- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: hoạt động thanh tra ngân hàng và năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa theo kịp sự phát triển của hệ
1.1.5.1 Thiệt hại đối với ngân hàng
- Ứ đọng vốn: đến hạn thanh toán, khách hàng không thực hiện được cam kết thanh
toán của mình, vì vậy ngân hàng sẽ thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng hoặc phải chuyển nợ quá hạn. Ngân hàng sẽ bị ứ đọng vốn. Các khoản nợ quá hạn hay cơ cấu lại thời hạn trả nợ làm cho NHTM rơi vào tình trạng đến hạn phải trả cho người gửi tiền nhưng vẫn chưa thu được nợ từ người vay. Việc bị mất khả năng thanh toán tạm thời của NHTM sẽ làm giảm uy tín kinh doanh của ngân hàng một cách nghiêm trọng, có thể dẫn đến hiện tượng những người gửi tiền đồng loạt đòi rút tiền, đẩy Ngân hàng đến bờ vực phá sản.
- Mất vốn: rủi ro không thu được nợ tức là Ngân hàng mất vốn. Điều này có thể dẫn
đến kinh doanh thua lỗ, ngân hàng mất khả năng thanh toán và thậm chí phá sản. Mặt khác, khi các khách hàng không trả được thì các ngân hàng buộc phải sử dụng các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Tuy nhiên, rủi ro cũng tiềm ẩn ngay cả trong các tài sản đảm bảo nợ do đánh giá tài sản thế chấp và cầm cố không đúng giá trị thực.Tài sản bảo đảm không đáp ứng nhu cầu của thị trường và khó chuyển nhượng nên nếu muốn phát mại tài sản thế chấp hoặc cầm cố cũng rất khó. Mặt khác, một số tài sản càng để càng bị mất giá và có thể bị hao mòn vô hình hay hữu hình, hơn nữa ngân hàng còn mất thêm chi phí bảo quản tài sản làm tăng thêm chi phí của Ngân hàng.
- Đối với cán bộ nhân viên, do ngân hàng gặp khó khăn trong kinh doanh nên chế độ phúc lợi, thu nhập sẽ bị hạn chế vì thế những người có năng lực thuyên chuyển công tác, càng gây khó khăn cho ngân hàng.