Tổ chức giám sát có hiệu quả hoạt động chi Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 92)

Hoạt động giám sát của HĐND là hoạt động cơ bản, thường xuyên và là chức năng,

nhiệm vụ quan trọng của HĐND. Giám sát Ngân sách Nhà nước tại địa phương của

HĐND mang tính quyền lực Nhà nước, nhằm mục đích phát hiện và xử lý những vấn

đề nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng Ngân sách Nhà nước. Từ đó, nghiên

cứu, đề xuất, kiến nghị xây dựng các cơ chế, chính sách và pháp luật về NSNN, điều chỉnh phương thức điều hành NSNN cho phù hợp.

Tuy nhiên, thực tế qua công tác giám sát, cũng như qua trao đổi, thảo luận tại các hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND các tỉnh trong khu vực cho thấy còn một số

tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác giám sát NSNN ở địa

phương, cụ thểnhư:

- Theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 thì

chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND huyện, UBND huyện phải gửi các báo cáo, tờ trình đến Ban của HĐND huyện để thẩm tra.

Tuy nhiên đôi khi, việc gửi tài liệu chưa đảm bảo theo thời gian quy định, đặc biệt là các báo cáo, tờ trình về ngân sách, gây khó khăn cho công tác thẩm tra của các Ban

HĐND, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quyết định và giám sát ngân sách của

HĐND tại kỳ họp. Đây là sự chậm trễ, chưa tròn trách nhiệm của cơ quan chuẩn bị đề

án, dự thảo nghị quyết.

- Một số đại biểu HĐND chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ, hiểu sâu các báo cáo của UBND trình vềngân sách; năng lực của đại biểu HĐND trong lĩnh vực này cũng chưa đáp ứng được tầm quan trọng và tính chất phức tạp của các vấn đề, nêný kiến tham gia của đại biểu không nhiều.

Từ những kết quả trên, đề thực hiện tốt hơn việc giám sát chi Ngân sách cần lưu ý

những việc sau:

- Để xây dựng Đề cương giám sát ngân sách cần nghiên cứu kỹ Luật Ngân sách Nhà

nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Thông tư số 108/2008/TT-BTC…và một số văn bản liên quan đến nội dung giám sát (chẳng hạn giám sát chi thường xuyên:

định mức phân bổ chi thường xuyên, Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP...). Dự kiến Đề cương sơ bộ của báo cáo kết quả giám sát để hình

thành Đề cương giám sát, như vậy đề cương giám sát sẽ đi đúng hướng và việc tổng hợp, xử lý số liệu cũng thuận lợi hơn. Đềcương giám sát phải cụ thể, chi tiết, hạn chế

những nội dung chung chung; phải chia theo nhóm đối tượng giám sát (đối tượng thực thi trực tiếp, đối tượng quản lý nhà nước...).

- Cách thức tổ chức thực hiện giám sát: Tùy từng nội dung giám sát mà có phương

thức giám sát cho phù hợp. Sau khi nhận báo cáo của cơ quan được giám sát, Tổ

chuyên viên giúp việc sẽ hình thành “Bộ câu hỏi” nhằm làm sáng tỏ, bổ sung những nội dung vấn đề chưa rõ qua xem xét báo cáo. Việc gửi trước “Bộ câu hỏi” cho đối

tượng được giám sát đối với giám sát ngân sách là điều rất cần thiết, vừa tiết kiệm thời gian, vừa có hiệu quả.

- Để chuẩn bị nội dung làm việc khi giám sát chuyên đề về ngân sách (Bộ câu hỏi) và nội dung để xây dựng dự thảo báo cáo thẩm tra về ngân sách, trong quá trình giám sát ngân sách cần lưu ý một sốđiểm sau:

+ Các căn cứ pháp lý cần thiết cho việc giám sát: Ngoài các văn bản cố định (áp dụng cho nhiều năm ngân sách) như: Luật NSNN, văn bản hưởng dẫn Luật, Nghị quyết

HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; định mức phân bổ chi thường xuyên…, chúng ta phải thường xuyên theo dõi, nghiên cứu các văn bản phát sinh về ngân sách, như: văn bản hướng dẫn lập dự toán và tổ chức thực hiện dự toán hằng

năm, văn bản của Bộ Tài chính và chỉ đạo của UBND tỉnh về chi ngân sách và những

cơ chếchính sách Trung ương, tỉnh ban hành trong năm.

+ Nghiên cứu các báo cáo thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách, đây cũng là một trong những dữ liệu quan trọng để đưa ra những kết luận đủ sức thuyết phục, có sự đồng thuận cao.

+ Xem xét việc phân bổ kinh phí cho cơ quan, đơn vịcó đúng theo định mức phân bổ chi thường xuyên theo Nghị quyết HĐND tỉnh không.

+ Xem dự toán phân bổ chi tiết cho các đơn vị: Việc phân bổ kinh phí thường xuyên,

không thường xuyên có đúng theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP không; việc phân bổ kinh phí giữa đơn vị NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí.

+ Xem xét việc phân bổ dự toán, quyết toán ngân sách cho các nhiệm vụchi theo đúng

Nghị quyết HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; việc quyết toán khoản kinh phí ủy quyền…

+ Xem xét kinh phí bổ sung ngoài dự toán, tính chất của nội dung chi được bổ sung ( có cấp bách, cần thiết không; có trường hợp nào bổsung nhưng để thực hiện mua sắm không,…), nguồn kinh phí bổsung. Đề nghị làm rõ nguyên nhân bổ sung, nếu bổ sung quá nhiều chứng tỏ công tác lập dựtoán chưa sát sao so với thực tế sử dụng ngân sách.

+ Xem xét việc sử dụng các nguồn kinh phí trong năm ngân sách: Dự phòng ngân sách

theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, nguồn thu vượt dự toán, nguồn thu ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu.

+ Xem xét việc thu, nộp đối với một số loại phí, lệphí theo quy định của pháp luật. + Xem xét công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán, chuyển nguồn theo quy định

Thông tư số 108/2008/TT-BTC ( thời gian xét chuyển nguồn, tính chất những khoản chi được chuyển nguồn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 92)