Đánh giá về cải cách hành chính tại UBND huyện Bình Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của công dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công theo cơ chế một cửa của uỷ ban nhân dân huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 49 - 51)

3.1.4.1 Mặt tích cực

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh cùng sự nỗ lực không ngừng trong thực thi công cuộc cải cách hành chính, huyện Bình Tân đã đạt được những kết quả khả quan, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, góp phần ngăn chặn tệ quan liêu, nhũng nhiễu, từng bước xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, tạo một khuôn diện mới về cơ quan hành chính nhà nước đối với công dân, tổ chức, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn đổi mới hiện nay, nổi bật như sau:

- Công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đơn giản hóa thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên, đạt chất lượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn quận.

- Cơ chế một cửa, một cửa liên thông để xử lý công việc đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, tập trung các lĩnh vực chuyên ngành theo quy trình sử dụng dữ liệu dùng chung, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân huyện đã tạo bước chuyển biến tích cực trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với người dân, doanh nghiệp theo hướng phục vụ ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

- Công tác triển kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, trình độ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị đạt kết quả tốt.

- Thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đã giúp nâng cao ý thức trách nhiệm, tiết kiệm, cân đối hợp lý các khoản thu chi, giúp tích cực khai thác nguồn thu tăng, tăng hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ và thu nhập của người lao động.

yêu cầu trong việc chỉ đạo, điều hành của ủy ban nhân dân huyện, xã, các phòng ban, đơn vị và trong phục vụ người dân, doanh nghiệp. Website huyện đã giúp người dân có thể nhanh chóng tra cứu các thông tin về tình trạng hồ sơ hành chính trên một số lĩnh vực như đăng ký kinh doanh, hồ sơ xây dựng, đăng ký lao động, hồ sơ văn hóa, hồ sơ hợp thức hóa, cải tiến lề lối làm việc và giúp lãnh đạo đơn vị kiểm soát được quy trình giải quyết công việc.

3.1.4.2 Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách hành chính nhà nước ở huyện Bình Tân vẫn còn tồn tại những hạn chế sau đây:

- Một là, công tác cải cách thể chế chưa thực sự quyết liệt, còn gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân trong quan hệ với cơ quan nhà nước.

- Hai là, việc giải quyết công việc theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông chưa đảm bảo đúng quy trình. Trong đó:

+ Một số thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp, chưa thực sự tinh gọn như: thủ tục chuyển nhượng bất động sản, thủ tục khám bệnh bảo hiểm y tế, ...

+ Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết công việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp chưa chặt chẽ.

+ Thiếu sự kiểm tra và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo.

- Ba là, một số chức năng, nhiệm vụ trùng lắp, chồng chéo chưa được giải quyết triệt để, như:

+ Chức năng quản lý công sản là công sở giữa Sở Tài chính và Sở Xây dựng; chức năng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm giữa các ngành y tế, công thương, nông nghiệp; chức năng quản lý làng nghề giữa ngành nông nghiệp và ngành công thương,...

+ Một số cơ quan, đơn vị không thực hiện hết thẩm quyền được giao và đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan khác hoặc chuyển lên cấp trên;

+ Các tổ chức ban chỉ đạo, hội đồng làm nhiệm vụ tư vấn đang phát triển trở lại và làm tăng hội họp, tăng thêm nhiều văn bản hành chính đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước.

- Bốn là, chưa thực hiện đánh giá kết quả thực sự của cán bộ, công chức, viên chức trong từng tháng và hàng năm (theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008)

- Năm là, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tuy có nâng lên nhưng chưa đồng đều; tình trạng thờ ơ, quan liêu, nhũng nhiễu vẫn còn xảy ra.

- Sáu là, cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin, các trang thiết bị khác còn nhiều thiếu thốn; ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính còn hạn chế, đường đi của "một cửa liên thông điện tử" vẫn còn thủ công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của công dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công theo cơ chế một cửa của uỷ ban nhân dân huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 49 - 51)