Tình hình quyết toán chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 62)

Hàng năm, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, trình tự quyết toán chi ngân sách huyện Lương Tài được thực hiện như sau:

- Mẫu biểu báo cáo quyết toán năm của ngân sách Nhà nước được thực hiện theo đúng mẫu biểu của chế độ kế toán Nhà nước

- Ban tài chính xã, thị trấn lập quyết toán chi ngân sách cấp để trình HĐNDxã, thị trấn phê duyệt.

- Sau khi được HĐND xã, thị trấn phê duyệt, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi phòng Tài chính – kế hoạch huyện.

Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán chi ngân sách xã, thị trấn sau đó lập quyết toán thu chi ngân sách huyện, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện, báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, trình HĐNDđồng cấp phê chuẩn, Uỷ ban nhân dânbáo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính.

Đánh giá chung về công tác quản lý chi Ngân sách huyện Lương Tài

2.4

2.4.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, thành tựu trong công tác quản lý thu NSNN

Có thể thấy trong 3 năm từ năm 2014 – 2016, thu NSNN cấp huyện qua các năm đều vượt dự toán và số thu năm sau luôn caohơn năm trước.

Bảng 2.10. Tổng thu 3 năm 2014 - 2016

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Tổng thu trên địa bàn 56.482 81.108 81.960

Do đó, huyện Lương Tài đã hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu dự toán thu đặc biệt là nguồn thu từ thuế vì thuế là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong nguồn thu của

Thứ hai, thành tựu trong công tác quản lý chi NSNN

Cùng với nguồn thu ngân sách tăng lên qua các năm, số chi ngân sách cấp huyện cũng được tăng lên tương ứng, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.

Nhiệm vụ chi được cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư và chi thường xuyên phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Quan điểm về tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính ngày càng được đổi mới cả trong tư duy và cách làm, cách thức sử dụng vốn cho đầu tư phát triển, trong cấp phát thanh toán vốn đầu tư, khoán chi và kiểm

soát chi.

Qua số liệu 3 năm 2014 - 2016, ta thấy khoản chi thường xuyên thường vượt dự toán được giao. Những khoản chi chiếm tỉ trọng cao nhất là: chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chi quản lý hành chính và chi đảm bảo xã hội,… Đây là một trong những chính

sách chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, do đó việc quản lý tài chính ngân sách từ các khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách là hết sức quan trọng.

Qua đó cho thấy, luật ngân sách Nhà nước ra đời có ý nghĩa to lớn và thiết thực, đó còn là động lực, là công cụ không thể thiếu trong quá trình điều hành quản lý, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây là một chủ trương đúng đắn thể hiện tinh thần sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta.

Nhìn chung, công tác điều hành chi ngân sách của các cấp chính quyền địa phương cơ bản bám sát theo dự toán giao đầu năm, một số chỉ tiêu chủ yếu đều hoàn thành và vượt kế hoạch được giao. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi như: được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện Ủy, sự giám sát của HĐND huyện, có sự phối hợp giữa 3 ngành: tài chính – thuế - KBNN tích cực làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện điều hành ngân sách cấp mình, các đơn vị sử dụng kinh phí chủ động trong việc sử dụng dự toán, nêu cao tinh thần tiết kiệm và trách nhiệm trong các đơn vị,… thì cũng có không

ít những khó khăn cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chi

Thứ ba, trong quản lý chu trình ngân sách, các cơ quan chức năng có bước chuyển biến tích cực trong thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước và các chế độ quản lý tài chính, từng bước đưa công tác quản lý tài chính vào hoạt động có nền nếp và có hiệu quả từ việc lập, chấp hành đến quyết toán ngân sách, phát huy hiệu quả việc sử dụng kinh phí từ NSNN, phục vụ tốt việc hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Đa số các đơn vị sử dụng ngân sách ngày càng nâng cao trách nhiệm trong việc làm dự toán theo dựa theo yêu cầu, nhiệm vụ và kết quả của những năm trước, đảm bảo phản ánh đúng trong dự toán ngân sách.

Tình hình lập, chấp hành dự toán ngân sách được cải thiện đúng theo quy định của pháp luật, đúng chế độ chính sách, định mức theo quy định hiện hành. Các chỉ tiêu pháp lênh như chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo, sự nghiệp môi trường được đảm bảo đúng theo dự toán tỉnh giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Việc phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi đã đẩy mạnh mối quan hệ tài chính các cấp tạo thế chủ động của địa phương, hạn chế được việc mất cân đối ngân sách. Chế độ kế toán từng bước được sửa đổi ban hành, ngày càng phù hợp với tình hình thực tế của cấp xã; đó là

công cụ đắc lực với các cấp chính quyền địa phương trong quản lý ngân sách.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện đã góp phần không nhỏ trong việc phòng ngừa, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, sử dụng NSNN, tăng cường kỷ cương, khắc phục các yếu kém trong hoạt động tài chính và nâng cao khả năng quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng.

Bên cạnh đó, công tác thi đua khen thưởng đã có những bước thay đổi về cách thức, nội dung thi đua góp phần thúc đẩy phong trào thi đua phát triển, tạo động lực không nhỏ cho các cơ quan, đơn vị cùng phấn đầu hoàn thành mọi nhiệm vụ, đặc biệt là trong hoạt động quản lý NSNN.

Thứ năm, huyện đã xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ngày càng hoàn thiện.đội ngũ cán bộ kế toán tài chính ngân sách xã, các phòng ban trong huyện từng bước được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng theo hướng tiêu chuẩn chuyên môn hóa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống tổ chức bộ

máy quản lý ngân sách không ngừng được đổi mới, nâng cao, hoàn thiện, đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới.

Mặt khác, công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, năng lực quản lý, từng bước hiện đại hóa, sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản

lý tài chính cùng với công tác bồi dưỡng đạo đức, tác phong, củng cố quan điểm, lập trường kiên địnhqua các đợt tổ chức học tập Nghị quyết, lý luận chính trị.

Nguyên nhân của những kết quảđạt được

Những kết quả đạt được nêu trên trong công tác quản lý chi NSNN huyện Lương Tài chủ yếu nhờ vào các nguyên nhân sau:

Thứ nhất,sự lãnh, chỉ đạo của cấp trên, cùng với sự đoàn kết, cố gắng, nỗ lực của các ban ngành, đoàn thểvà nhân dân huyện Lương Tài nên các khoản thu được khai thác, tập trung ngày một lớn. Các khoản chi được tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ hai, Cấp ủy chú trọng đến phương thức lãnh đạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, làm việc theo đúng kế hoạch, chương trình, đề ra các phương án đột phá trong các lĩnh vực kinh tế của huyện.

Thứ ba, UBND huyện Lương Tài đã chú trọng đến công tác xây dựng và thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch cán bộ cơ sở, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

2.4.2 Những hạn chế

Lập dự toán ngân sách

Tuy thực hiện đúng, đầy đủ, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, tuy nhiên các đơn vị lập dự toán hàng năm chậm dẫn đến việc lập dự toán không kịp thời, nhiều nhiệm vụ chi phát sinh trong năm chưa lường trước được. Việc lập dự toán ngân sách huyện hàng năm chưa thật sự xuất phát từ thực tế ở cơ sở, việc xây dựng dự toán ngân sách thường được ấn định dựa theo tính toán của cấp trên.

Việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng còn chậm. Theo quy định tại điều 50 Luật Ngân sách Nhà nước thì “Việc phân bổ NSTW và địa phương năm sau cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện trước ngày 31/12 năm trước”nhưng trên thực tế việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc huyện phải chờ kỳ họp HĐNDcấp huyện mới thông qua được dự toán ngân sách. Điều này làm cho các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện không chủ động trong việc điều hành công việc của đơn vị mình.

Chi ngân sách

Mặc dù các khoản chi trong cũng lĩnh vực cần ưu tiên đã tăng lên qua từng năm tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển của huyện. Các phương án chi có lúc chưa linh hoạt, bám sát thực tế so với đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội phong phú, lúc đó các phương án đang thực hiện đó sẽ trở nên vô dụng.

Một số đơn vị sử dụng ngân sách huyện chưa thực hiện đúng chế độ tài chính và việc sử dụng ngân sách chưa thực sự hiệu quả. Việc thực hiện các chế độ như công tác phí, chi phục vụ hội nghị,… của một số đơn vị chưa thực sự cần thiết và nghiêm túc.

Những hạn chế trong quản lý NSNN còn được thể hiện ở tính hiệu quả còn thấp trong phê duyệt dự án đầu tư. Nhiều dự án phải phê duyệt điều chỉnh quy mô, tăng tổng mức đầu tư; phê duyệt đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn, không phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, đầu tư thiếu đồng bộ. Trong thực hiện còn có dự án chất lượng khảo sát không đảm bảo; thiết kế, lập dự toán không phù hợp. Trong việc đấu thầu còn có hiện tượng chia nhỏ gói thầu, lựa chọn nhà thầu không đảm bảo năng lực, áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không phù hợp quy định, hợp đồng chưa chặt chẽ. Tình trạng thi công chậm tiến độ còn phổ biến, nhiều dự án chậm tiến độ kéo dài, làm tăng chi phí thực hiện. Công tác quản lý chất lượng công trình một số dự án chưa được thực hiện nghiêm túc; chất lượng một số công trình, dự án chưa đảm bảo. Nhiều dự án nghiệm thu sai khối lượng, không đúng thực tế thi công, chưa đầy đủ hồ sơ, thanh toán sai đơn giá. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư còn kéo dài, không đảm bảo thời gian quy định.

Nhu cầu chi xây dựng cơ bản, đặc biệt là chi xây dựng hạ tầng nông thôn của các xã rất lớn nhưng nguồn vốn để đáp ứng chưa được bố trí kịp thời, dẫn đến việc nợ đọng trong xây dựng cơ bản còn cao.

Còn nhiều công trình khởi công mới khi chưa bố trí đủ vốn theo quy định; công tác giải ngân của một số công trình còn thấp, cá biệt có những đơn vị chưa giải ngân được đối với nguồn vốn chuyển nguồn từ năm trước sang do công tác chuẩn bị đầu tư chậm. Ngoài ra, việc ứng trước vốn cho nhà thầu thi công còn gây rủi ro trong trường hợp đơn vị dừng thi công.

Quá trình điều hành ngân sách vẫn phát sinh, bổ sung các nhiệm vụ chi thường xuyên ngoài dự toán và chưa thực sự cấp bách như chi hội nghị, hội thi,…; phải sử dụng nguồn dự phòng ngân sách ngay từ những tháng đầu năm.

Nguyên nhân của những hạn chế

Hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức trong huyện cơ bản đạt chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học theo các chức danh, vị trí đảm nhiệm. Tuy nhiên, một số công chức cán bộ ở xã, thị trấn còn bộc lộ nhiều hạn chế trong chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến quản lý chi ngân sách cấp mình còn nhiều sai sót. Bên cạnh đó, sự quan tâm, lãnh đạo chưa đúng mức của các cấp chính quyền cũng là một lý do khiến việc sử dụng ngân sách chưa thực sự hiệu quả

Việc quản lý ngân sách còn thiếu nghiêm túc nên dễ dẫn đến việc thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, mua sắm tài sản.

Kết luận chương 2

2.5

Ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính được dùng để thực hiện các đường lối đổi mới của đất nước, tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng xã hội được xây dựng, cải tạo và phát triển. Vì vậy, ngân sách đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Lương Tài nói riêng. Những năm gần đây, ngân sách huyện Lương tài đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng đa dạng hơn.

Để đạt được điều đó, huyện Lương Tài đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện bộ máy tổ chức cũng như công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên trong thời gian qua, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo nguồn thu cũng như đáp ứng nhu cầu chi tiêu trên địa bàn nhưng công tác quản lý chi ngân sách ở huyện Lương Tài cũng gặp không ít khó khăn làm ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý chi ngân sách. Nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, huyện Lương Tài đã đảm bảo thực hiện tốt việc tập trung các nguồn thu, đáp ứng kịp thời cho việc chi thường xuyên theo dự toán cũng như các khoản chi phát sinh, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

CHƯƠNG 3 NHNG GII PHÁP HOÀN THIN QUN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TI HUYN LƯƠNG TÀI, TỈNH BC NINH

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương Tài trong thời

3.1

gian tới

3.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020 Việt Nam

cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và các Nghị quyết của Đảng bộ huyện Lương Tài, đồng thời xuất phát từ các tiềm năng,

lợi thế và thực trạng kinh tế của huyện, trong giai đoạn tới phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương Tài theo các quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương Tài phải đặt trong quan hệ tổng thể

với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế

trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cảnước. Phát triển nhanh, hiệu quả

và bền vững (bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường; đồng thời đảm bảo hiệu quảtrước mắt và hiệu quảlâu dài) làm cơ sở để nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư. Trước hết phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội của tỉnh, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu.

Quán triệt quan điểm trên, trong điều kiện tỉnh Bắc Ninh vừa xây dựng xong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và

những quy hoạch và đề án phát triển kinh tế, xã hội khác, bên cạnh các vấn đề về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là những vấn đề về quy hoạch và xây dựng trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính huyện, xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội

tránh nguy cơ tụt hậu. Những vấn đề trên một mặt phải dựa trên những điều kiện tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 62)