- Công tác kiểm tra, giám sát tín dụng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên:
2.6.1.2 Ngân hàng thiếu thông tin khi đƣa ra quyết định cho vay
Trước khi đầu tư vốn cho một khách hàng mới, ngân hàng phải nắm thông tin một cách chính xác và rõ ràng thông qua các nguồn tin sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin này mang tính chủ quan nhiều hơn nếu không có một cơ quan trung gian kiểm chứng lại nguồn thông tin này. Ở Việt Nam, tổ chức cung cấp chính thống duy nhất hiện nay là trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN, nhưng hầu như những thông tin thu được là còn quá hạn chế nếu không cho là thiếu kịp thời, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật.
Vấn đề đáng lưu ý ở đây là nguồn tin CIC thu thập để cung cấp cho các ngân hàng lại phụ thuộc rất lớn vào việc báo cáo của các ngân hàng. Đặc biệt là nguồn thông tin cung cấp không có liên quan đến tài sản đảm bảo. Kể cả nếu ngân hàng muốn mua thông
tin về việc thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng thì chưa có cơ quan nào được chỉ định về lĩnh vực này như Phòng công chứng hay Phòng tài nguyên môi trường hoặc một trung tâm nào đó thuộc quản lý đất đai, Cục đăng ký giao dịch bảo đảm quốc gia…
Ngoài ra, thông tin về khách hàng vừa thiếu, vừa không chuẩn xác. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ tín dụng. Ở Việt Nam, trên 90% là DN nhỏ và vừa, không ít DN có báo cáo tài chính không chuẩn xác, lại không qua kiểm toán. Ngay cả đối với các DN lớn được kiểm toán thì sự chậm trễ trong công bố báo cáo tài chính cũng như chất lượng kiểm toán chưa cao cũng gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng. Vì thế, việc dựa vào một số thông tin đầu vào để cấp tín dụng, kết quả thẩm định không còn chính xác, dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh RRTD là rất lớn.
Việc quyết định cho vay mà thiếu thông tin thì khả năng xảy ra RRTD là rất cao cho Agribank Phú Mỹ Hưngnói riêng và các TCTD trên địa bàn nói chung.