• Đối với chi đầu tư phát triển
Thực hiện tốt các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Số 07/CT-TTg ngày 30/04/2016 về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB và trái phiếu Chính phủ; số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương. Đảm bảo dành 25% nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trụng chi cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thực hiện nghiêm túc việc đảm bảo 35% kinh phí chuẩn bị đầu tư đối với các công trình khởi công mới.
• Đối với chi thường xuyên
Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, quản lý và sử dụng hợp lý ngân sách nhà nước cân đối giữa thu và chi có tác dụng vô cùng quan trọng, sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, chống suy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu muốn việc chi NSNN có hiệu quả và thực hiện được thì thu NSNN cần phải đạt mức dự toán đề ra để tạo nguồn ngân quỹ cho việc chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nói riêng. Bên cạnh đó phải giảm bớt chi tiêu NSNN, chi hiệu quả và tiết kiệm.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách thu; tăng cường công tác quản lý thu NSNN, tập trung chốngthất thu, xử lý nợđọng thuế,phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhấtdự toán thu NSNN.
- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thu theo hướng vừa khuyến khích sản xuất trong nước và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vừa động viên hợp lý nguồn thu, chống thất thu ngân sách.
hợp với các ngành để nâng cao chất lượng công tác quản lý thu ngân sách.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kết hợp thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về giá; kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác
vào NSNN.
Tăngcườngkiểm soát chi NSNN, bảođảmtiếtkiệm,chặtchẽ và hiệuquả.
- Chủ động rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi thường xuyên; cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản chi mua sắm trang thiết bị, xe ô tô; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, hội thảo quốc gia, lễ khởi công, khánh thành, công bố quyết định…
- Tiết giảm tối thiểu 20% chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu…
- Đảm bảo nguồn thực hiện các chế độ, chính sách đã ban hành và chính sách an sinh
xã hội, hạn chế tối đa bổ sung kinh phí ngoài dự toán.
- Điều hành ngân sách phải bám sát dự toán, hạn chế đến mức thấp nhất việc bổ
sung kinh phí ngoài dựtoán đã giao.
- Nghiêm túc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, các cơ quan quản lý hành chính theo Nghị định số130/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
- Thực hiện nghiêm túc Luật chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện công khai tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước. Đối với các cơ quan, đơn vị sự toán, tiết kiệm tối đa các
khoản chi thường xuyên như: chi phí điện, nước, điện thoại, xăng dầu, chi phí hội nghị, chi tổng kết.
- Quản lý việc chi tiêu ngân sách đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực địa phương.
tác kiểm tra từ khâu lập dự toán và kiểm doát trước khi chi, kiên quyết xử lý kịp thời những sai phạm vềchi tiêu ngân sách Nhà nước.
Rà soát các trườnghợp chính sách để chi thường xuyên thựcsựhiệuquả.
- Sở dĩ có biện pháp này là vì gần đây, số trường hợp giả mạo hồ sơ để nhận tiền chính sách là không nhỏ. Vấn đề này thật sự nghiêm trọng nếu chúng ta không có sự sàng lọc ngay từ ban đầu, việc này sẽ tạo ra 1 khoản chi rất lớn và gây thất thoát NSNN.
- Địa phương cần rà soát, kiểm tra chặt chẽ để xét các trường hợp chính sách như hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, thương binh… để đảm bảo cho quá trình chi thường xuyên được đúng đắn và cho đúng đối tượng.
• Đối với ngân sách cấp xã
- Phân bổ và giao dự toán ngân sách đả bảo các chỉ tiêu pháp lệnh của tỉnh, huyện giao; bố trí dành nguồn cải cách tiền lương theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý việc chi tiêu đúng chính sách, đúng chế độ, đúng định mức của Nhà
nước. Thực hiện tố chế độ quản lý tài chính ngân sách cấp xã, nhất là tài chính
thôn, đảm bảo chếđộ kế toán, công khai tài chính theo quy định của pháp luật. - Trường hợp thu không đạt dự toán huyện giao, phải xây dựng phương án điều chỉnh giảm chi tương ứng, cắt giảm hoặc giãn, hoãn những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, báo cáo Thường trực HĐND xem xét, quyết định.