- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: hoạt động thanh tra ngân hàng và năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa theo kịp sự phát triển của hệ
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNGTẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƢNG
DƢ NỢ KHÔNG ÁP DỤNG CÁC
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY 29.127 2,35 15.695 1,35 17.562 1,35
TỔNG DƢ NỢ 1.237.333 100,00 1.160.855 100,00 1.298.953 100,00
Nguồn: báo cáo nội bộ của Agribank Phú Mỹ Hưng.
Với định hướng cho vay có tài sản đảm bảo, phần lớn các khoản vay tại Agribank
Phú Mỹ Hưngđều được áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Cuối năm 2014, dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng 98,65%/Tổng dư nợ. Trong đó dư nợ được đảm bảo bằng BĐS chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 65,35%/Tổng dư nợ ở năm 2014. Chi nhánh duy trì được khoản cho vay cầm cố chứng chỉ tiền gửi ở mức trên dưới 3% tổng dư nợ, đây là các khoản vay có rủi ro hầu như bằng không mà lợi nhuận tương đối khả quan (thông thường chênh lệch lãi suất cho vay – huy động đối với các khoản vay cầm cố chứng chỉ tiền gửi là 2 – 2,5%).
Động sản được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay đa phần là thiết bị, phương
tiện vận tải và các máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc điểm của các loại tài sản này là khấu hao nhanh, thanh khoản trung bình và khó quản lý. Do đó chi nhánh có kế hoạch giảm dần cho vay áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay là thế chấp, cầm cố động sản. Kết quả đạt được là tỷ lệ dư nợ đảm bảo bằng động sản giảm từ 38,24% ở năm 2012 xuống còn 29,78% ở năm 2014.
Các khoản vay tín chấp chiếm 1,35%/Tổng dư nợ vào cuối năm 2014. Các khoản vay này chủ yếu phát sinh từ việc cấp thẻ tín dụng, thấu chi, cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên tại chi nhánh; lãnh đạo cơ quan chức năng trên địa bàn hoạt động của Agribank Phú Mỹ Hưng; cấp lãnh đạo ở các công ty khách hàng, đối tác của chi nhánh.