Bảng 5. 2. Thống kê mô tả đánh giá rủi ro
Kí hiệu Nội dung biến quan sát Giá trị
trung bình
DGRR1 Mục tiêu thu của cơ quan thuế phù hợp với tình hình
kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. 3,71 DGRR2 Rủi ro nhận diện được truyền đạt đến các phòng ban. 3,62 DGRR3 Quy trình phân tích, đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tới
công tác thanh tra kiểm tra thuế. 3,51
DGRR4 Quy trình phân tích, đánh giá rủi ro được thực hiện
thống nhất, xuyên suốt trong năm qua. 3,40
Xây dựng hệ thống phân tích, phát hiện và đánh giá mức độ rủi ro trong công tác thanh tra kiểm tra thuế: Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính ban hành bộ
8 tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, đánh giá rủi ro về người nộp thuế và bộ 8 chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, đánh giá rủi ro về người nộp thuế theo Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015. Theo đó, việc đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế được thực hiện trên hệ thống thông tin nghiệp vụ, hệ thống tự động đánh giá phân loại người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế theo 03 loại : Người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế tốt (sau đây gọi là người nộp thuế tuân thủ tốt); Người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế ở mức độ trung bình (sau đây gọi là người nộp thuế tuân thủ trung bình); Người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế ở mức độ thấp (sau đây gọi là người nộp thuế tuân thủ thấp). Tuy nhiên, Tổng cục Thuế lại chưa xây dựng được một hệ thống quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra thống nhất trong toàn ngành thuế. Do đó ngành thuế cần xây dựng một hệ thống phân tích, phát hiện và đánh giá mức độ rủi ro trong công tác kiểm tra thuế về các nội dung như:
- Nhóm rủi ro đối với từng ngành nghề: công chức thuế căn cứ vào rủi ro đối với từng ngành nghề để có hướng phân tích và đề xuất nội dung kiểm tra;
- Nhóm rủi ro về mức đóng góp nghĩa vụ nộp thuế TNDN của doanh nghiệp tính trên doanh thu thuần so với trung bình ngành và năm trước của doanh nghiệp;
- Nhóm rủi ro về số thuế GTGT phát sinh trong kỳ trên doanh thu thuần so với trung bình ngành và năm trước của doanh nghiệp;
- Nhóm rủi ro về số thuế TNDN được ưu đãi, miễn giảm so với trung bình ngành và so với năm trước liền kề;
- Nhóm rủi ro về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp;
- Nhóm rủi ro doanh nghiệp có số lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sỡ hữu nhưng tiếp tục đầu tư mở rộng kinh doanh;
- Rủi ro về biến động các khoản mục tài chính trọng yếu của doanh nghiệp….
Xây dựng biện pháp đối phó với rủi ro đã được phát hiện: Để đối phó với các rủi ro đã được phát hiện, đòi hỏi ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng trong kiểm tra thanh tra thuế cần phải xây dựng một quy trình chung, phổ biến áp dụng cho tất cả các công chức kiểm tra thanh tra thuế để có biện pháp xử lý trong từng trường hợp cụ thể. Cán bộ kiểm tra thanh tra thuế có thể vận dụng các thủ tục kiểm toán như thủ tục phân tích, thủ tục kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính, hoặc áp dụng các kỹ thuật kiểm toán vào công tác kiểm tra như kỹ thuật cần sử dụng như phương pháp cân đối; phương pháp đối chiếu; phương pháp kiểm kê; phương pháp điều tra; phương pháp thực nghiệm; phương pháp chọn mẫu kiểm toán và phương pháp phân tích…