Phân tích nguyên nhân phát sinh nợ xấu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 47 - 50)

- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: hoạt động thanh tra ngân hàng và năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa theo kịp sự phát triển của hệ

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNGTẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƢNG

2.2.5 Phân tích nguyên nhân phát sinh nợ xấu:

2.2.5.1 Các yếu tố thuộc về môi trường:

+ Chu kỳ kinh tế:

Trong giai đoạn trước năm 2012, Agribank Phú Mỹ Hưng chủ trương cho vay một số khách hàng có điều kiện cơ bản tương đối tốt hoạt động trong các ngành liên quan đến xây dựng, bêtông, BĐS, sắt thép, gỗ. Nhìn chung đây là quyết định khá tốt trong thời điểm đó, song diễn biến của chu kỳ kinh tế trong vài năm trở lại đây không thuận lợi như dự đoán khiến tỷ lệ nợ xấu ở các ngành này gia tăng.

+ Thị trƣờng bất động sản:

Tại Việt Nam nói chung và Agribank Phú Mỹ Hưng nói riêng, khoảng 50% món vay thể nhân là nhằm đầu tư nhà đất và được đảm bảo bằng bất động sản, nguồn trả nợ cũng từ kinh doanh bất động sản chứ không phải từ dòng tiền thường xuyên ổn định. Do đó, khi thị trường bất động sản đóng băng đã làm cho nhiều khách hàng không trả được nợ và cho đến nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một đặc điểm khác là thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá là “bong bóng” do tình trạng đầu tư quá mức dựa vào vốn vay, có tính bất ổn cao và những thay đổi do chính sách của Nhà nước và rất khó dự đoán.

+ Rủi ro chính sách:

Có thể kể một ví dụ cho thấy việc thay đổi việc chính sách không ổn định trong trung dài hạn có thể làm phát sinh các khoản nợ xấu như thế nào. Năm 2009, Chính phủ thực hiện chính sách kích cầu. Kinh tế trong nước có bước khởi sắc. Lãi suất vay vốn trung hạn thời điểm giữa năm 2009 điều chỉnh về 10,5%/năm. Nhiều khách hàng bắt đầu vay vốn đầu tư nhà xưởng, máy móc để kinh doanh. Song 1 năm sau khi bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất để thu hồi vốnthì lãi suất đã điều chỉnh lên đến 16%/năm và tiếp tục tăng đến 18%/năm trong năm 2011. Trong điều kiện sức mua của người tiêu dùng sụt giảm, chỉ còn cách thanh lý tài sản để trả nợ cho NH.

2.2.5.2 Các yếu tố thuộc về khách hàng:

+ Đạo đức, uy tín của chủ khách hàng vay vốn: đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến khả năng hoàn trả nợ. Tuy vậy, yếu tố này rất khó đánh giá do tình trạng bất

nhận định chủ quan cảm tính. Trong đa số trường hợp khi đã phát sinh ra RRTD mới phát hiện đạo đức và uy tín của khách hàng có vấn đề.

+ Năng lực kinh doanh và tầm nhìn chiến lƣợc: yếu tố này có tác động rất lớn và

cốt lõi để khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trên thực tế hoạt động, nhiều doanh nghiệp bị nợ xấu đều có nhận định thị trường bất động sản sẽ ấm lên từ năm 2012, từ đó có một số động thái đón đầu. Khi thực tế thị trường diễn biến ngược lại thì không có khả năng thu hồi vốn đầu tư dẫn đến tình trạng không trả được nợ NH.

2.2.5.3 Các yếu tố thuộc về ngân hàng:

+ Chính sách quản trị tín dụng của ngân hàng:

Cho đến nay Agribank Việt Nam vẫn chưa ban hành chiến lược, chính sách phát triển và quản lý RRTD một cách đầy đủ bằng văn bản. Tất cả chỉ đạo của Hội sở chính chỉ là hướng dẫn thi hành quy chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay và các quy chế khác do Hội sở chính ban hành. Các công tác dự báo, định hướng chỉ được thực hiện một cách cảm tính, không khoa học tại chi nhánh. Do đó nó gần như không đáp ứng được đòi hỏi ngăn ngừa RRTD mà chỉ có tính chất tổng kết sau khi RRTD đã phát sinh.

+ Quy trình cấp tín dụng:

Quy trình cấp tín dụng hiện tại đang tiềm ẩn nhiều rủi ro do không tách bạch chức năng cho vay với chức năng thẩm định rủi ro. Việc để phòng tín dụng thực hiện toàn bộ chức năng nhận hồ sơ, thẩm định cho vay, quản lý RRTD cũng làm quá tải và tăng nguy cơ rủi ro đạo đức ở một số CBTD. Thực tế cho thấy RRTD phát sinh chủ yếu trong giai đoạn thu thập thông tin trước khi thẩm định, giai đoạn sau khi giải ngân và giai đoạn thu hồi nợ:

- Giai đoạn thu thập thông tin về khách hàng:

Hiện nay nguồn thông tin chủ yếu mà CBTD thu thập được là từ trung tâm thông tin

tín dụng (CIC), nguồn thông tin trên báo chí, mạng điện tử, v.v… Tuy nhiên các nguồn thông tin này cũng rấthạn chế và thường là thông tin thứ cấp và không được cập nhật kịp thời. Mặt khác, thông tin về khách hàng chủ yếu có được là do chính khách hàng cung cấp nên không khách quan. Do đó, khi sử dụng thì mất đi tính thời sự và có nhiều sai lệch có thể dẫn đến RRTD. Đây có thể xem là một trong những nhân tố cơ bản dẫn đến

RRTD cho các NH.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp, CBTD vì cả nể “khách hàng VIP”, khách hàng quen biết với ban lãnh đạo mà không xem trọng thu thập thông tin cần thiết để thẩm định, từ đó dễdẫn đến quyết định cấp tín dụng dễ dãi, không chặt chẽ.

- Công tác kiểm tra sau khi cho vay:

Quá trình thẩm định tín dụng hiện được thực hiện khá kỹ lưỡng và bài bản. Tuy nhiên, công tác kiểm tra giám sát món vay, định kỳ đánh giá lại tình hình doanh nghiệp, khoản vay và tài sản đảm bảo lại bị buông lỏng. Đặc biệt đối với các khách hàng có quan

hệ tín dụng lâu dài hay quen biết với Ban Giám đốc thường được CBTD cả nể và bỏ qua nhiều thủ tục kiểm tra định kỳ. Công tác kiểm tra đôi khi còn mang nặng tính đối phó nên không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của khách hàng.

- Giai đoạn thu hồi nợ:

Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quy trình tín dụng nhằm kết thúc một chu kỳ cho vay, thu hồi vốn gốc và lãi cho NH. Tuy nhiên, phần lớn các CBTD còn xem nhẹ giai đoạn này và cũng chỉ thực hiện một số biện pháp bị động để thu hồi nợ như: làm thông báo nợ đến hạn, gọi điện thoại nhắc nợ … mà chưa đi sâu vào theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu, dòng tiền của khách hàng để có các biện pháp thu nợ kịp thời.

+ Năng lực bộ CBTD và công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ:

Đến cuối năm 2014 tổng số CBTD của chi nhánh (bao gồm CBTD ở PGD) là 18 người, tất cả đều có trình độ từ ĐH trở lên (độ tuổi trung bình là 28, kinh nghiệm trên

dưới 4 năm). Hiện tại phần lớn kiến thức nghiệp vụ tín dụng đều là tự đào tạo hoặc theo phương thức người cũ hướng dẫn cho người mới. Do đó, ảnh hưởng đến năng lực phân tích, dự báo, thẩm định RRTD. Đặc biệt, ở những ngành đòi hỏi kiến thức chuyên môn

cao (công nghiệp chế biến phôi, sắt thép, sản xuất VLXD, bê tông…), nhiều quyết định cho vay theo cảm tính mà không phân tích kỹ lưỡng phương án kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng vay đều là những mối hiểm họa cho NH.

Các khoản nợ vay có vấn đề đều không được phát hiện sớm và các can thiệp của NH đều chỉ được thực hiện sau khi phát sinh nợ quá hạn hoặc doanh nghiệp gặp rắc rối với cơ quan pháp luật. CBTD chưa có khả năng tư vấn, giám sát khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời.

Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trong công việc, khả năng kiểm soát vốn vay, kiến thức về pháp luật của CBTD chưa cao. Nhiều CBTD chưa tìm hiểu kỹ chu kỳ kinh doanh của khách hàng nên đã áp đặt kỳ hạn vay không phù hợp tình hình kinh doanh thực tế, với dòng tiền của doanh nghiệp, dù lỏng hay chặt hơn đều là

nguyên nhân phát sinh RRTD.

+ Tâm lý ỷ lại vào tài sản đảm bảo:

Sau khi giải ngân, NH chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng, RRTD có thể xảy ra bất cứ lúc nào do nhiều nguyên nhân như ở trên đã phân tích. Cho nên nhiều trường hợp CBTD để tránh rủi ro mất vốn chỉ quan tâm đến giá trị và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo mà không chú trọng đến năng lực kinh doanh của khách hàng khi thẩm định khoản vay. Điều này tuy có vẻ an toàn vì tài sảnđảm bảo nợ vay là nguồn thu thứ hai của NH trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Tuy nhiên, do hệ thống luật pháp của Việt Nam hiện chưa đồng bộ, nhất quán nên thủ tục để phát mãi, thanh lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ vay là rất mất thời gianvà phức tạp. Ngoài ra, việc tài sản bảo đảm không

đủ giấy tờ pháp lý, bị tranh chấp, giảm giá trị… Cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ.

+ Chƣa đa dạng hóa danh mục đầu tƣ:

Trong cơ cấu ngành nghề cho vay của Agribank Phú Mỹ Hưng có sự đa dạng về ngành nghề song trong nội bộ ngành còn có tình trạng cho vay tập trung vào một nhóm khách hàng. Từ đó cho thấy yêu cầu QTRRTD theo khía cạnh đa dạng hóa danh mục chưa được thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)