Tình hình kinh tế-xã hội huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 44)

* Hệ thống cơ quan hành chính của huyện Lương Tài:

Lương Tài có 14 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 01 thị trấn và 13 xã là: thị trấn Thứa, các xã An Thịnh, Bình Định, Lâm Thao, Lai Hạ, Minh Tân, Mỹ Hương, Phú Hòa, Phú Lương, Quảng Phú, Tân Lãng, Trừng Xá, Trung Chính và Trung Kênh).

Trực thuộc UBND huyện Lương Tài có 12 cơ quan chuyên môn và 58 đơn vị sự

nghiệp (52 đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo và 06 đơn vị sự nghiệp khác). * Dân số và lao động:

Dân số: Lương Tài là một trong tám huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh, tổng số dân theo số liệu thống kê tính đến năm 2014 là 10.556 người.. Dân số phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong huyện, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Thứa (1.271 người/km2) và xã Trung Kênh (1.324 người/km2), thấp nhất ở xã Phú Hoà (689 người/km2

);

Bảng. 2.1. Dân số và tỉ lệ dân số giữa khu vực nông thôn và thành thị

Khu vực Dân số (người) Tỉ lệ (%)

Nông thôn 88.428 90,68%

Bảng 2.2. Dân số và tỉ lệ dân số giới tính

Giới tính Dân số (người) Tỉ lệ (%)

Nam 47.860 49,08%

Nữ 49.653 50,92%

Tình hình dân số của huyện Lương Tài trong 3 năm từ 2012 đến năm 2014 có sự biến động tăng với tỷ lệ tăng dân số bình quân là 0,89%/năm. Nhìn chung mức tăng tương đối thấp và có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

Lao động: theo số liệu thống kê năm 2014 toàn huyện có 56.771 người trong độ tuổi lao động, chiếm 58,23% dân số. Trong đó: lao động nông nghiệp khoảng 36.151 người, chiếm 63,68% tổng số lao động và có xu hướng giảm (năm 2007 chiếm tỷ lệ 65,67%, đến năm 2014 chiếm tỷ lệ 63,68%); lao động phi nông nghiệp khoảng 20.620 người, chiếm 36,32% tổng số lao động và có xu hướng tăng (năm 2012 chiếm tỷ lệ 34,33%, đến năm 2014 chiếm tỷ lệ 36,32%); tuy nhiên lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu và tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp thuần túy.

Bảng 2.3. Tỉ lệ giữa lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp

Lao động Số người Tỉ lệ

Lao động nông nghiệp 36.151 63,68%

Lao động phi nông nghiệp 20.620 36,32%

Hộ nghèo: theo số liệu thống kê năm 2014, toàn huyện có 30.181 hộ; trong đó hộ nghèo là 3.272, chiếm tỷ lệ 10,84%. Trong những năm qua, đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh việc xóa đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong các năm qua nhìn chung có xu hướng giảm dần (năm 2012 là 4.409 hộ, chiếm tỷ lệ 15,33%; đến năm 2014 là 3.272 hộ, chiếm tỷ lệ 10,84%).

Hệ thống giao thông: Lương Tài có hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại cho nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mạng lưới giao thông đường bộ toàn huyện có 699,28 km, mật độ đường 6,61

km/km2 thuộc loại cao so với bình quân chung so với toàn tỉnh và cả nước. Trong đó: đường tỉnh lộ gồm 04 tuyến với chiều dài 51,2 km; đường huyện lộ gồm 13 tuyến với chiều dài 51,3 km, đường liên xã chiều dài 170,6 km, đường xã, thôn chiều dài 283,4 km. Trong những năm qua hệ thống đường giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng, hiện nay tổng chiều dài đường bê tông nông thôn toàn huyện là 277,7

km;

Bên cạnh đường bộ huyện Lương Tài còn có 10,5 km đường thủy sông Thái Bình chạy qua, đây cũng là một phần trong hệ thống giao thông vận tải của huyện.

Hệ thống thủy lợi: thủy lợi là biện pháp quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định. Trong những năm qua các công trình thủy lợi của huyện được quan tâm làm mới và nâng cấp cải tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp như: tạo ra cơ cấu cây trồng thay đổi, diện tích đất một vụ bị thu hẹp, năng suất cây trồng tăng, hệ số sử dụng đất tăng,…

Theo số liệu thống kê, toàn huyện hiện có 94 trạm bơm tưới tiêu do nhà nước và nhân dân đầu tư xây dựng với 124 máy bơm các loại đảm bảo tưới, tiêu cho khoảng 5.750ha. Hệ thống kênh mương tưới tiêu khá hoàn chỉnh: kênh tưới có tổng chiều dài 161,84 km; kênh tiêu có tổng chiều dài 111,72 km. Song do địa hình của huyện đã ảnh hưởng đến việc tưới tiêu ở một số xã thuộc phía Đông của huyện, nên hàng năm tình trạng ngập úng cục bộ vẫn xảy ra ở các địa phương trên, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

Giáo dục và đào tạo: hiện nay huyện có 17 trường Mầm non, 19 trường Tiểu học, 15 trường Trung học cơ sở, 04 trường Trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện và 14 Trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.Trường học đều được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, có 10/17 trường Mầm non, 19/19 trường Tiểu học và 06/15 trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

Y tế: đến nay toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 trung tâm y tế, 14 trạm y tế xã với tổng số là 185 giường bệnh. Số cán bộ y tế 251 người; trong đó có 67 bác sỹ, 135 y sỹ, 12 dược sỹ. Tính bình quân trong toàn huyện khoảng 2.075 người dân có 01 bác sỹ; 100% xã, thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia về công tác y tế cơ sở.

Bảng 2.4. Tình hình y tế tại huyện Lương Tài

STT Chỉ tiêu Số lượng Số giường

bệnh Cán bộ y tế Bác sỹ Y sỹ Dược sỹ

1 Bệnh viện đa khoa

tuyến huyện 1

185 251 67 135 12

2 Trung tâm y tế 1

3 Trạm y tế 14

Hệ thống điện: hiện nay 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện có điện lưới quốc gia; có trên 500 km đường dây truyền tải điện trung thế, hạ thế; có 148 trạm biến áp, cơ bản đã đảm bảo cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, chất lượng điện vẫn còn thấp, cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trong thời gian tới thì mạng lưới điện trên địa bàn huyện cần được đầu tư xây dựng mới cũng như nâng cấp, cải tạo các tuyến cũ.

Hệ thống thông tin liên lạc: huyện có 15 đài phát thanh, truyền thanh (01 đài phát thanh huyện và 14 đài truyền thanh xã, thị trấn); có 02 trung tâm bưu chính viễn thông là thị trấn Thứa và Kênh Vàng. Cơ sở vật chất thông tin liên lạc trong những năm qua có những bước phát triển mạnh, 100% số xã trong huyện đã phủ xong mạng lưới điện thoại di động và điện thoại cố định, đến cuối năm 2014 có khoảng 12.848 máy điện thoại cố định, đạt bình quân 13,2 máy/100 dân. Thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận, nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền, phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn và phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo, quản lý ở địaphương.

Bảng 2.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng huyện Lương Tài [3]

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

I. Đường giao thông

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng 2. Tỉnh lộ km 51,2 3. Huyện lộ km 51,3 II. Hệ thống điện 1. Trạm biến thế Trạm 148 2. Đường dây 35kv, 22kv, 10kv km 114,73 III. Hệ thống thủy lợi 1. Kênh tưới km 161,84 2. Kênh tiêu km 111,72 3. Trạm bơm Trạm 94

IV. Công trình phúc lợi

1. Trường học Trường 38

2. Nhà trẻ, mẫu giáo Trường 17

3. Cơ sở y tế Cơ sở 16

V. Thông tin liên lạc

1. Đài Phát thanh, Đài truyền thanh Đài 15

2. Số máy điện thoại cố định Máy 12.848

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2013

• Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện (từ 2012 - 2014):

Là một huyện sản xuất chủ yếu vẫn là nông nghiệp, song tăng trưởng kinh tế của huyện Lương Tài thời gian qua tương đối ổn định và duy trì ở mức độ khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt 9,1%. Riêng năm 2014, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ đạt 5.566.379 triệu đồng.

Bảng 2.6. Giá trị và cơ cấu kinh tế huyện Lương Tài(theo giá cố định năm 1994)[3]

Đơn vị tính: giá trị: triệu đồng; tỷ lệ: %

Năm Tổng

giá trị Tỷ lệ

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp, xây

dựng Thương mại, dịch vụ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷlệ

2012 5.072.412 100 1.436.896 28,33 2.844.200 56,07 791.316 15,6 2013 5.244.744 100 1.389.150 26,48 3.005.309 57,31 850.285 16,21 2014 5.566.379 100 1.451.843 26,1 3.187.000 57,2 927.536 16,7

• Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Lương Tài:

Thuận lợi:

Có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp - thủy sản; cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến nông, thủy sản, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa;

Tiềm năng phát triển nông nghiệp chủ yếu theo chiều sâu, trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật (tăng năng suất và chất lượng cây trồng), phát triển chăn nuôi đàn gia súc trâu, bò, lợn và chăn nuôi gia cầm;

Diện tích đất đai có điều kiện để xây dựng các khu, cụm công nghiệp; nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trước hết là sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng như cát, gạch. Ngoài ra, huyện còn có điều kiện phát triển các cụm côngnghiệp làng nghề trên cơ sở các làng nghề hiện có;

Có tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp cũng như Lương Tài có vị trí địa lý, địa hình, những lợi thế để phát triển thương mại - dịch vụ bền vững;

Lương Tài có nguồn nhân lực dồi dào với lực lượng trong độ tuổi có khả năng lao động cao so với dân số; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã từng bước được nâng lên.

Khó khăn:

Là huyện nằm xa các tuyến giao thông chính nên đi lại còn nhiều khó khăn và xa các

trung tâm kinh tế lớn nên việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của dân cư thấp;

Xuất phát điểm kinh tế của huyện còn thấp, chưa có sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp mũi nhọn nên điều kiện phát triển còn khó khăn và chưa có tích lũy về kinh tế để tái đầu tư;

Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động bổ sung hàng năm ở nông thôn chủ yếu tham gia vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động còn thấp.

Thực trạng công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Lương Tài

2.2

2.2.1 Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Lương Tài Tài

2.2.1.1 Sơ đồ tổ chức

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lương Tài là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Lương Tài, có chức năng tham mưu giúp cho UBND huyện trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh trên địa

bàn.

Phòng Tài chính – Kế hoạch chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bắc Ninh.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản.

Hình 2.2. Sơđồ tổ chức phòng tài chính – kế hoạch huyện Lương Tài

Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Lương Tài 2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính – Kế hoạch

* Công tác tài chính – ngân sách Nhà nước

Trưởng phòng Phó phòng Phó phòng Kế toán quản lý XDCB Quản lý ngân sách xã Chuyên viên quản lý NS giáo dục Chuyên viên quản lý khối xã, các cơ quan Chuyên viên quản lý khối Đảng, đoàn thể Tổng hợp

- Trình UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thực hiện nhiệm quản lý của

phòng.

- Tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND các xã xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND cấp huyện dự toán ngân sách huyện theo hướng dân của Sở Tài chính.

- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hànhchính sự nghiệp của Nhà nước thuộc cấp huyện.

- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Thẩm tra quyết toán ngân các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định, quyết toán

thu, chi ngân sách cấp xã, lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện báo cáo UBND huyện để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND huyện. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB thuộc ngân sách huyện quản lý.

- Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm định, trình UBND huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanhlý, bán, tiêu huỷ tài sản nhà nước.

- Quản lý nguồn kinh kính dược uỷ quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Quản lý giá theo quy định của UBND cấp tỉnh; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá

và bán theo giá niêm yết của các tổ chức; cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn huyện.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn nghiệp vụ được giao.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngân sách, giá thị trường với UBND huyện và Sở Tài chính.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.

- Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản dược giao theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính theo phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 44)