Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 90)

trong mơ hình nghiên cứu

Mối quan hệ Ƣớc lƣợng Sai lệch chuẩn Giá trị tới hạn Giá trị P CTTT <--- HDKS 0,201 0,054 30,744 *** CTTT <--- MTKS 0,234 0,054 40,295 *** CTTT <--- DGRR 0,178 0,061 20,908 0,004 CTTT <--- GS 0,190 0,056 30,396 *** CTTT <--- TTTT 0,393 0,083 40,712 ***

Trong đó: Estimate: giá trị ước lượng trung bình; SE: Sai lệch chuẩn;

CR: giá trị tới hạn; P: mức ý nghĩa; ***: p < 0,001

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm AMOS)

Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mơ hình được trình bày ở (Bảng 4.18) cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95% (p < 0,05). Kết quả chuẩn hóa của mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy có 05 yếu tố tác động dương đến Chống thất thu thuế TNDN theo thứ tự giảm dần như sau: Thông tin và truyền thông là yếu tố tác động mạnh nhất (trọng số hồi quy đã chuẩn hố bằng 0,393); Mạnh nhì là Mơi trường kiểm sốt (trọng số hồi quy đã chuẩn hoá là 0,234); Thứ ba là Hoạt động kiểm sốt (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,201); Thứ tư là Giám sát (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,190); và cuối cùng là Đánh giá rủi ro (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,178).

Nhận xét chung kết quả của mơ hình nghiên cứu:

R2 = 0,68 (68%)

Kiểm định Bootstrap

Nghiên cứu thực hiện kiểm định bootstrap bằng cách lấy mẫu lập lại với kích thước N=1000. Qua kiểm định cho thấy độ chệch và sai số của độ chệch giữa ước lượng bootstrap và ước lượng tối ưu ML có xuất hiện nhưng khơng lớn. Vì thế, nghiên cứu kết luận ước lượng mơ hình nghiên cứu này đáng tin cậy.

Bảng 4. 19. - Kết quả ƣớc lƣợng Bootstrap với N = 1000

Mối quan hệ Sai lệch chuẩn Sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn Giá trị ƣớc lƣợng trung bình Độ chệch Sai lệch của độ chệch CTTT <--- HDKS 0,061 0,001 0,201 0,000 0,002 CTTT <--- MTKS 0,057 0,001 0,229 -0,004 0,002 CTTT <--- DGRR 0,067 0,001 0,179 0,001 0,002 CTTT <--- GS 0,055 0,001 0,191 0,001 0,002 CTTT <--- TTTT 0,093 0,002 0,399 0,007 0,003

(Nguồn: Kết quả phân tích và tính tốn của tác giả)

Sau khi thực hiện kiểm định thang đo về độ tin cậy và phân tích nhân tố khẳng định CFA thì mơ hình nghiên cứu khơng có sự thay đổi và có 05 giả thuyết nghiên cứu. Kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng kỹ thuật kiểm định mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM thì có 05 giả thuyết được chấp nhận. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp trong Bảng 4.19 như sau:

Bảng 4. 20. - Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Kết luận

Giả thuyết H1: Mơi trường kiểm sốt có tác động cùng chiều đến cơng tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chấp nhận giả thuyết Giả thuyết H2: Đánh giá rủi ro có tác động cùng chiều đến công tác

chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chấp nhận giả thuyết Giả thuyết H3: Hoạt động kiểm sốt có tác động cùng chiều đến

công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chấp nhận giả thuyết Giả thuyết H4: Thơng tin và truyền thơng có tác động cùng chiều đến

công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chấp nhận giả thuyết Giả thuyết H5: Giám sát có tác động cùng chiều đến cơng tác chống

thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chấp nhận giả thuyết

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Từ những phân tích trên, ta có thể kết luận rằng mơ hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và có 05 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận là H1, H2, H3,

H4, H5. Qua kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết ta được mơ hình điều chỉnh như hình 4.7.

Hình 4. 7. - Mơ hình kết quả nghiên cứu

(Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả)

Mơi trường kiểm sốt Đánh giá rủi ro Hoạt động kiểm sốt

Thơng tin và truyền thơng Giám sát Chống thất thu thuế TNDN R2 = 0,68 + 0,234 +0,178 +0,201 +0,393 +0,190 download by : skknchat@gmail.com

Tóm tắt Chƣơng 4

Chương này trình bày kết quả về mẫu nghiên cứu dưới dạng mô tả thống kê, kết quả về kiểm định các thang đo của các khái niệm nghiên cứu thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau đó kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu với các giả thuyết đã được đưa ra.

Kết quả chuẩn hóa của mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy có 05 yếu tố tác động đến Chống thất thu thuế TNDN theo thứ tự giảm dần như sau: Thông tin và truyền thông là yếu tố tác động mạnh nhất (trọng số hồi quy đã chuẩn hoá bằng 0,393); Mạnh nhì là Mơi trường kiểm sốt (trọng số hồi quy đã chuẩn hoá là 0,234); Thứ ba là Hoạt động kiểm soát (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,201); Thứ tư là Giám sát (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,190) và cuối cùng là Đánh giá rủi ro (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,178). Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5

đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%.

Chương tiếp theo sẽ tóm tắt tồn bộ nghiên cứu, những đóng góp, hàm ý quản trị cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và định hướng các nghiên cứu tiếp theo.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận

Nghiên cứu này thực hiện việc xác định và đo lường tác động của các thành phần hệ thống KSNB trong công tác chống thất thu thuế - trường hợp Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kết quả cho thấy 5 thành phần của cấu trúc hệ thống KSNB gồm mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát có tác động đến công tác chống thất thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được thực hiện, nghiên cứu định tính được thực hiện bằng thảo luận từ khảo sát các chuyên gia là lãnh đạo Cục Thuế, lãnh đạo các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm xác định các yếu tố của hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến cơng tác chống thất thu thuế TNDN. Nghiên cứu định lượng được thực hiện để đo lường tác động của từng nhân tố đối với hệ thống KSNB trong công tác chống thất thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

5.2. Hàm ý chính sách

Dựa trên tình hình thực tế của hệ thống KSNB tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tác giả đóng góp một số giải pháp củng cố hệ thống KSNB nhằm cải thiện tình trạng thất thu trên địa bàn.

5.2.1. Hàm ý chính sách đối với nhân tố Mơi trƣờng kiểm soát Bảng 5. 1. Thống kê mơ tả yếu tố mơi trƣờng kiểm sốt

Kí hiệu Nội dung biến quan sát Giá trị

trung bình

MTKS1 Ban lãnh đạo và công chức thuế không bị quá tải công

việc. 3,69

MTKS2 Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ

phận. 3,78

MTKS3 Có xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng

xử cho công chức thuế. 3,97

MTKS4 Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin

từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động 3,64 MTKS5 Phân công công việc phù hợp với trình độ chun mơn

của công chức. 3,59

Xây dựng một chuẩn mực đạo đức, ứng xử phù hợp với quy tắc đạo đức và ứng xử đúng đắn đối với người công chức thuế: Tổng cục Thuế đã ban hành

Quyết định số 2181/QĐ-TCT về việc quy định tiêu chuẩn văn hóa cơng sở và đạo đức cơng chức ngành thuế, tuy nhiên hiện nay đạo đức công vụ, thái độ phục vụ dân, tổ chức của công chức thuế vẫn khơng được nâng lên. Do đó cần phải xây dựng các giá trị cốt lõi, hình thành bộ quy tắc ứng xử; làm rõ các nguyên tắc; cụ thể hóa các quy tắc ứng xử, buộc các công chức khi thực thi nhiệm vụ phải tuân thủ đúng những nguyên tắc hành vi đạo đức cơng chức đó, tránh những hành vi lệch chuẩn; tuyên truyền cho người dân về quyền của họ và nghĩa vụ của công chức; giáo dục đạo đức công vụ cho công chức; nêu gương lãnh đạo; công khai, minh bạch các thủ tục hành chính có liên quan đến các cam kết WTO; gắn kết đạo đức công vụ với phịng chống tham nhũng; kiểm sốt và cuối cùng là thực hiện cam kết phục vụ với người nộp thuế. Để có thể thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của công chức thuế ngày càng hợp lý và bình đẳng hơn, phải thay đổi cách đánh giá quản lý công chức thuế với nguyên tắc cơ bản là phải gắn với quyền lợi, kỷ luật, khen thưởng… của người lao động với chính cơng việc mà họ đang đảm nhận.

Xây dựng một chuẩn mực đạo đức, ứng xử phù hợp với quy tắc đạo đức và ứng xử đúng đắn đối với cơng chức thuế giúp tránh tình trạng tha hóa về mặt đạo đức đồng thời cũng giúp cho hình ảnh về người công chức Nhà nước trong mắt người dân ln là một hình ảnh đẹp, đồng thời tạo ra trong tổ chức một môi trường làm việc thân thiện, các nhân viên và bộ phận sẽ hoạt động và tương tác với nhau trên tinh thần tơn trọng lẫn nhau. Bên cạnh đó, nó cịn giúp cho mối quan hệ giữa các nhân viên và giữa cấp trên, cấp dưới có sự tương quan mật thiết chặt chẽ. Riêng đối với các nhà lãnh đạo thì bên cạnh việc thực hiện tốt các quy tắc ứng xử, họ cịn

phải có một sự cơng minh trong công việc, mọi chuyện nên được giải quyết trên tinh thần công bằng khơng thiên vị. Phải ln kiểm sốt được tồn bộ quá trình làm việc và hoạt động của tổ chức để một khi xảy ra sự cố sai sót thì có thể giải quyết một cách hợp lý. Khơng gây bất bình trong nội bộ các nhân viên. Như vậy, việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và quy trình làm việc hợp lý sẽ giúp cho tồn bộ các phịng ban và Chi cục hoạt động hiệu quả hơn, tạo nên một môi trường làm việc thân thiện. Đó là cơ sở để Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể xây dựng được một môi trường làm việc hiệu quả và dễ dàng kiểm sốt.

 Nâng cao năng lực chun mơn cơng chức: Việc đánh giá rủi ro ban đầu

là phải biết nhận dạng các rủi ro đó, do đó cơ quan thuế phải có một đội ngũ nhân viên phân tích và đánh giá các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có thể nhận dạng được chúng một cách chính xác và hiệu quả. Tiếp theo đó là thực hiện đo lường mức độ tác động của từng rủi ro lên tổ chức, tiến hành phân loại các rủi ro để có phương án đối phó hợp lý. Như vậy, ta cũng có thể thấy được rằng, để thực hiện tốt các công việc như mơ tả ở trên thì đội ngũ cơng chức phải có trình độ và năng lực rất tốt, những người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu. Để nâng cao năng lực chuyên môn cần phải thực hiện các bước sau:

- Thống kê, rà sốt trình độ của từng công chức theo các tiêu chí như văn bằng, chuyên ngành.

- Tổ chức những khóa đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn cho các cán bộ thuế nhằm nâng cao năng lực nhận biết, đánh giá, và đối phó với những rủi ro trong cơng tác thu thuế.

- Khuyến khích cơng chức tham gia các lớp học nâng cao năng lực bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho cơng chức, tạo điều kiện về thời gian cho cơng chức có thể tham gia và đạt kết quả tốt. Để làm được việc đó thì Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần sắp xếp một cách linh hoạt về thời gian biểu, nhân sự để đảm bảo tiến độ công việc vẫn được thực hiện đúng và hiệu quả.

5.2.2. Hàm ý chính sách đối với nhân tố Đánh giá rủi ro Bảng 5. 2. Thống kê mô tả đánh giá rủi ro Bảng 5. 2. Thống kê mơ tả đánh giá rủi ro

Kí hiệu Nội dung biến quan sát Giá trị

trung bình

DGRR1 Mục tiêu thu của cơ quan thuế phù hợp với tình hình

kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. 3,71 DGRR2 Rủi ro nhận diện được truyền đạt đến các phòng ban. 3,62 DGRR3 Quy trình phân tích, đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tới

công tác thanh tra kiểm tra thuế. 3,51

DGRR4 Quy trình phân tích, đánh giá rủi ro được thực hiện

thống nhất, xuyên suốt trong năm qua. 3,40

 Xây dựng hệ thống phân tích, phát hiện và đánh giá mức độ rủi ro trong

công tác thanh tra kiểm tra thuế: Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính ban hành bộ

8 tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, đánh giá rủi ro về người nộp thuế và bộ 8 chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, đánh giá rủi ro về người nộp thuế theo Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015. Theo đó, việc đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế được thực hiện trên hệ thống thông tin nghiệp vụ, hệ thống tự động đánh giá phân loại người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế theo 03 loại : Người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế tốt (sau đây gọi là người nộp thuế tuân thủ tốt); Người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế ở mức độ trung bình (sau đây gọi là người nộp thuế tuân thủ trung bình); Người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế ở mức độ thấp (sau đây gọi là người nộp thuế tuân thủ thấp). Tuy nhiên, Tổng cục Thuế lại chưa xây dựng được một hệ thống quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra thống nhất trong tồn ngành thuế. Do đó ngành thuế cần xây dựng một hệ thống phân tích, phát hiện và đánh giá mức độ rủi ro trong công tác kiểm tra thuế về các nội dung như:

- Nhóm rủi ro đối với từng ngành nghề: công chức thuế căn cứ vào rủi ro đối với từng ngành nghề để có hướng phân tích và đề xuất nội dung kiểm tra;

- Nhóm rủi ro về mức đóng góp nghĩa vụ nộp thuế TNDN của doanh nghiệp tính trên doanh thu thuần so với trung bình ngành và năm trước của doanh nghiệp;

- Nhóm rủi ro về số thuế GTGT phát sinh trong kỳ trên doanh thu thuần so với trung bình ngành và năm trước của doanh nghiệp;

- Nhóm rủi ro về số thuế TNDN được ưu đãi, miễn giảm so với trung bình ngành và so với năm trước liền kề;

- Nhóm rủi ro về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp;

- Nhóm rủi ro doanh nghiệp có số lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sỡ hữu nhưng tiếp tục đầu tư mở rộng kinh doanh;

- Rủi ro về biến động các khoản mục tài chính trọng yếu của doanh nghiệp….

 Xây dựng biện pháp đối phó với rủi ro đã được phát hiện: Để đối phó với

các rủi ro đã được phát hiện, địi hỏi ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng trong kiểm tra thanh tra thuế cần phải xây dựng một quy trình chung, phổ biến áp dụng cho tất cả các công chức kiểm tra thanh tra thuế để có biện pháp xử lý trong từng trường hợp cụ thể. Cán bộ kiểm tra thanh tra thuế có thể vận dụng các thủ tục kiểm tốn như thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tốn chi tiết đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính, hoặc áp dụng các kỹ thuật kiểm tốn vào cơng tác kiểm tra như kỹ thuật cần sử dụng như phương pháp cân đối; phương pháp đối chiếu; phương pháp kiểm kê; phương pháp điều tra; phương pháp thực nghiệm; phương pháp chọn mẫu kiểm tốn và phương pháp phân tích…

5.2.3. Hàm ý chính sách đối với nhân tố Hoạt động kiểm soát Bảng 5. 3.Thống kê mơ tả hoạt động kiểm sốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)