GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH TÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của công dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công theo cơ chế một cửa của uỷ ban nhân dân huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 45)

3.1.1 Giới thiệu về huyện Bình Tân

Huyện Bình Tân là một huyện mới được thành lập ngày 17-12-2007, tại xã Tân Quới, ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức công bố quyết định thành lập Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân lâm thời huyện Bình Tân trên cơ sở chia cách huyện Bình Tân từ huyện Bình Minh theo Nghị định 125 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới huyện Bình Minh để thành lập huyện mới Bình Tân. Hiện nay, huyện Bình Tân có 11 đơn vị hành chính trực thuộc xã gồm: xã Mỹ Thuận, xã Nguyễn Văn Thảnh, xã Thành Lợi, xã Thành Đông, xã Thành Trung, xã Tân Quới (chuẩn bị lên thị trấn), xã Tân Bình, xã Tân Thành, xã Tân Hưng, xã Tân Lược và xã Tân An Thạnh.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

Nguồn: Trang thông tin điển tử huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long

3.1.2 Đặc điểm tự nhiên

3.1.2.1 Vị trí địa lý

Huyện Bình Tân nằm trong vùng thấp trũng của tỉnh Vĩnh Long, có cao trình từ 0,5 đến 1,25m (thuộc vùng ngập nông của ĐBSCL) nên thường chịu ảnh hưởng của lũ vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm. Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, cao từ phía Tây và thấp dần về phía Đông nên rất thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều để tưới tiêu hoặc tự chảy kết hợp hỗ trợ bằng động lực đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp quanh năm.

Bình Tân là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Long, có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa cả đường thủy lẫn đường bộ giữa các khu vực.

 Phía Đông giáp huyện Tam Bình.

 Phía Nam giáp huyện Bình Minh.

 Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp..

3.1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội * Đơn vị hành chính

Huyện Bình Tân có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Bình, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Lược và Tân An Thạnh.

* Tình hình dân số

Theo Chi cục Thống kê huyện Bình Tân thì dân số trung bình toàn huyện đạt 95,487 người, với tổng số hộ là 24,020 hộ.

Mật độ dân số là 604 người/km2.

Tỷ lệ nữ giới chiếm 50,11% và nam giới chiếm 49,89%. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn là 100%.

* Tình hình kinh tế

Kinh tế huyện Bình Tân trong những năm qua tiếp tục ổn định và phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo tích cực của các cấp, các ngành và sự nổ lực của toàn dân trong việc huy động và sử dụng các nguồn nội lực. 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 2015 2014 2013 62,74 65,85 66,26 5,53 5,33 5,56 31,73 28,82 28,18 Khu vực I (%) Khu vực II (%) Khu vực III (%)

Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng từng khu vực (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân 2015)

3.1.3 Giới thiệu về UBND huyện Bình Tân

UBND huyện Bình Tân được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008, UBND huyện hoạt động theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003 của Quốc hội.

UBND huyện Bình Tân có 12 cơ quan trực thuộc gồm Văn phòng Hội đồng nhân dân & Ủy ban nhân dân (HĐND&UBND), phòng Tư pháp, phòng Nội vụ, phòng Tài chính & kế hoạch, phòng Văn hóa & thông tin, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn, phòng Giáo dục & đào tạo, phòng Y tế, phòng Lao động – Thương binh & xã hội, phòng Hạ tầng & Kinh tế, Thanh tra. Ngoài các cơ quan kể trên UBND huyện còn có các đơn vị trực thuộc gồm Ban Quản lý dự Đầu tư và Xây dựng, Đài truyền thanh huyện. Các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện về chức năng quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực do cơ quan, đơn vị quản lý, phụ trách.

Riêng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả không phải là cơ quan, hay đơn vị trực thuộc UBND huyện nhưng được Chủ tịch UBND huyện thành lập và giao cho Văn phòng HĐND&UBND quản lý về mặt nhà nước mặc dù Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện được phụ trách bởi nhiều chuyên viên của các cơ quan huyện như văn phòng HĐND&UBND, phòng Tư pháp, phòng Tài chính & kế hoạch, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc phòng Tài nguyên & môi trường... nhưng các chuyên viên tại Bộ phận này chịu sự chỉ đạo chung của Phó Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện. UBND huyện Bình Tân đã có kế hoạch xây dựng cơ chế một cửa liên thông hiện đại (mức độ 3 và 4) nhằm giúp cho người dân không phải “Đi nhiều cửa, đóng nhiều dấu”, tất cả các hồ sơ đều được tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và có đầy đủ chuyên viên phụ trách các lĩnh vực để tiếp nhận hồ sơ và giải thích những thắc mắc của người dân đến làm hồ sơ.

3.1.4 Đánh giá về cải cách hành chính tại UBND huyện Bình Tân

3.1.4.1 Mặt tích cực

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh cùng sự nỗ lực không ngừng trong thực thi công cuộc cải cách hành chính, huyện Bình Tân đã đạt được những kết quả khả quan, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, góp phần ngăn chặn tệ quan liêu, nhũng nhiễu, từng bước xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, tạo một khuôn diện mới về cơ quan hành chính nhà nước đối với công dân, tổ chức, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn đổi mới hiện nay, nổi bật như sau:

- Công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đơn giản hóa thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên, đạt chất lượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn quận.

- Cơ chế một cửa, một cửa liên thông để xử lý công việc đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, tập trung các lĩnh vực chuyên ngành theo quy trình sử dụng dữ liệu dùng chung, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân huyện đã tạo bước chuyển biến tích cực trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với người dân, doanh nghiệp theo hướng phục vụ ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

- Công tác triển kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, trình độ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị đạt kết quả tốt.

- Thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đã giúp nâng cao ý thức trách nhiệm, tiết kiệm, cân đối hợp lý các khoản thu chi, giúp tích cực khai thác nguồn thu tăng, tăng hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ và thu nhập của người lao động.

yêu cầu trong việc chỉ đạo, điều hành của ủy ban nhân dân huyện, xã, các phòng ban, đơn vị và trong phục vụ người dân, doanh nghiệp. Website huyện đã giúp người dân có thể nhanh chóng tra cứu các thông tin về tình trạng hồ sơ hành chính trên một số lĩnh vực như đăng ký kinh doanh, hồ sơ xây dựng, đăng ký lao động, hồ sơ văn hóa, hồ sơ hợp thức hóa, cải tiến lề lối làm việc và giúp lãnh đạo đơn vị kiểm soát được quy trình giải quyết công việc.

3.1.4.2 Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách hành chính nhà nước ở huyện Bình Tân vẫn còn tồn tại những hạn chế sau đây:

- Một là, công tác cải cách thể chế chưa thực sự quyết liệt, còn gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân trong quan hệ với cơ quan nhà nước.

- Hai là, việc giải quyết công việc theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông chưa đảm bảo đúng quy trình. Trong đó:

+ Một số thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp, chưa thực sự tinh gọn như: thủ tục chuyển nhượng bất động sản, thủ tục khám bệnh bảo hiểm y tế, ...

+ Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết công việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp chưa chặt chẽ.

+ Thiếu sự kiểm tra và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo.

- Ba là, một số chức năng, nhiệm vụ trùng lắp, chồng chéo chưa được giải quyết triệt để, như:

+ Chức năng quản lý công sản là công sở giữa Sở Tài chính và Sở Xây dựng; chức năng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm giữa các ngành y tế, công thương, nông nghiệp; chức năng quản lý làng nghề giữa ngành nông nghiệp và ngành công thương,...

+ Một số cơ quan, đơn vị không thực hiện hết thẩm quyền được giao và đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan khác hoặc chuyển lên cấp trên;

+ Các tổ chức ban chỉ đạo, hội đồng làm nhiệm vụ tư vấn đang phát triển trở lại và làm tăng hội họp, tăng thêm nhiều văn bản hành chính đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước.

- Bốn là, chưa thực hiện đánh giá kết quả thực sự của cán bộ, công chức, viên chức trong từng tháng và hàng năm (theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008)

- Năm là, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tuy có nâng lên nhưng chưa đồng đều; tình trạng thờ ơ, quan liêu, nhũng nhiễu vẫn còn xảy ra.

- Sáu là, cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin, các trang thiết bị khác còn nhiều thiếu thốn; ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính còn hạn chế, đường đi của "một cửa liên thông điện tử" vẫn còn thủ công.

3.1.5 Quan điểm của UBND huyện Bình Tân về chất lượng dịch vụ hành chính công chính công

Những năm gần đây để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, các cơ quan hành chính nhà nước đang từng bước cải cách quá trình tác nghiệp thông qua các chương trình quản lý từ đầu vào đến đầu ra qua của cơ chế một cửa, hướng tới khách hàng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và từng bước thực hiện cải cách hành chính theo Đề án 30. Do đó, các cơ quan hành chính nhà nước dần chuyển từ cung ứng dịch vụ sang tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng các dịch vụ bằng cách sử dụng các thức quản lý hiện đại.

Tại UBND huyện Bình Tân, qua thực hiện đề án 30 cho thấy cải cách thủ tục hành chính có tác động tích cực đến môi trường kinh doanh, đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội, gỡ bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp. Thông qua các phương án đơn giản hóa, hệ thống thủ tục hành chính từng bước được hoàn thiện trên cơ sở đơn giản hóa các bộ phận cấu thành của từng thủ tục hành chính, điều kiện của một thủ tục đều có sự liên hệ chặt chẽ với một bước hay một quy trình hành chính trong nội bộ cơ quan hành chính hoặc giữa các cơ quan hành chính với nhau.

Xác định cải cách thủ tục hành chính, trong đó có việc đơn giản hoá thủ tục hành chính là việc làm thường xuyên, liên tục để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp do đó, các cấp chính quyền trong huyện đã chọn cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá với mục tiêu “Lấy sự hài lòng của người

dân làm thước đo cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Bình Tân”.

Quá trình cải cách thủ tục hành chính, đổi mới quy trình, lề lối làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước một mặt vừa làm tăng nhu cầu, đòi hỏi, mặt khác vừa tạo điều kiện để nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng chuyên môn, trước hết là kỹ năng hành chính và trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Cải cách thủ tục hành chính gắn liền với việc mở rộng tính công khai, minh bạch tạo điều kiện để nhân dân và các doanh nghiệp - các đối tượng quản lý kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan chuyên môn và cán bộ, công chức với tư cách là những chủ thể quản lý. Chính yếu tố này góp phần hạn chế và ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, thờ ơ, vô trách nhiệm trong việc thực thi công vụ.

Đối với huyện Bình Tân có 11 xã, hiện xây dựng xong 9/11 trụ sở làm việc cấp xã được khang trang, trong đó có 04 xã được xây dựng riêng nơi làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (vị trí nằm trong khuôn viên trụ sở xã), các xã còn lại bố trí 01 phòng làm việc trong trụ sở xã cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều có xây dựng quy chế hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, phân công Phó chủ tịch UBND xã theo dõi chỉ đạo Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và các công chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ cụ thể.

Thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là tất cả những thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực quy định trong bộ thủ tục hành chính chung áp dụng cấp huyện, xã. Thủ tục hành chính giải quyết cho dân chỉ tiếp nhận thông qua công chức trực.

Trong năm 2015, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện và cấp xã là: số hồ sơ nhận giải quyết ở huyện là 12.937, của 11 xã là 63.378 thủ tục; Kết quả giải quyết: Tổng số huyện: 12.937 thủ tục, xã 63.378 thủ tục; Trả đúng thời hạn ở huyện: 12.937 thủ tục, xã 63.378 thủ tục. Trả quá hạn là 0 ở huyện và 0 xã.

Với kết quả trên, huyện và xã thực hiện tốt kế hoạch cải cách hành chính năm 2015, công chức của huyện và xã đều phục vụ tốt công dân, tổ chức luôn được hài lòng, thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, thường xuyên tuyên truyền, quán triệt các văn bản về công tác cải cách hành chính, các thủ tục hành chính cho mọi tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức nhận thức đúng đắn và cùng tham gia vào công cuộc cải cách hành chính của huyện và xã. Những lợi ích mà chương trình cải cách thủ tục hành chính lại có thể kể đến như tiết kiệm thời gian, tiền bạc của dân và người dân cảm thấy hài lòng hơn, gần gũi hơn khi đến cơ quan hành chính nhà nước và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND huyện và xã.

Vào ngày 29/03/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành quyết định số 671/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào cơ quan quản lý Nhà nước giai đoạn 2011-2015. UBND huyện Bình Tân căn cứ quyết định trên đã xây dựng các quyết định, kế hoạch thực hiện triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện (12 cơ quan trực thuộc UBND huyện) trong đó có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện. Điều này chứng tỏ UBND huyện Bình Tân luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và tổ chức.

3.2 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA CÔNG DÂN GIAO DỊCH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND HUYỆN BÌNH TÂN

3.2.1 Thông tin mẫu nghiên cứu

Đề tài đã thu thập được 250 mẫu của người dân sử dụng dịch vụ hành chính công theo cơ chế một của tại huyện Bình Tân và được thống kê như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của công dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công theo cơ chế một cửa của uỷ ban nhân dân huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)