* Đẩy mạnh công tác tư tưởng
Các Mác từng nói “ Lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”. Vì vậy, phải thực hiện tuyên truyền chủtrương, đường lối của
Đảng, chính sách của nhà nước mà cụ thể là trong hoạt động quản lý ngân sách nhà
nước nhằm xây dựng niềm tin, thúc đẩy con người hành động thực hiện thắng lợi mục
tiêu, lý tưởng của Đảng, chính sách của nhà nước. Muốn vậy, trong thời gian tới trong
công tác tư tưởng phải thực hiện được các nội dung sau:
- Không ngừng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhằm đềra đường lối, chính sách
đúng đắn, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị, tạo được sự thống nhất ý chí
và hành động
- Phát huy sức mạnh tổng hợp từcác đơn vị, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả trí tuệ và sựủng hộ của mọi tầng lớp dân cư, mọi tổ chức chính trị, xã hội. - Tin tưởng vào đội
ngũ cán bộ công chức, động viên khơi dậy tính tích cực, tính năng động của cán bộ, công chức tài chính, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ.
- Tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn, tranh thủ sự đồng tình của dân, những người
đóng góp nguồn lực cho nhà nước, những người đem tài năng, trí tuệ và tiền vốn cho phát triển kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội.
Cải cách quản lý tài chính công được xem là một trong bốn nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính công của Việt Nam, vì vậy công tác cải cách quản lý tài chính công cần tiếp tục được đẩy mạnh hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính trong sạch, dân chủ, hiệu quả. Đểđạt được điều này, cần phải:
- Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng các văn bản, mẫu biểu báo cáo số liệu ngân sách đảm bảo tính hợp lý và sự cần thiết khi ban hành.
- Đẩy mạnh thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước vềtài chính theo hướng hiệu quảnhưng vẫn đảm bảo tiến độ thực hiện.
- Thực hiện rà soát, hệ thống hóa các văn bản trong lĩnh vực quản lý ngân sách, trường hợp nhận thấy sự chồng chéo hoặc không phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương
cần kiến nghịỦy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh sửa đổi, bổ sung.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện công tác cải cách quản lý tài chính công.
* Hướng dẫn và thực hiện đồng bộ có hiệu quả luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện quản lý ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay các đơn vị chủ yếu tự nghiên cứu và thực hiện, do đó cần có sự hướng dẫn để thực hiện đồng bộ. Vì vậy, cần phải
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin chính sách trên cơ sở hình thành hệ thống thu nhận thông tin phản hồi vềcác chính sách, cơ chế tài chính từngười dân và doanh nghiệp để khắc phục kịp thời những bất cập và hạn chế của chính sách và quá trình thực hiện chính sách.
Bên cạnh đó, cơ quan tài chính cần hệ thống hóa các văn bản liên quan đến quản lý
ngân sách nhà nước, trên cơ sởđó có sự triển khai đồng bộđến các đơn vịđể đơn vị có ý kiến thắc mắc và được giải đáp, hạn chế tình trạng đơn vị tự nghiên cứu vá áp dụng
sai quy định. Việc triển khai các văn bản quản lý ngân sách không chỉ đối với các cán bộ công chức các cơ quan, ban ngành có liên quan đến công tác quản lý ngân sách mà phải triển khai đến các đối tượng là cán bộ lãnh đạo các ngành, các cơ quan, đơn vị,
chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nhằm đảm bảo nhận thức đầy đủ, cần thiết về
Luật ngân sách, các chế độ thu chi tài chính để tổ chức thực hiện đúng quy định hiện hành.
Đồng thời các văn bản pháp luật đã được hệ thống, các văn bản hướng dẫn, các văn
bản liên quan đến công tác quản lý ngân sách do quận ban hành cần được công bố trên
trang điện tử của quận và thường xuyên được cập nhật để làm cơ sở cho các đơn vị
thực hiện. Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp với Sở Tài chính, Bộ Tài chính mở các lớp tập huấn nghiệp vụcho độngũ cán bộ quản lý ngân sách cấp huyện, đặc biệt là khi phát sinh chế độ, chính sách mới cần kịp thời cử cán bộ quản lý ngân sách cấp huyện liên hệ Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh đểđược hướng dẫn.
* Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý ngân sách.
Cơ quan quản lý nhà nước trong bất kỳlĩnh vực nào cũng không thể hoạt động đơn lẻ
mà cần có sự phối hợp với các cơ quan có liên quan để cùng thực hiện một nhiệm vụ chung, đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan không chồng chéo, đồng thời hỗ trợ
cho các nhiệm vụ của nhau hoàn thành mục tiêu chung. Trong thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện đòi hỏi phải có sựđồng bộ của các
cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện và cả trong quá trình kiểm tra, giám sát để
kịp thời nắm bắt thông tin làm cơ sở tổ chức quản lý. Do đó cần thiết phải tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan như sau:
- Phối hợp giữa cơ quan thuế và phòng Kinh tế về cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh nhằm đảm bảo nguồn thu từ các hộ kinh doanh;
- Phối hợp giữa cơ quan thuế và phòng Tài nguyên môi trường để theo dõi nguồn thu tiền thuê đất;
- Phối hợp giữa cơ quan thuế và Kho bạc nhà nước để quản lý số tiền thu thuế;
- Phối hợp giữa cơ quan thuế và phòng Tài chính Kế hoạch để lập dự toán, chấp hành và quyết toán thu;
- Phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng trong cưỡng chế thu nợ thuế; - Phối hợp giữa phòng Tài chính Kế hoạch và Kho bạc nhà nước quận để kiểm soát quá trình chấp hành dự toán và thực hiện quyết toán ngân sách quận;
- Phối hợp giữa phòng Tài chính Kế hoạch và Thanh tra huyện trong xửlý các đơn vị
vi phạm về tài chính. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý không chỉ là cùng cấp mà còn giữa cấp trên với cấp dưới sao cho thống nhất, cấp trên hướng dẫn, định hướng cho cấp dưới và giúp đỡ cấp dưới thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ngược lại cấp
dưới triển khai thực hiện theo yêu cầu cấp trên qua quá trình đó có thểđề xuất ý kiến, hình thức với các cơ quan cấp trên để có các biện pháp sửa đổi bổ sung kịp thời nhằm thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra.
Kết luận chương 3
3.3
Hoạt động thực tiễn không ngừng vận động phát triển đòi hỏi hoạt động quản lý ngân
sách Nhà nước phải không ngừng vận động, đổi mới phương thức quản lý để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong từng giai đoạn phát triển. Vì vậy, từđịnh hướng của
Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh và Đảng bộ huyện Lương Tài về
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với các nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả công tác quản lý ngân sách Nhà nước cấp huyện tại huyện Lương Tài ởchương 2, trong chương 3 luận văn đã xây dựng các mục tiêu, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách Nhà nước.
KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong những năm qua, việc quản lý, điều hành NSNN theo các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn dưới Luật đã tạo được sự chuyển biến quan trọng, ngày càng chủ động, hiệu quả hơn; việc kiểm soát, thanh tra, kiểm toán được chú trọng đã từng bước nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính trong quản lý NSNN; Sử dụng kinh phí NSNN đã đi vào nề nếp hơn, phù hợp với tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước...phục vụ ngày càng tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.
Trên tinh thần đó, luận văn đã nghiên cứu những nội dung sau đây
Thứ nhất, luận văn nghiên cứu về bản chất của NSNN là quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách. Trên cơ sở lý luận về NSNN, luận văn đưa ra các nhận thức về quản lý NSNN và phân cấp quản lý NSNN
Thứ hai, nghiên cứu ngân sách cấp huyện với tư cách là một cấp ngân sách thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn huyện. Theo đó tìm hiểu vai trò của ngân sách cấp huyện với các nội dung cụ thể của quản lý ngân sách cấp huyện gồm: quản lý thu, chi, cân đối ngân sách, quản lý chu trình ngân sách, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thi đua khen thưởng.
Thứ ba, khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Lương Tài để xem xét tiềm năng của huyện, tạo cơ sở nghiên cứu các mục tiêu cà giải pháp quản lý ngân sách phù hợp trong thời gian tới.
Thứ tư, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Lương Tài giai đoạn 2014 – 2016, phân tích những kết quả đạt được trong quá trình quản lý ngân sách đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó, tìm hiểu những hạn chế gây khó khăn trong hoạt động điều hành, quản lý ngân sách và các nguyên nhân của hạn chế.
Thứ năm, căn cứ đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước, tiềm năng, kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý ngân sách của huyện Lương Tài, luận văn xác định các mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu qảu quản lý ngân sách huyện đến năm 2020 trong từng lĩnh vực quản lý thu, chi, cân đối ngân
sách, quản lý chu trình ngân sách, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen thưởng và một số giải pháp hỗ trợ khác.
Thứ sáu,tác giả kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét các chính sách, công cụ quản lý ngân sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách tại huyện Lương Tài.
Tóm lại, mục tiêu nghiên cứu của luận văn không nằm ngoài mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện tại huyện Lương Tài, đặc biệt là quản lý chi ngân sách, góp phần vào xây dựng nền tài chính huyện nói riêng và nền tài chính tỉnh Bắc Ninh, nền tài chính quốc gia nói chung vững mạnh, làm tiền đề vật chất cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Kiến nghị
Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính
Sau một số năm thực hiện, trước sự thay đổi ngày càng nhanh của tình hình kinh tế - xã hội trong nước, của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đổi mới toàn diện trên các mặt của đời sống xã hội, nhiều quy định của pháp luật đã không còn phù hợp. Vì vậy, cần rà soát, sửa đổi, bổsung các quy định của pháp luật về quản lý tài chính –
ngân sách và các văn bản có liên quan đến công tác này.
Chính phủ và Bộ Tài chính cần tổng kết, sửa đổi một số quy định của Luật NSNN và
các văn bản hướng dẫn luật này, phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cơ quan, bảo đảm thực quyền của các cơ quan và tính minh bạch, công khai trong quản lý, điều hành ngân sách. Bên cạnh đó, cần tránh tình trạng văn bản dưới luật lại có xu hướng thoát ly ra khỏi luật và trên thực tếdường như nó lại có tính pháp
lý cao hơn luật. Đồng thời, tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan lập
phối hợp chặt chẽ để tạo môi trường pháp lý minh bạch trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành ngân sách.
Kiến nghị với tỉnh Bắc Ninh
Trong thời gian qua, thông qua công tác thẩm định quyết toán, thanh tra, kiểm toán các cơ quan chức năng đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh nhiều tồn tại trong công tác
quản lý tài chính ngân sách tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, từ đó đã góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính ngân sách trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên cũng qua kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cho thấy tình hình vi phạm chế độ, chính sách, quản lý thu, chi tài chính ngân sách vẫn còn xảy ra ở các đơn vị; việc thực hiện kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán còn chậm, các cơ quan đơn vị còn thiếu chủ động trong việc chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với các nội dung đã được kiến nghị xử lý; công tác báo cáo kết quả xử lý còn chậm chưa bảo đảm thời gian quy định.
Để đảm bảo việc quản lý sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện nghiêm các chế độ, chính sách quản lý thu, chi tài chính và kiến nghị của cơ quan chức năng đối với công tác quản lý tài chính, ngân sách tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố, trong thời gian đến đề nghị các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, các chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành, đồng thời trong quá trình thực hiện cần phải lưu ý một số nội dung sau:
• Lập và quản lý dự toán chi
Việc lập dự toán phải trên cơ sở chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước, dự toán phải bảo đảm chi tiết theo từng nội dung chi, thuyết minh rõ cơ sở căn cứ tính toán từng nội dung chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.
Quá trình thực hiện chi các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện chi theo đúng dự toán được giao, chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, bảo đảm sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm; kinh phí kinh phí đặc thù
quyền cho phép chuyển sang năm sau chi tiếp theo quy định của chế độ tài chính hiện
hành.
Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tài chính phải tổ chức rà soát lại quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định để thực hiện chi tiêu, bảo đảm quy chế phải quy định rõ các nội dung chi theo chế độ, mức chi của từng nội dung chi.
• Một số nội dung chi chủ yếu cần chú ý
Chi làm thêm giờ:chi tổ chức làm thêm giờ theo đúng chế độ quy định. Chứng từ quyết toán chi tiền làm thêm giờ cầu phải có (Bảng Chấm công làm thêm giờ; Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ và chứng từ pháp lý khác có liên quan).
Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị: thực hiện chi tổ chức hội nghị theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chứng từ quyết toán chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị cần phải có