Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 33 - 38)

- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: hoạt động thanh tra ngân hàng và năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa theo kịp sự phát triển của hệ

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của nó, đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Trong chỉ tiêu này, dư nợ bình quân được tính bằng bình quân dư nợ hàng tháng của 12 tháng trong năm.

+ Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động (% lần)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không có hiệu quả.

+ Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%)

Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp xác định quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng.

+ Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ (%)

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. Mức giớihạn cho phép của mức độ rủi ro tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quy định là 3%.

Để phân tích rủi ro tín dụng của Agribank Phú Mỹ Hưng, trong đề tài này tôi sử dụng cả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.

1.3.2.1 Nghiên cứu định tính:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, không phải nguyên nhân nào cũng có thể định lượng được. Do đó, trong phạm vi đề tài này với mong muốn làm sáng tỏ thêm một số vấn đề, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số người am hiểu sâu về thực chất hoạt động tín dụng tại TP Hồ

Chí Minh, đồng thời khảo sát các báo cáo tổng kết của ngành ngân hàng, các kết luận

thanh tra, liên hệ với những vụ việc đã xảy ra thời gian qua để kiểm định một số giả thuyết như sau:

Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng = Vòng quay vốn tín dụng =

- Các chính sách của nhà nước có tác động đến rủi ro trong hoạt động và chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Chính sách tín dụng, bộ máy hoạt động và hệ thống văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động cho vay ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

- Năng lực cán bộ và đạo đức cán bộ làm công tác cho vay không tốt ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng như thế nào.

- Ngân hàng không thu nhập được đầy đủ những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

- Năng lực khách hàng ảnh hưởng đến rủi ro hoat động tín dụng ngân hàng.

1.3.2.2 Nghiên cứu định lượng:

- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Các chỉ tiêu được sử dụng bao gồm: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ; Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ.

- Mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu này có dạng như sau:

Y= α0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6+ β7X7 + ε

Trong đó :

+ Biến phụ thuộc Y là mức độ rủi ro của các khoản vay được đo lường theo 2 khả năng là có rủi ro (1) và không có rủi ro (0). Trong đề tài, chúng tôi quy ước các khoản vay có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4 và 5) và những khoản vay không có rủi ro thuộc nhóm 1 và 2. Các khoản nợ được phân nhóm phù hợp theo Quyết định 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Các biến độc lập gồm : X1 , X2, X3, X4, X5, X6 và X7.

+ Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong mô hình Probit:

STT Biến số Đo lƣờng Kỳ vọng

1 Kinh nghiệm của khách

hàng đi vay (X1) Số năm người vay làm việc trong ngành nghề

vay vốn tính đến thời điểm vay Tỷ lệ nghịch

2 Vốn tự có của khách

hàng vay (X2 ) Vốn tự có tham gia vào phương án, dự án/tổng

nhu cầu vốn của phương án, dự án (%) Tỷ lệ nghịch

3 Tài sản đảm bảo của

khách hàng vay (X3) Số tiền vay/tổng trị giá tài sản đảm bảo (%) Tỷ lệ thuận

4 Sử dụng vốn vay (X4) Biến giả, bằng 1 là đúng mục đích, bằng 0 là sai

5 Ngành nghề kinh doanh-

Lĩnh vực kinh doanh

(X5)

Ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh rủi ro theo môi trường kinh tế vĩ mô/chính sách của nhà nước. Biến này nhận giá trị 1 nếu thuộc Không hạn chế/bình thường, nhận giá trị 0 nếu là Ngành

hạn chế/có điều kiện kiểm soát.

Tỷ lệ nghịch

6 Loại tài sản đảm bảo

(X6 ) Biến này nhận giá trị 1 nếu là bất động sản,

nhận giá trị 0 nếu là động sản. Tỷ lệ nghịch

7 Kiểm tra, giám sát khoản

vay (X7) Tổng số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu/Tổng thời gian đã vay đến khi khoản vay phát sinh nợ xấu tính theo năm (lần)

Tỷ lệ nghịch

Biến thứ nhất, kinh nghiệm của khách hàng đi vay (X1). Theo Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2011), năng lực quản trị và kinh nghiệm làm trong lĩnh vực ngành hàng kinh doanh của người vay là những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công một dự án, phương án kinh doanh. Người nhiều kinh nghiệm sẽ có khả năng dự báo những

tình huống xấu nhất cũng như có khả năng ứng phó kịp thời những bất trắc xảy ra mà không gây ra hậu quả nặng nề. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng những người càng làm lâu trong ngành nghề nào đó thì khả năng thành công càng cao hay kinh nghiệm của người vay tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng.

Biến thứ hai, vốn tự có của khách hàng vay (X2). Theo Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2011), được đo lường bằng tỷ lệ giữa vốn tự có tham gia vào dự án, phương án trên tổng nhu cầu vốn của dự án, phương án đó. Theo các nghiên cứu thì tiềm lực của người vay càng mạnh sẽ làm khả năng chịu đựng rủi ro càng cao. Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằng vốn tự có của người vay tham gia vào dự án, phương án càng lớn thì dự án sẽ dễ thành công hơn và rủi ro thấp hơn, hay năng lực tài chính của khách hàng vay tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng.

Biến thứ ba, tài sản đảm bảo của khách hàng vay (X3). Theo Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2011), biến số độc lập này được đo lường bằng tỷ số giữa số tiền vay

trên giá trị tài sản đảm bảo. Khoản vay có tài sản đảm bảo sẽ chắc chắn hơn và khả năng thu hồi nợ cao hơn vì lúc đó người vay bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng, có nghĩa là tỷ số này có quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng.

Biến thứ tƣ, sử dụng vốn vay (X4). Theo Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2011), trong tất cả các phương án vay vốn, người vay đều phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay và sau khi đã phát vay ngân hàng có nhiệm vụ phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay này. Mỗi mục đích vay vốn sẽ gắn liền với thời gian và nguồn trả nợ khác nhau. Nếu người vay sử dụng vốn sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ không đúng hạn, hay nói cách khác biến này tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng. Nghiên cứu này sử dụng biến giả bằng 1 nếu sử dụng vốn đúng mục đích, bằng 0 nếu sử dụng sai mục đích.

Biến thứ năm, Ngành nghề kinh doanh-Lĩnh vực kinh doanh (X5). Theo Ali và

Daly (2010), chính sách kinh tế vĩ mô liên quan đến rủi ro tín dụng. Trong đề tài này nghiên cứu lĩnh vực cho vay có gắn liền với rủi ro tín dụng từ sự biến động của môi trường kinh doanh hoặc chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước. Nếu ngân hàng cho vay đối với lĩnh vực phù hợp theo chính sách điều hành của Nhà nước thì xác suất xảy ra rủi ro của khoản vay sẽ thấp. Như vậy, đối với lĩnh vực cho vay là phi sản xuất kinh doanh/không khuyến khích sẽ chịu rủi ro tín dụng ở mức độ cao hơn. Lưu ý: Theo phân lọai của NHNN, các khoản vay mua bất động sản có thu nhập trả nợ từ tiền lương của cán bộ, công nhân viên được xem là lĩnh vực khuyến khích. Nghiên cứu này đề xuất sử dụng biến giả bằng 1 nếu khách hàng vay thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh/khuyến khích, bằng 0 nếu thuộc lĩnh vực phi sản xuất kinh doanh/không khuyến

khích.

Biến thứ sáu, loại tài sản đảm bảo (X6), lựa chọn loại tài sản đảm bảo nợ vay giúp

cho ngân hàng hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, khi rủi ro xảy ra sẽ ít chịu tổn thất hơn do là bất động sản nên không thể di dời, mất mát và không bị hao mòn theo thời gian. Đối với tài sảnlà máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển dễ bị giảm giá theo thời gian, rủi ro bị hư hỏng mất mát. Loại tài sản đảm bảo, đo lường bằng 1 nếu là bất động sản, bằng 0 nếu là động sản và tài sản khác, kỳ vọng tỷ lệ nghịch.

Biến thứ bảy, kiểm tra, giám sát nợ vay (X7). Theo Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2011), một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay không chặt chẽ. Do khi khoản vay xảy ra rủi ro thì số lần kiểm tra tăng lên nên các tác giả đo lường biến bằng cách lấy tổng số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ quá hạn hoặc đến thời điểm nghiên cứu chia cho tổng thời gian đã vay đến khi khoản vay phát sinh nợ xấu hoặc đến thời điểm nghiên cứu (tính theo năm) và kỳ vọng rằng nếu số lần kiểm tra càng nhiều thì rủi ro tín dụng càng thấp hay yếu tố kiểm tra, giám sát tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Trong chương 1, tôi đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Đề tài đã nghiên cứu bản chất, các hình thức tín dụng, nguyên nhân rủi ro tín dụng, chỉ ra ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế và nêu ra một số chỉ tiêu để đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là cơ sở lý luận quan trọng phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của Agribank Phú Mỹ Hưngở chương 2.

Trong chương này đề tài cũng đã trình bày nội dung về các phương pháp và mô hình nghiên cứu cũng như cách thức thu thập số liệu. Với mục đích có được kết quả nghiên cứu như kỳ vọng và có giá trị khoa học, trong nghiên cứu này sử dụng mô hình probit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của Agribank Phú Mỹ Hưng đồng thời xác định ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan đến RRTD. Tuy nhiên, RRTD là một vấn đề rất đa dạng và phức tạp nên không thể định lượng hết tất cả các yếu tố, đề tài đã sử dụng thêm phương pháp định tính để tìm hiểu thêm về những nguyên nhân gây ra RRTD mà không thể đo lườngđược. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày tiếp tục ở chương 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNGTẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƢNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 33 - 38)