Kiểm định giá trị hội tụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 87)

Với độ tin cậy 95%, thang đo đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa đều cao hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (p < 5%) (Gerbing và Anderson 1988).

Estimate HDKS1 <--- 1 0,879 HDKS2 <--- 1 0,865 HDKS3 <--- 1 0,878 HDKS4 <--- 1 0,887 HDKS5 <--- 1 0,842 MTKS1 <--- 2 0,932 MTKS2 <--- 2 0,671 MTKS3 <--- 2 0,768 MTKS4 <--- 2 0,875 MTKS5 <--- 2 0,66 DGRR1 <--- 3 0,76 DGRR2 <--- 3 0,745 DGRR3 <--- 3 0,824 DGRR4 <--- 3 0,763 GS1 <--- 4 0,786 GS2 <--- 4 0,85 GS3 <--- 4 0,756 GS4 <--- 4 0,663 TTTT1 <--- 5 0,678 download by : skknchat@gmail.com

TTTT2 <--- 5 0,886 TTTT3 <--- 5 0,75 TTTT4 <--- 5 0,724 CTTT1 <--- 6 0,761 CTTT2 <--- 6 0,878 CTTT3 <--- 6 0,656

Các trọng số của những thang đo đều đạt yêu cầu. Thang đo Hoạt động kiểm soát (HDKS) có trọng số nhỏ nhất là 0,842 (λHDKS5); thang đo Môi trường kiểm soát (MTKS) có trọng số nhỏ nhất là 0,660 (λMTKS5); thang đo Đánh giá rủi ro (DGRR) có trọng số nhỏ nhất là 0,745 (λDGRR2); thang đo Giám sát (GS) có trọng số nhỏ nhất là 0,663 (λGS4); thang đo Thông tin và Truyền thông (TTTT) có trọng số nhỏ nhất là 0,678 (λTTTT1); thang đo Chống thất thu thuế TNDN (CTTT) có trọng số nhỏ nhất là 0,656 (λCTTT3). Tất cả trọng số CFA của tất cả biến quan sát đều lớn hơn 0,5 khẳng định tính đơn hướng và giá trị hội tụ của các thang đo sử dụng trong mô hình.

4.4.3. Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phƣơng sai trích

Ngoài hệ số Cronbach’s Alpha, độ tin cậy tổng hợp của thang đo còn được thể hiện thông qua hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability) và tổng phương sai trích được (variance extracted). Độ tin cậy tổng hợp (ρc) và phương sai trích (ρvc) phải lớn hơn 0,5 thì thang đo mới đạt yêu cầu.

Bảng 4. 17. - Kết quả kiểm định thang đo

Thành phần Số biến quan sát Độ tin cậy Cronbach’s Alpha Độ tin cậy tổng hợp (pc) Tổng phƣơng sai trích (pvc) Giá trị hội tụ và phân biệt

Hoạt động kiểm soát 5 0,940 0,940 0,758

Thỏa mãn

Môi trường kiểm soát 5 0,885 0,890 0,622

Đánh giá rủi ro 4 0,855 0,856 0,598

Giám sát 4 0,849 0,850 0,558

Thông tin và Truyền thông 4 0,860 0,847 0,583 Chống thất thu thuế TNDN 3 0,798 0,812 0,593

(Nguồn: Kết quả phân tích và tính toán của tác giả)

Qua tính toán thì kết quả kiểm định thang đo được trình bày trong Bảng 4.17 cho thấy: Thang đo Hoạt động kiểm soát (HDKS), Môi trường kiểm soát (MTKS), Đánh giá rủi ro (DGRR), Giám sát (GS), Thông tin và Truyền thông (TTTT), Chống thất thu thuế TNDN (CTTT) có tổng phương sai trích tổng hợp đạt giá trị trên 50%. Tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về phương sai trích tổng hợp (ρvc ≥ 50%), độ tin cậy tổng hợp (ρc ≥ 0,5) và hệ số Cronbach’s Alpha (α ≥ 0,6). Vì thế các thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến công tác chống thất thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hoàn toàn có thể tin cậy được. Thang đo sau khi thực hiện phân tích nhân tố khẳng định hoàn toàn thỏa điều kiện để tiến hành phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

4.5. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính

Mô hình có 06 khái niệm được đưa vào để kiểm định độ thích hợp của mô hình bao gồm: Hoạt động kiểm soát (HDKS), Môi trường kiểm soát (MTKS), Đánh giá rủi ro (DGRR), Giám sát (GS), Thông tin và Truyền thông (TTTT), Chống thất thu thuế TNDN (CTTT).

Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy mô hình có 260 bậc tự do với giá trị thống kê Chi-square là 376,751; p=0,000. Khi điều chỉnh bằng cách chia giá trị Chi-square cho bậc tự do thì ta thấy chỉ tiêu này đạt được mức độ phù hợp (1,449 < 2), như vậy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu (TLI = 0,956, CFI = 0,962, RMSEA = 0,047), riêng có chỉ tiêu GFI = 0,874 thấp hơn mức chuẩn là 0,9 nhưng mức độ chênh lệch cũng không đáng kể. Như vậy mô hình nghiên cứu tương đối thích hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường (Hình 4.6).

Hình 4. 6- Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm AMOS)

Bảng 4. 18. - Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu

Mối quan hệ Ƣớc lƣợng Sai lệch chuẩn Giá trị tới hạn Giá trị P CTTT <--- HDKS 0,201 0,054 30,744 *** CTTT <--- MTKS 0,234 0,054 40,295 *** CTTT <--- DGRR 0,178 0,061 20,908 0,004 CTTT <--- GS 0,190 0,056 30,396 *** CTTT <--- TTTT 0,393 0,083 40,712 ***

Trong đó: Estimate: giá trị ước lượng trung bình; SE: Sai lệch chuẩn;

CR: giá trị tới hạn; P: mức ý nghĩa; ***: p < 0,001

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm AMOS)

Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình được trình bày ở (Bảng 4.18) cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95% (p < 0,05). Kết quả chuẩn hóa của mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy có 05 yếu tố tác động dương đến Chống thất thu thuế TNDN theo thứ tự giảm dần như sau: Thông tin và truyền thông là yếu tố tác động mạnh nhất (trọng số hồi quy đã chuẩn hoá bằng 0,393); Mạnh nhì là Môi trường kiểm soát (trọng số hồi quy đã chuẩn hoá là 0,234); Thứ ba là Hoạt động kiểm soát (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,201); Thứ tư là Giám sát (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,190); và cuối cùng là Đánh giá rủi ro (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,178).

Nhận xét chung kết quả của mô hình nghiên cứu:

R2 = 0,68 (68%)

Kiểm định Bootstrap

Nghiên cứu thực hiện kiểm định bootstrap bằng cách lấy mẫu lập lại với kích thước N=1000. Qua kiểm định cho thấy độ chệch và sai số của độ chệch giữa ước lượng bootstrap và ước lượng tối ưu ML có xuất hiện nhưng không lớn. Vì thế, nghiên cứu kết luận ước lượng mô hình nghiên cứu này đáng tin cậy.

Bảng 4. 19. - Kết quả ƣớc lƣợng Bootstrap với N = 1000

Mối quan hệ Sai lệch chuẩn Sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn Giá trị ƣớc lƣợng trung bình Độ chệch Sai lệch của độ chệch CTTT <--- HDKS 0,061 0,001 0,201 0,000 0,002 CTTT <--- MTKS 0,057 0,001 0,229 -0,004 0,002 CTTT <--- DGRR 0,067 0,001 0,179 0,001 0,002 CTTT <--- GS 0,055 0,001 0,191 0,001 0,002 CTTT <--- TTTT 0,093 0,002 0,399 0,007 0,003

(Nguồn: Kết quả phân tích và tính toán của tác giả)

Sau khi thực hiện kiểm định thang đo về độ tin cậy và phân tích nhân tố khẳng định CFA thì mô hình nghiên cứu không có sự thay đổi và có 05 giả thuyết nghiên cứu. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng kỹ thuật kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM thì có 05 giả thuyết được chấp nhận. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp trong Bảng 4.19 như sau:

Bảng 4. 20. - Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Kết luận

Giả thuyết H1: Môi trường kiểm soát có tác động cùng chiều đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chấp nhận giả thuyết Giả thuyết H2: Đánh giá rủi ro có tác động cùng chiều đến công tác

chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chấp nhận giả thuyết Giả thuyết H3: Hoạt động kiểm soát có tác động cùng chiều đến

công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chấp nhận giả thuyết Giả thuyết H4: Thông tin và truyền thông có tác động cùng chiều đến

công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chấp nhận giả thuyết Giả thuyết H5: Giám sát có tác động cùng chiều đến công tác chống

thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chấp nhận giả thuyết

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)

Từ những phân tích trên, ta có thể kết luận rằng mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và có 05 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận là H1, H2, H3, H4, H5. Qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết ta được mô hình điều chỉnh như hình 4.7.

Hình 4. 7. - Mô hình kết quả nghiên cứu

(Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả)

Môi trường kiểm soát Đánh giá rủi ro Hoạt động kiểm soát

Thông tin và truyền thông Giám sát Chống thất thu thuế TNDN R2 = 0,68 + 0,234 +0,178 +0,201 +0,393 +0,190 download by : skknchat@gmail.com

Tóm tắt Chƣơng 4

Chương này trình bày kết quả về mẫu nghiên cứu dưới dạng mô tả thống kê, kết quả về kiểm định các thang đo của các khái niệm nghiên cứu thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau đó kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với các giả thuyết đã được đưa ra.

Kết quả chuẩn hóa của mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy có 05 yếu tố tác động đến Chống thất thu thuế TNDN theo thứ tự giảm dần như sau: Thông tin và truyền thông là yếu tố tác động mạnh nhất (trọng số hồi quy đã chuẩn hoá bằng 0,393); Mạnh nhì là Môi trường kiểm soát (trọng số hồi quy đã chuẩn hoá là 0,234); Thứ ba là Hoạt động kiểm soát (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,201); Thứ tư là Giám sát (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,190) và cuối cùng là Đánh giá rủi ro (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,178). Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5

đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%.

Chương tiếp theo sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những đóng góp, hàm ý quản trị cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và định hướng các nghiên cứu tiếp theo.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận

Nghiên cứu này thực hiện việc xác định và đo lường tác động của các thành phần hệ thống KSNB trong công tác chống thất thu thuế - trường hợp Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kết quả cho thấy 5 thành phần của cấu trúc hệ thống KSNB gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát có tác động đến công tác chống thất thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được thực hiện, nghiên cứu định tính được thực hiện bằng thảo luận từ khảo sát các chuyên gia là lãnh đạo Cục Thuế, lãnh đạo các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm xác định các yếu tố của hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN. Nghiên cứu định lượng được thực hiện để đo lường tác động của từng nhân tố đối với hệ thống KSNB trong công tác chống thất thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

5.2. Hàm ý chính sách

Dựa trên tình hình thực tế của hệ thống KSNB tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tác giả đóng góp một số giải pháp củng cố hệ thống KSNB nhằm cải thiện tình trạng thất thu trên địa bàn.

5.2.1. Hàm ý chính sách đối với nhân tố Môi trƣờng kiểm soát Bảng 5. 1. Thống kê mô tả yếu tố môi trƣờng kiểm soát

Kí hiệu Nội dung biến quan sát Giá trị

trung bình

MTKS1 Ban lãnh đạo và công chức thuế không bị quá tải công

việc. 3,69

MTKS2 Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ

phận. 3,78

MTKS3 Có xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng

xử cho công chức thuế. 3,97

MTKS4 Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin

từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động 3,64 MTKS5 Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn

của công chức. 3,59

Xây dựng một chuẩn mực đạo đức, ứng xử phù hợp với quy tắc đạo đức và ứng xử đúng đắn đối với người công chức thuế: Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 2181/QĐ-TCT về việc quy định tiêu chuẩn văn hóa công sở và đạo đức công chức ngành thuế, tuy nhiên hiện nay đạo đức công vụ, thái độ phục vụ dân, tổ chức của công chức thuế vẫn không được nâng lên. Do đó cần phải xây dựng các giá trị cốt lõi, hình thành bộ quy tắc ứng xử; làm rõ các nguyên tắc; cụ thể hóa các quy tắc ứng xử, buộc các công chức khi thực thi nhiệm vụ phải tuân thủ đúng những nguyên tắc hành vi đạo đức công chức đó, tránh những hành vi lệch chuẩn; tuyên truyền cho người dân về quyền của họ và nghĩa vụ của công chức; giáo dục đạo đức công vụ cho công chức; nêu gương lãnh đạo; công khai, minh bạch các thủ tục hành chính có liên quan đến các cam kết WTO; gắn kết đạo đức công vụ với phòng chống tham nhũng; kiểm soát và cuối cùng là thực hiện cam kết phục vụ với người nộp thuế. Để có thể thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của công chức thuế ngày càng hợp lý và bình đẳng hơn, phải thay đổi cách đánh giá quản lý công chức thuế với nguyên tắc cơ bản là phải gắn với quyền lợi, kỷ luật, khen thưởng… của người lao động với chính công việc mà họ đang đảm nhận.

Xây dựng một chuẩn mực đạo đức, ứng xử phù hợp với quy tắc đạo đức và ứng xử đúng đắn đối với công chức thuế giúp tránh tình trạng tha hóa về mặt đạo đức đồng thời cũng giúp cho hình ảnh về người công chức Nhà nước trong mắt người dân luôn là một hình ảnh đẹp, đồng thời tạo ra trong tổ chức một môi trường làm việc thân thiện, các nhân viên và bộ phận sẽ hoạt động và tương tác với nhau trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho mối quan hệ giữa các nhân viên và giữa cấp trên, cấp dưới có sự tương quan mật thiết chặt chẽ. Riêng đối với các nhà lãnh đạo thì bên cạnh việc thực hiện tốt các quy tắc ứng xử, họ còn

phải có một sự công minh trong công việc, mọi chuyện nên được giải quyết trên tinh thần công bằng không thiên vị. Phải luôn kiểm soát được toàn bộ quá trình làm việc và hoạt động của tổ chức để một khi xảy ra sự cố sai sót thì có thể giải quyết một cách hợp lý. Không gây bất bình trong nội bộ các nhân viên. Như vậy, việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và quy trình làm việc hợp lý sẽ giúp cho toàn bộ các phòng ban và Chi cục hoạt động hiệu quả hơn, tạo nên một môi trường làm việc thân thiện. Đó là cơ sở để Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể xây dựng được một môi trường làm việc hiệu quả và dễ dàng kiểm soát.

Nâng cao năng lực chuyên môn công chức: Việc đánh giá rủi ro ban đầu là phải biết nhận dạng các rủi ro đó, do đó cơ quan thuế phải có một đội ngũ nhân viên phân tích và đánh giá các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có thể nhận dạng được chúng một cách chính xác và hiệu quả. Tiếp theo đó là thực hiện đo lường mức độ tác động của từng rủi ro lên tổ chức, tiến hành phân loại các rủi ro để có phương án đối phó hợp lý. Như vậy, ta cũng có thể thấy được rằng, để thực hiện tốt các công việc như mô tả ở trên thì đội ngũ công chức phải có trình độ và năng lực rất tốt, những người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu. Để nâng cao năng lực chuyên môn cần phải thực hiện các bước sau:

- Thống kê, rà soát trình độ của từng công chức theo các tiêu chí như văn bằng, chuyên ngành.

- Tổ chức những khóa đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn cho các cán bộ thuế nhằm nâng cao năng lực nhận biết, đánh giá, và đối phó với những rủi ro trong công tác thu thuế.

- Khuyến khích công chức tham gia các lớp học nâng cao năng lực bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho công chức, tạo điều kiện về thời gian cho công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)