Hàm ý chính sách đốivới nhân tố Hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 99 - 101)

Bảng 5. 3.Thống kê mô tả hoạt động kiểm soát

Kí hiệu Nội dung biến quan sát Giá trị

trung bình

HDKS1 Tổ chức luân chuyển nhân viên giữa các phòng ban theo

định kỳ. 3,53

HDKS2 Lãnh đạo từng phòng ban đánh giá mức độ hoàn thành

công việc theo tiến độ. 3,47

HDKS3 Thực hiện phân chia trách nhiệm quyền hạn cho mỗi

công chức thuế. 3,49

HDKS4 Có phần mềm quản lý thuế hiệu quả, được cập nhật

thường xuyên, liên tục. 3,55

HDKS5

Mỗi công chức thuế chỉ được truy cập vào các ứng dụng liên quan đến nhiệm vụ được phân công, các thao tác thực hiện đều được lưu dấu trên hệ thống.

3,53

Phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận, tránh chồng chéo, gây quá tải công việc cho công chức thuế: đây là yếu tố đề cập khá nhiều trong các chuẩn quản trị rủi ro khác như ISO 31000, Basel II… Thật vậy, một tổ chức sẽ hoạt động rất hiệu quả nếu các phòng ban, các bộ phận hay các nhân viên chỉ nhận những nhiệm vụ chuyên biệt và họ chỉ chịu trách nhiệm cho những gì họ làm. Điều này sẽ giúp cho các nhân viên làm việc một cách hiệu quả tiết kiệm được nhiều thời gian thay vì phải làm công việc quá dàn trải, mà một khi nhân viên chỉ đảm nhận một công việc ngày này qua ngày khác thì rất khó xuất hiện các sai lầm, tuy nhiên ngược lại nếu đảm nhận quá nhiều các công việc khác nhau thì rất dễ xuất hiện những sai sót vì không phải nhân viên nào cũng có thể làm việc ở nhiều vị trí và nó sẽ mang lại những rủi ro khó có thể lường trước. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo cũng sẽ rất dễ trong quá trình nhận dạng, tìm kiếm nguyên nhân rủi ro và có hướng xử lý kịp thời. Trách nhiệm cũng được gói gọn và dễ dàng trong công tác xử lý các sai phạm. Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho các bộ phận sẽ tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, giảm thiểu được tối đa các rủi ro tác nghiệp, nhận diện và kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn và mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho tổ chức.

Người quản lý của đơn vị cần phân định quyền hạn trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận nhằm giúp đạt được hiệu quả công việc tốt hơn đồng thời giúp các bộ phận cũng sẽ có trách nhiệm hơn với công việc mà mình được giao, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận. Đồng thời mỗi bộ phận chỉ thực hiện đúng

công việc trong quyền hạn của mình, giúp quá trình luân chuyển công việc giữa các bộ phận thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn.

Thực hiện công tác luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác tại cơ quan thuế các cấp. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đối với những cá nhân có đầy đủ uy tín, năng lực, trình độ, đạo đức và nỗ lực vì sự nghiệp công tác thuế. Sắp xếp, tổ chức bộ máy cơ quan thuế theo hướng tăng cường lực lượng công chức có năng lực cho các bộ phận trọng yếu (thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)