qua được dự toán ngân sách. Điều này làm cho các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện không chủ động trong việc điều hành công việc của đơn vị mình.

Chi ngân sách

Mặc dù các khoản chi trong cũng lĩnh vực cần ưu tiên đã tăng lên qua từng năm tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển của huyện. Các phương án chi có lúc chưa linh hoạt, bám sát thực tế so với đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội phong phú, lúc đó các phương án đang thực hiện đó sẽ trở nên vô dụng.

Một số đơn vị sử dụng ngân sách huyện chưa thực hiện đúng chế độ tài chính và việc sử dụng ngân sách chưa thực sự hiệu quả. Việc thực hiện các chế độ như công tác phí, chi phục vụ hội nghị,… của một số đơn vị chưa thực sự cần thiết và nghiêm túc.

Những hạn chế trong quản lý NSNN còn được thể hiện ở tính hiệu quả còn thấp trong phê duyệt dự án đầu tư. Nhiều dự án phải phê duyệt điều chỉnh quy mô, tăng tổng mức đầu tư; phê duyệt đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn, không phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, đầu tư thiếu đồng bộ. Trong thực hiện còn có dự án chất lượng khảo sát không đảm bảo; thiết kế, lập dự toán không phù hợp. Trong việc đấu thầu còn có hiện tượng chia nhỏ gói thầu, lựa chọn nhà thầu không đảm bảo năng lực, áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không phù hợp quy định, hợp đồng chưa chặt chẽ. Tình trạng thi công chậm tiến độ còn phổ biến, nhiều dự án chậm tiến độ kéo dài, làm tăng chi phí thực hiện. Công tác quản lý chất lượng công trình một số dự án chưa được thực hiện nghiêm túc; chất lượng một số công trình, dự án chưa đảm bảo. Nhiều dự án nghiệm thu sai khối lượng, không đúng thực tế thi công, chưa đầy đủ hồ sơ, thanh toán sai đơn giá. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư còn kéo dài, không đảm bảo thời gian quy định.

Nhu cầu chi xây dựng cơ bản, đặc biệt là chi xây dựng hạ tầng nông thôn của các xã rất lớn nhưng nguồn vốn để đáp ứng chưa được bố trí kịp thời, dẫn đến việc nợ đọng trong xây dựng cơ bản còn cao.

Còn nhiều công trình khởi công mới khi chưa bố trí đủ vốn theo quy định; công tác giải ngân của một số công trình còn thấp, cá biệt có những đơn vị chưa giải ngân được đối với nguồn vốn chuyển nguồn từ năm trước sang do công tác chuẩn bị đầu tư chậm. Ngoài ra, việc ứng trước vốn cho nhà thầu thi công còn gây rủi ro trong trường hợp đơn vị dừng thi công.

Quá trình điều hành ngân sách vẫn phát sinh, bổ sung các nhiệm vụ chi thường xuyên ngoài dự toán và chưa thực sự cấp bách như chi hội nghị, hội thi,…; phải sử dụng nguồn dự phòng ngân sách ngay từ những tháng đầu năm.

Nguyên nhân của những hạn chế

Hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức trong huyện cơ bản đạt chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học theo các chức danh, vị trí đảm nhiệm. Tuy nhiên, một số công chức cán bộ ở xã, thị trấn còn bộc lộ nhiều hạn chế trong chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến quản lý chi ngân sách cấp mình còn nhiều sai sót. Bên cạnh đó, sự quan tâm, lãnh đạo chưa đúng mức của các cấp chính quyền cũng là một lý do khiến việc sử dụng ngân sách chưa thực sự hiệu quả

Việc quản lý ngân sách còn thiếu nghiêm túc nên dễ dẫn đến việc thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, mua sắm tài sản.

Kết luận chương 2

2.5

Ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính được dùng để thực hiện các đường lối đổi mới của đất nước, tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng xã hội được xây dựng, cải tạo và phát triển. Vì vậy, ngân sách đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Lương Tài nói riêng. Những năm gần đây, ngân sách huyện Lương tài đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng đa dạng hơn.

Để đạt được điều đó, huyện Lương Tài đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện bộ máy tổ chức cũng như công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên trong thời gian qua, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo nguồn thu cũng như đáp ứng nhu cầu chi tiêu trên địa bàn nhưng công tác quản lý chi ngân sách ở huyện Lương Tài cũng gặp không ít khó khăn làm ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý chi ngân sách. Nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, huyện Lương Tài đã đảm bảo thực hiện tốt việc tập trung các nguồn thu, đáp ứng kịp thời cho việc chi thường xuyên theo dự toán cũng như các khoản chi phát sinh, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

CHƯƠNG 3 NHNG GII PHÁP HOÀN THIN QUN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TI HUYN LƯƠNG TÀI, TỈNH BC NINH

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương Tài trong thời

3.1

gian tới

3.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020 Việt Nam

cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và các Nghị quyết của Đảng bộ huyện Lương Tài, đồng thời xuất phát từ các tiềm năng,

lợi thế và thực trạng kinh tế của huyện, trong giai đoạn tới phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương Tài theo các quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương Tài phải đặt trong quan hệ tổng thể

với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế

trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cảnước. Phát triển nhanh, hiệu quả

và bền vững (bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường; đồng thời đảm bảo hiệu quảtrước mắt và hiệu quảlâu dài) làm cơ sở để nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư. Trước hết phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội của tỉnh, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu.

Quán triệt quan điểm trên, trong điều kiện tỉnh Bắc Ninh vừa xây dựng xong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và

những quy hoạch và đề án phát triển kinh tế, xã hội khác, bên cạnh các vấn đề về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là những vấn đề về quy hoạch và xây dựng trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính huyện, xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tránh nguy cơ tụt hậu. Những vấn đề trên một mặt phải dựa trên những điều kiện tự

nhiên, kinh tế, xã hội của huyện, một mặt phải dựa vào những định hướng phát triển chung của tỉnh. Đặc biệt, khi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, một mặt phải điều tra đánh giá tiềm năng lợi thếso sánh, đưa ra các định hướng khai thác tiềm năng, mặt khác ngay khi đánh giá tiềm năng cần so sánh các điều kiện của

huyện với các huyện xung quanh để khi khai thác chúng cần tính tới sự khai thác trong một tổng thể các yếu tố có tính chất liên vùng.

Thứ hai, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, rút ngắn khoảng cách và trình độ phát triển của huyện trong tổng thể

kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh.

Thứ ba, chú trọng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tập trung phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng đảm bảo tạo ra

vành đai xanh sinh thái về nông nghiệp của tỉnh tạo động lực trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện một cách bền vững

Căn cứ vào vị trí địa lý, tiềm năng tự nhiên, cơ cấu kinh tế xã hội, xem xét huyện

Lương Tài trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh cho thấy: hiện tại Lương Tài là

huyện thuần nông, kinh tế xã hội chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng và

những quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh đối với Lương Tài theo ngành và theo quy hoạch vùng.

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh, huyện Lương Tài được

xác định là huyện phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo các máy móc, nguyên liệu phục vụ nông, lâm nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn được

quan tâm đầu tư. Vì vậy, Lương Tài cần triển khai các quy hoạch theo các định hướng

đó, đề xuất các giải pháp triển khai để chuyển nhanh cơ cấu kinh tế của huyện theo

phương hướng đã được xác định.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở chú trọng nâng cao mặt bằng dân trí, đào

tạo nhân lực tại chỗ kết hợp với thu hút chất xám và lao động kỹ thuật từ các nguồn phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ năm, phát triển kinh tế gắn liền với ổn định xã hội, giảm tối đa chênh lệch mức sống giữa các khu vực dân cư; đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thuận tiện với các dịch vụ xã hội. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệmôi trường và phát triển bền vững không những đối với phạm vi toàn huyện mà còn cả khu vực khác có liên quan, hướng

tới hình thành một vùng chức năng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, xanh, sạch về môi trường.

Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố hệ thống chính trị, bảo vệ

an ninh quốc phòng, nền hành chính vững mạnh; góp phần giữ vững an ninh quốc phòng.

• Mục tiêu phát triển

Xây dựng Lương Tài trở thành huyện có kinh tế - văn hoá, xã hội phát triển toàn diện,

đến năm 2025 đưa Lương Tài trở thành một trong những huyện có kinh tế phát triển khá của tỉnh, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn nông thôn mới. Phát triển đồng bộ công nghiệp đi đối với dịch vụ phân phối, chu chuyển hàng hóa và các trung tâm phân phối sản phẩm nông nghiệp, hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch và nông sản cao cấp.

Đến năm 2030 Lương Tài là vùng kinh tế phát triểnnăng động, vùng môi trường sinh thái phát triển bền vững, là vành đai xanh của tỉnh Bắc Ninh. Phát triển toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo, văn hóa - xã hội, y tế nâng cao chất lượng đời sống của

nhân dân.

• Mục tiêu cụ thể

Về kinh tế

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên địa bàn huyện Lương Tài bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 8,1%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 9,9%/năm; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dịch vụtăng khoảng 10%/năm; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3%/năm. Giai đoạn 2021-2025, đạt 9,0%, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành tương ứng như

trên lần lượt là 10,6%; 10,3% và 3,2%. Giai đoạn 2026-2030, đạt 9,6%/năm, tương ứng với mức tăng trưởng của ba khu vực là 11%; 10,4% và 3,3%.

- GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đến năm 2020 đạt 49,2 triệu

đồng/người/năm, năm 2025 là 82,5 triệu đồng và năm 2030 đạt 140,6 triệu đồng. - Đến năm 2020, đạt tiêu chí huyện nông thôn mới.

- Đưa cơ cấu kinh tế (tính theo GRDP, giá hiện hành) theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp: Tỷ trọng CN - XD năm 2020 chiếm 41,7%, năm 2025 là 43,1% và năm

2030 chiếm 44,8%; tỷ trọng khu vực dịch vụ, năm 2020 chiếm 35,6%, năm 2025 là 39,6% và năm 2030 khoảng 42,2%.

Về xã hội

- Tốc độ tăng quy mô dân sốđạt 0,88%/năm trong giai đoạn 2016-2020; 0,93% trong

giai đoạn 2021-2025 và 0,98% trong giai đoạn 2026-2030.

- Giải quyết việc làm cho khoảng 3.500 người mỗi năm; Đến năm 2020 giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 3%, năm 2025 dưới 2%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 3-4% vào năm 2020 (theo tiêu chí nghèo đa chiều).

- Sức khoẻ của nhân dân được nâng cao, thể trạng, tầm vóc của người dân được cải thiện: tuổi thọtrung bình đến năm 2020 đạt trên 75 tuổi. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở

trẻem dưới 5 tuổi đến năm 2020 xuống còn dưới 5%, đến năm 2025 còn dưới 3%. - Đến năm 2020, 100% trường học được kiên cốhoá và đạt chuẩn quốc gia.

- Tỷ lệlao động qua đào tạo năm 2020 đạt 75% và năm 2025 đạt trên 80%.

- Tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ và công nghiệp - xây dựng năm 2020 là 60% và năm 2025 là trên 75%.

- Xây dựng, phát triển và vận hành mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp, đa dạng và hiệu quả. Năm 2020 có khoảng trên 60% người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội và 90% tham gia bảo hiểm y tế, đến năm 2025 tỷ lệ các chỉ tiêu tương ưng là 80%

và 100%. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội (chính sách đối với người có công, chính sách trợ cấp xã hội...).

- Đến năm 2016, hoàn thành việc hỗ trợ xây nhà cho hộnghèo, Quý I năm 2017, hoàn thành chương trình xây nhà cho người có công với cách mạng.

- Phấn đấu đến năm 2016, 100% sốxã đạt đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.

- Đảm bảo các công trình thiết chếvăn hóa, thể thao theo quy hoạch; đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, phấn đấu đến năm 2020 có

3.1.2 Các chỉ tiêu , phát triển chủ yếu

3.1.2.1 Lĩnh vực nông nghiệp

• Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Chuyển nhanh nông, lâm nghiệp và thủy sản sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển nông nghiệp hàng hoá gắn liền với hình thành các tiểu vùng chuyên canh những sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế so sánh cao như: lúa đặc sản, cây rau như cà rốt, khoai tây, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững. Sản xuất các sản phẩm nông sản có chất lượng cao, các sản phẩm đặc sản, các loại sản phẩm sạch, an toàn có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu dân cư trong huyện ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 65)