Công tác quản lý thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 54)

Những năm gần đây, bám sát sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, huyện Lương Tài đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác thu NSNN, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và cân đối thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện. Năm 2014, tổng thu trong cân đối ngân sách huyện đạt

132,2% kế hoạch tỉnh giao; năm 2015 là 154,9% và năm 2016 đạt 123,6% , luôn vượt so với kếhoạch pháp lệnh.

Hình 2.3. Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lương Tài giai đoạn 2014-2016 [6]

Bảng 2.7. Tổng hợp các khoản thu cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh [6]

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng thu trên địa bàn 56.482 81.108 81.960

1 Thu từ lĩnh vựcngoài quốc doanh 32.896 42.396 43.883

- Thuế môn bài 966,73 997,85 1.069,56

- Thuế GTGT 27.103 37.052 34.309 - Thuế TNDN 4060 3661 7.239 - Thuế TTĐB 108 117,78 66,836 - Thu khác 656 556,1 1.196,49 2 Thuế TNCN 2.837 3.113 4.710 3 Lệ phí trước bạ 7.387 9.617 12.817

4 Thuế nhà đất, Thuế SDĐ phi nông

nghiệp, thuế tài nguyên 2.427 2.686 2.202

5 Thu phí, lệ phí 1.141 992,47 845,142

6 Thu tiền khi giao đất 947,511 15.124 5.622

56.482 81.108 81.960 - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 2014 2015 2016 Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

7 Tiền thuê đất 257 377,16 526,92

8 Thu tại xã 1.832 1.581 4.459

9 Thu khác ngân sách 2.844 2.031 2.770

10 Phạt ATGT 1.874 2.631 2.678

11 Thu hồi các khoản chi năm trước 2.034 0 1.443

12 Phí sử dụng đường bộ 0 556,664 0

Từ bảng số liệu trên ta thấy, tổng thu ngân sách huyện có nhiều kết quả tích cực. Thu ngân sách tăng mạnh vào năm 2015 khi tăng thu so với năm 2014 lên đến 24.626 triệu đồng do khoản thu khi giao đất (huyện bán đấu giá đất) tăng 15.123,05 triệu đồng và

thuế GTGT tăng 9.949 triệu đồng so với năm 2014, còn năm 2016 tăng thu so với năm 2015 chỉ 852 triệu đồng. Trong tổng thu, số thu chiếm tỉ trọng cao nhất là các khoản thu từ lĩnh vực ngoài quốc doanh, chiếm 59% vào năm 2014, 53% vào năm 2015 và

54% vào năm 2016. Trong đó, khoản thu từ các lĩnh vực ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng thu cao nhất là do khoản thu từ thuế GTGT khá cao, thường chiếm từ khoảng 40- 50% tổng nguồn thu ngân sách của cả huyện.

Các khoản thuế TNCN, lệ phí trước bạ, tiền thuê đất, tiền thu tại xã, thu phạt ATGT tăng đều qua các năm.

Tuy nhiên, năm 2016, vẫn có một số khoản thu không đạt kế hoạch tỉnh giao và huyện phấn đấu như: thuế GTGT thu từ doanh nghiệp đạt 85,5% kế hoạch; thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 66,8% kế hoạch, thu phí, lệ phí cấp huyện đạt 66,8% kế hoạch. Đó là do trong năm 2016, tỉnh đã tăng giao thu cho huyện, tiêu biểu như thuế GTGT từ doanh nghiệp, tỉnh giao thu cho huyện năm 2016 là 23.240 triệu đồng trong khi giao thu năm 2015 là 12.440 triệu đồng, tăng đến 10.800 triệu đồng.

Bên cạnh đó, dù số thu ngân sách trên địa bàn tăng so với dự toán giao nhưng phân bổ không đồng đều giữa các địa phương; còn một số xã chưa hoàn thành giao thu, do vậy ảnh hưởng đến việc điều hành nhiệm vụ chi của địa phương.

Thực trạng về quản lý chi Ngân sách Nhà nước huyện Lương Tài

2.3

2.3.1 Tình hình lập dự toán, phân bổ dự toán chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện, tại huyện Lương Tài tại huyện Lương Tài

Cùng với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, việc lập dự toán ngân sách chi hàng năm cũng được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc huyện quản lý, dự toán thu do cơ quan thuế lập được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu có liên quan, dự toán thu chi của ngânsách xã, thị trấn; lập dự

toán thu chi ngân sách huyện, dự toán các khoản kinh phí ủy quyền trình UBND huyện để báo cáo, thường trực HĐNDcấp huyện, gửi Sở Tài chính. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu chi của Uỷ ban nhân dân tỉnh, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện thực hiện tham mưu cho Uỷ ban nhân dân đồng cấp trình HĐND đồng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách. Căn cứ Nghị quyết của HĐND, UBND huyện quyết định giao nhiệm vụ thu, chi cho từng cơ quan trực thuộc.

Hàng năm, theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh được thực hiện như sau: Mẫu biểu báo cáo quyết toán năm của ngân sách Nhà nước và ngân sách các cấp thực hiện theo đúng mẫu biểu của chế độ kế toán Nhà nước; Ban tài chính xã, thị trấn lập quyết toán thu chi ngân sách cấp xã trình HĐND xã, thị trấn phê duyệt. Sau khi được HĐND xã, thị trấn phê chuẩn, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi phòng Tài chính – kế hoạch huyện.

Phòng tài chính – kế hoạch huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã, thị trấn; lập quyết toán thu chi ngân sách huyện, tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện (bao gồm quyết toáncác cấp) báo cáo Uỷ ban nhân

dân huyện, trình HĐNDđồng cấp phê chuẩn, Uỷ ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh.

2.3.2 Tình hình chấp hành dự toán chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện

Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cơ bản thực hiện theo dự toán được duyệt vào đầu năm, ngoài ra còn tăng chi trên cơ sở tăng chi để cân đối. Nhờ có vậy, đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Hình 2.4. Chi trong cân đối Ngân sách Nhà nước trên địa bàn [6]

307.418 379.982 600.631 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2014 2015 2016 Đơn vị tính: triệu đồng

Bảng 2.8. Tổng hợp các khoản chi trong cân đối ngân sách Nhà nước huyện Lương Tài giai đoạn 2014-2016 [6]

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự toán Thực hiện Thực hiện/Dự toán Dự toán Thực hiện Thực hiện/Dự toán Dự toán Thực hiện Thực hiện/Dự toán

Tổng chi trong cân đối

NSĐP 247.972 307.418 124% 282.155 379.982 135% 304.388 600.631 197%

I Chi đầu tư phát triển 6.44 45.095 700% 10.398 80.259 772% 12.500 255.130 2041% II Chi thường xuyên 214.004 262.322 123% 238.780 299.723 126% 253.972 345.500 136%

1 Chi SN kinh tế 7.244 9.124 126% 16.103 23.421 145% 15.25 40.138 263%

2 Chi SN giáo dục và đào tạo 126.359 121.654 96% 131.165 135.451 103% 143.542 148.967 104%

3 Chi SN y tế 1.239 876,9 71% 820 1.528 187% 798 1.565 197%

4 Chi SN văn hóa - thể thao 3.483 4.191,8 121% 3.401 5.093,7 150% 3.435 5.507 160%

5 Chi bảo đảm xã hội 24.313 37.599 155% 29.022 34.172 118% 32.993 45.947 139%

6 Chi quản lý hành chính 39.975 64.802 162% 40.828 74.012 181% 40.57 81.232 200%

7 Chi an ninh, quốc phòng 7.038 16.222 230% 6.663 16.666 250% 7.238 16.402 227%

8 Chi SN vệ sinh môi trường 2.34 5.963 255% 7.497 8.502 113% 7.497 4.883 65%

- Đối với khoản chi thường xuyên

Với cố gắng trông công tác kiểm soát chi, hạn chế các mục tiêu chi chưa thực sự cần thiết, qua các năm 2014-2016 công tác chi thường xuyên ngân sách cấp huyện về cơ bản đã vượtkế hoạch được giao. Hàng năm, mức chi thực tế của huyện luôn đạtso với dự toán từ 123% đến 136 %.

Trong 3 năm 2014-2016, khoản chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thường chiếm tỉ trọng lớn nhất,năm 2014 chi sự nghiệp giáo dục là 121.654 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 47% so với tổng số chi thường xuyên, đến năm 2015 là 135.451 triệu đồng chiếm tỉ trọng 46% và năm2016, số chi cho sự nghiệp giáo dục là 148.967 triệu đồng chiếm tỉ trọng 44% so với tổng số chi thường xuyên. Sở dĩ khoản chi cho sự nghiệp giáo dục chiếm tỉ trọng cao như vậy là vì huyện đã theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước, đưa giáo dục lên là quốc sách hàng đầu. Sau Hội nghị Trung ương 8, khóa XI vào tháng 10/2013, vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được coi như là một trong những nội dung vừa chiến lược, vừa cấp thiết. Bởi, đầu tư cho giáo dục là tiền đề quan trọng góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, phát triển con người và nâng cao tính tiến bộ của xã hội.

Khoản chi chiếm tỉ trọng cao thứ hai sau chi cho sự nghiệp giáo dục trong tổng chi thường xuyên là khoản chi về quản lý hành chính. Năm 2014, chi quản lý hành chính là 64.802 triệu đồng, đạt 162% so với dự toán và chiếm tỉ trọng 25% tổng chi thường xuyên; năm 2015, chi quản lý hành chính là 74.012 triệu đồng, đạt 181% dự toán và chiếm tỉ trọng 25% tổng chi thường xuyên. Năm 2016, chi quản lý hành chính là 81.232 triệu đồng đạt 200%, chiếm tỉ trọng 24% tổng chi thường xuyên. Khoản chi này mang tính bắt buộc quan trọng nhằm duy trì và ổn định hoạt động của bộ máy chính quyền.

Tiếp đến là khoản chi đảm bảo xã hội, năm 2014, chi đảm bảo xã hội là 37.599 triệu đồng, đạt 155% kế hoạch, chiếm tỉ trọng 14% tổng chi thường xuyên; năm 2015 là 34.172 triệu đồng, đạt 118% kế hoạch, chiếm tỉ trọng 12% tổng chi thường xuyên; năm 2016, chi đảm bảo xã hội là 45.947 triệu đồng đạt 139% kế hoạch, chiếm tỉ trọng 14% tổng chi thường xuyên.

2.3.3 Tình hình kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện

2.3.3.1 Thanh tra, kiểm tra

Công tác kiểm tra và thanh tra trong quản lý chi ngân sách nhà nước là rất quan trọng. Hàng năm, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, giám sát của HĐND, chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân huyện; các cơ quan chuyên môn tham mưu, xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh, kiểm tra các cấp, các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện. Sau khi kế hoạch được phê duyệt, thông qua, các cơ quan chuyên môn với chức năng nhiệm vụ của mình tiến hành các bước theo trình tự và kế hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo công khai minh bạch; qua công tác thanh, kiểm tra, tìm ra những sai sót, sai phạm để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Bảng 2.9. Tình hình thanh tra, kiểm tra trong năm 2015

Số đơn vị thanh tra, kiểm tra

Nội dung thanh tra,

kiểm tra Nội dung sai phạm

Kiến nghị xử lý

Về kinh tế Về hành chính

10 Công tác

quản lý sử dụng NSNN

- Lập sổ sách, báo cáo tài chính một số đơn vị chưa đầy đủ.

- Một số khoản chi còn chưa đầy đủ chứng từ theo quy định.

- Sai phạm các công trình xây dựng từ nguồn NSNN cấp.

- Chưa thực hiện nghiêm quy định về thực hành tiết kiệm trong chi mua sắm tài sản, chi

sửa chữa và nâng cấp CSVC...

Thu hồi về số tiền

103.650.000đ

Đề nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với một số tổ chức

và cá nhân có liên quan

2.3.3.2 Khen thưởng và xử lý vi phạm

Sau công tác thanh tra, kiểm tra, nếu cá nhân, đơn vị có sai sót, sai phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật, được quy định trong mục 7, Điều 26 của Luật Ngân sách Nhà nước - “cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản lý tài chính - ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, các tổ chức kinh tế, đơn vị

hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và sử dụng ngân sách nhà nước”.

2.3.4 Tình hình quyết toán chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện

Hàng năm, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, trình tự quyết toán chi ngân sách huyện Lương Tài được thực hiện như sau:

- Mẫu biểu báo cáo quyết toán năm của ngân sách Nhà nước được thực hiện theo đúng mẫu biểu của chế độ kế toán Nhà nước

- Ban tài chính xã, thị trấn lập quyết toán chi ngân sách cấp để trình HĐNDxã, thị trấn phê duyệt.

- Sau khi được HĐND xã, thị trấn phê duyệt, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi phòng Tài chính – kế hoạch huyện.

Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán chi ngân sách xã, thị trấn sau đó lập quyết toán thu chi ngân sách huyện, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện, báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, trình HĐNDđồng cấp phê chuẩn, Uỷ ban nhân dânbáo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính.

Đánh giá chung về công tác quản lý chi Ngân sách huyện Lương Tài

2.4

2.4.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, thành tựu trong công tác quản lý thu NSNN

Có thể thấy trong 3 năm từ năm 2014 – 2016, thu NSNN cấp huyện qua các năm đều vượt dự toán và số thu năm sau luôn caohơn năm trước.

Bảng 2.10. Tổng thu 3 năm 2014 - 2016

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Tổng thu trên địa bàn 56.482 81.108 81.960

Do đó, huyện Lương Tài đã hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu dự toán thu đặc biệt là nguồn thu từ thuế vì thuế là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong nguồn thu của

Thứ hai, thành tựu trong công tác quản lý chi NSNN

Cùng với nguồn thu ngân sách tăng lên qua các năm, số chi ngân sách cấp huyện cũng được tăng lên tương ứng, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.

Nhiệm vụ chi được cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư và chi thường xuyên phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Quan điểm về tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính ngày càng được đổi mới cả trong tư duy và cách làm, cách thức sử dụng vốn cho đầu tư phát triển, trong cấp phát thanh toán vốn đầu tư, khoán chi và kiểm

soát chi.

Qua số liệu 3 năm 2014 - 2016, ta thấy khoản chi thường xuyên thường vượt dự toán được giao. Những khoản chi chiếm tỉ trọng cao nhất là: chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chi quản lý hành chính và chi đảm bảo xã hội,… Đây là một trong những chính

sách chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, do đó việc quản lý tài chính ngân sách từ các khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách là hết sức quan trọng.

Qua đó cho thấy, luật ngân sách Nhà nước ra đời có ý nghĩa to lớn và thiết thực, đó còn là động lực, là công cụ không thể thiếu trong quá trình điều hành quản lý, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây là một chủ trương đúng đắn thể hiện tinh thần sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta.

Nhìn chung, công tác điều hành chi ngân sách của các cấp chính quyền địa phương cơ bản bám sát theo dự toán giao đầu năm, một số chỉ tiêu chủ yếu đều hoàn thành và vượt kế hoạch được giao. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi như: được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện Ủy, sự giám sát của HĐND huyện, có sự phối hợp giữa 3 ngành: tài chính – thuế - KBNN tích cực làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 54)