Nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 87)

Một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng trong quản lý, điều hành ngân sách

đúng pháp luật và có hiệu quả là nhân tố con người hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân sách. Tài chính – ngân sách là vấn đề phức tạp, hơn nữa quy định về

quản lý, điều hành ngân sách luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu đổi mới, do vậy phải chú trọng trong công tác tuyển dụng cán bộ, chú trọng

công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh

vực này, nhất là thực hiện các chủ trương, chính sách mới, các nghiệp vụ mới phát sinh.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý kinh tế cấp huyện là lực lượng chủ chốt thực thi các nhiệm vụ quản lý kinh tế, triển khai, cụ thể hóa các chính sách của cấp

trên, tham mưu với cấp ủy giải quyết những nảy sinh, vướng mắc tại cơ sở, đồng thời chỉđạo, kiểm tra, giám sát cấp dưới.

Một trong những cách làm tích cực của tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Lương Tài

nói riêng là quản lý đầu vào bằng cách thống nhất áp dụng hình thức tuyển dụng công khai qua thi tuyển, tạo cạnh tranh, có sự sàng lọc nên mặt bằng trình độđội ngũ cán bộ

quản lý ngân sách nâng cao.

Đồng thời, gắn chặt với việc điều động, luân chuyển cán bộ quản lý ngân sách từ tỉnh xuống huyện, từ huyện lên tỉnh hoặc xuống xã, nhằm mục đích tăng cơ hội cọ xát với thực tiễn để rèn luyện bản lĩnh chính trị, chuyên môn. Ngoài chính sách chung của

Trung ương, tỉnh Bắc Ninh còn có chính sách thu hút nhân tài, không chỉ tuyển thẳng

mà các trường hợp có bằng giỏi, thạc sĩ, tiến sĩ mà còn được hỗ trợ thêm kinh phí làm nguồn động viên cả về vật chất lẫn tinh thần cho cán bộđược tuyển thẳng.

Thực tiễn thời gian qua, huyện Lương Tài đã xây dựng được nguồn cán bộ đưa vào

quy hoạch khá dồi dào, phong phú. Chất lượng cán bộ đưa vào nguồn có sự chuyển biến khá so về trình độ chuyên môn, chính trị, độ tuổi bình quân thấp. Về năng lực chuyên môn, 100% số trưởng, phó phòng ban chuyên môn của huyện đều có trình độ đại học trở lên. Chất lượng cán bộ ở huyện Lương Tài nói chung và cán bộ quản lý

ngân sách nói riêng đã được nâng lên so với trước đây khá nhiều; song so với yêu cầu thực tiễn và chất lượng, hiệu quả công việc vẫn còn những hạn chế. Đó là: Năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, thiếu khảnăng

bao quát tình hình.

Để phát triển kinh tế - xã hội, huyện Lương Tài cần đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cán bộ quản lý chi Ngân sách ở cơ sở đủ số lượng, đủ trình độ năng lực. Để đạt mục tiêu, huyện Lương Tài cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chứcm viên chức từ xã đến huyện. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường tạo nguồn cán bộ quản lý chi ngân sách bằng việc phát hiện sớm và đào tạo có định hướng những cán bộ có triển vọng. Hoàn thiện tốt cơ chế “động” và “mở”, cán bộ chuyên trách cấp huyện, giữ các chức danh chủ chốt, cần nghiêm túc thực hiện công tác bầu cử công

khai để chọn những người xứng đáng; bổ nhiệm, luân chuyển đúng chuyên môn.

Hai là,tăng cường rà soát lại năng lực đào tạo của các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tăng cường đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo. Tăng cường

đào tạo, bồi dưỡng các chuyên đề quản lý chi ngân sách, quản lý kinh tếcơ sở cho cán bộ quản lý ngân sách cấp huyện, các kỹnăng gắn với thực hành tại huyện.

Ba là, nâng cao chất lượng dự báo, thông tin tuyên truyền vềđào tạo, sử dụng nhân lực

trên địa bàn huyện. Xác định cụ thể nhu cầu về số lượng, cơ cấu trình độ đào tạo đối với từng ngành kinh tế, làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo xây dựng chiến lược, kế

hoạch đào tạo.

Bốn là, bảo đảm công khai, minh bạch trong tuyển dụng nhân lực. Tổ chức thi tuyển công chức, viên chức nghiêm túc, khách quan. Tăng cường các chếđộ, chính sách đãi

ngộ thỏa đáng, thu hút người có tài, ngoài chế độ chung của Nhà nước, có chế độ riêng, mang tính đột phát, thiết thực về kinh tế, môi trường làm việc.

Trong thời gian tới công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ công chức và đẩy mạnh chống tham nhũng là một trong những biện pháp cần thiết và hỗ

trợ tích cực trong việc đảm bảo hiệu quả quản lý ngân sach nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng. Từđó đẩy lùi tình trạng tham nhũng cần phải giảm bớt độc quyền, giảm bớt tùy tiện trong hoạt động quản lý Ngân sách, đặc biệt là hoạt động chi Ngân sách; cần tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm, cần thiết phải có sự

phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.

Trước yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý, điều hành Ngân sách, cần chú trọng đầu tư, trang thiết bị và các phương tiện làm việc, bảo đảm sử dụng công nghệ thông tin một cách tối ưu trong quản lý, điều hành Ngân sách. Quy định cụ thể

chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong quản lý, điều hành Ngân sách, khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động. Trong thực tế, phải thường xuyên làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân,

đảm bảo cho hệ thống quản lý, điều hành Ngân sách thông suốt, hiệu quả, kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 87)