Tổ chức thực hiện quy trình quản lý các khoản nợ có vấn đề:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 62 - 66)

- Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập:

2.4.2 Tổ chức thực hiện quy trình quản lý các khoản nợ có vấn đề:

Xuyên suốt trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, CBTD quản lý hồ sơ vay vốn, phòng tín dụng và các phòng ban có liên quan thường xuyên đánh giá lại tình hình

Cơ cấu lại

khoản vay đồng tín dụngThanh lý hợp Khởi kiện ra tòa án có

thẩm quyền Phòng ngừa

Phát hiện

Phân tích tình hình

Thu thập thông tin

Kế hoạch hành động

khoản vay để kịp thời phát hiện các khoản nợ có vấn đề. Đây có thể là các khoản nợ vay trong hạn (nhưng chưa đến kỳ thanh toán), hoặc là các khoản nợ đã chuyển quá hạn, chuyển nợ xấu. Quá trình này Agribank Phú Mỹ Hưng tổ chức thực hiện theo quy trình quản lý nợ có vấn đề do Agriabank Việt Nam xây dựng .

Nguồn: Quy trình quản lý nợ có vấn đềcủa NHNo&PTNT Việt Nam.

Hình 2.4. Sơ đồ quản lý nợ có vấn đề

Các bước thực hiện quy trình quản lý nợ có vấn đề: phòng ngừa rủi ro –nhận diện rủi ro –thu thập thông tin và phân tích rủi ro –kế hoạch hành động.

2.4.2.1 Bước 1. Phòng ngừa rủi ro:

Giám đốc chi nhánh và Phòng KHKD, Phòng KTKSNB thường xuyên đánh giá danh mục tín dụng hiện tại, đồng thời cập nhật và xử lý thông tin phòng ngừa từ hệ thống thông tin và phòng ngừa rủi ro của Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro trực thuộc Agribank Việt Nam, bản tin phòng ngừa rủi ro của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và các nguồn thông tin khác. Các bản tin này có tính chất tổng hợp –dự báo: tình hình vĩ

mô – vi mô trong nước và thế giới; tình hình thị trường, biến động giá cả, thị phần; những lĩnh vực đang có sự biến động lớn (SWOT – điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và

thách thức);v.v…Trên cơ sở xử lý các dữ liệu này phòng KHKD, phòng KTKSNB xây dựng danh mục tín dụng thích hợp để định hướng CBTD tìm kiếm khách hàng.

CBTD thực hiện công tác phòng ngừa RRTD khi tiến hành các nội dung của quy trình tín dụng đối với khách hàng vay vốn. Ngoài ra, để công tác phòng ngừa RRTD đạt hiệu quả cao, lãnh đạo bộ phận tín dụng, ngoài việc xem xét hồ sơ vay vốn còn thường xuyên trực tiếp làm việc với khách hàng để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ giữa CBTD, CBTĐ khoản vay và khách hàng, đồng thời kiểm tra sự trung thực trong những báo cáo về khoản vay, tinh thần trách nhiệm của cán bộ đối với công việc.

2.4.2.2 Bước 2. Nhận diện rủi ro tín dụng:

Bước này có quan hệ chặt chẽ với việc xếp hạng khách hàng. Tùy vào kết quả xếp hạng khách hàng mỗi quý, bộ phận nghiệp vụ tín dụng có đánh giá chung về mức độ rủi ro mất vốn và lập kế hoạch kiểm tra khách hàng (hàng tháng/hàng tuần, đột xuất hoặc có báo trước). Trong quá trình kiểm tra (trụ sở, nhà riêng, địa điểm sản xuất, v.v…) thực địa, CBTD tại Agribank Phú Mỹ Hưng nhận thấy các dấu hiệu thường thấy ở những khoản vay có vấn đề là:

- Địa điểm sản xuất kinh doanh, kho bãi trong tình trạng “sạch sẽ”, hoạt động ít hoặc

không hoạt động;

- Báo cáo tài chính cung cấp chậm trễ hoặc số liệu sai lệch;

- Thái độ làm việc của khách hàng với phía NH là qua loa, chiếu lệ;

- Nhân viên của khách hàng than phiền bị chậm trả lương, v.v…

2.4.2.3 Bước 3. Thu thập thông tin –phân tích rủi ro:

+ Thu thập thông tin:

Bộ phận nghiệp vụ tín dụng tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến khách hàng (hoạt động, tài chính, uy tín thương mại, v.v…) từ nhiều nguồn thông tin như: từ phía khách hàng, nhân viên công ty, trung tâm CIC, hệ thống thông tin nội bộ Agribank, các cơ quan nhà nước (tòa án, thi hành án, v.v…), báo đài, trang mạng.

Thực tế, hoạt động thu thập thông tin khách hàng tại chi nhánh nhận thấy nguồn thông tin dễ khai thác và có độ tin cậy khá cao là từ người làm thuê cho doanh nghiệp

(có thể là kế toán trưởng, giám đốc công trình hoặc công nhân, v.v…); thân nhân, hàng xóm của khách hàng (trường hợp khách hàng cá nhân). Nhờ sự hỗ trợ từ nguồn thông tin

này mà Agribank Phú Mỹ Hưngngăn chặn được rủi ro mất vốn cũng như tăng khả năng thu hồi đầy đủ vốn gốc. Ngoài ra, sau kinh nghiệm phát hiện khách hàng có hành vi lừa đảo nhờ đọc tin trên trang mạng, CBTD tại chi nhánh cũng tận dụng triệt để nguồn thông

tin này.

Dựa trên các nguồn thông tin thu thập được, bộ phận nghiệp vụ tín dụng thực hiện

phân tích RRTD. Mục tiêu là xác định nguyên nhân rủi ro (từ phía khách hàng – NH, khách quan –chủ quan, do ảnh hưởng của môi trường vi mô –vĩ mô) để có biện pháp xử lý thích hợp.

Ngoài ra, công tác phân tích RRTD còn đòi hỏilãnh đạo bộ phận nghiệp vụ tín dụng kiểm tra, kiểm soát lại toàn bộ các giấy tờ có liên quan đến khoản vay (hồ sơ pháp lý

khách hàng –hồ sơ vay vốn –hồ sơ tài sản đảm bảo) để xác định mức độ rủi ro pháp lý mà

NH có thể gặp phải khi xảy ra kiện tụng, tranh chấp.

Sau bước phân tích RRTD, cần rút ra được một số kết luận như sau:

- Nguyên nhân phát sinh nợ có vấn đề, có bắt nguồn từ tiêu cực không?

- Mức độ rủi ro pháp lý NH có thể gặp phải.

- Khả năng cải thiện tình hình tài chính, phục hồi hoạt động của khách hàng trong

tương lai (ngắn hạn, trung dài hạn).

- Thái độ hợp tác của khách hàng trong việc khắc phục rủi ro.

- Khả năng thu hồi nợ từ việc thanh lý tài sản bảo đảm cho khoản vay.

2.4.2.4 Bước 4. Lập kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện:

+ Xử lý nợ có vấn đề theo hƣớng cơ cấu lại khoản vay:

Phương án này được thực hiện khi các bộ phận tham gia đánh giá khoản vay, phân tích rủi ro nhận định khách hàng chỉ gặp khó khăn tạm thời và có thái độ hợp tác với Agribank Phú Mỹ Hưngđể giải quyết khó khăn.

Khách hàng phải xây dựng phương án, kế hoạch phục hồi hoạt động sản xuất kinh

doanh, năng lực tài chính, có tiến độ trả nợ cụ thể. Đồng thời, khách hàng phải minh bạch dòng tiền bằng cách chuyển các giao dịch thanh toán phát sinh về tài khoản tiền gửi mở tại Agribank Phú Mỹ Hưng (trên hợp đồng mua bán hàng ghi rõ thanh toán quan tài khoản mở tại Agribank Phú Mỹ Hưng, CBTD kiểm tra thực tế việc làm này bằng cách trực tiếp liên hệ với đối tác của khách hàng để xác nhận thông tin). Dựa trên những cơ sở này, CBTD thực hiện thủ tục cơ cấu nợ cho khách hàng theo kỳ hạn trả nợ phù hợp với nguồn thu nhập thực tế.

Ƣu điểm:phương án “lý tưởng” này mang lại lợi ích cho cả phía NH và khách hàng.

Khách hàng được tạo điều kiện hồi phục hoạt động, cải thiện tình hình tài chính. NH thu

hồi được nợ gốc lãi mà không phải tốn nhiều chi phí.

Hạn chế: do tình trạng bất cân xứng thông tin, nhiều trường hợp khách hàng lại lợi dụng sự hỗ trợ của NH để kéo dài thời gian nhằm tẩu tán tài sản. Mặt khác, khi khách hàng đã gặp khó khăn thì thời gian cần thiết để cơ cấu và hoạt động trở lại thường kéo dài trên một năm, điều này dẫn làm giảm vòng luân chuyển vốn vay của NH làm giảm lợi nhuận của NH.

+ Xử lý nợ có vấn đề theo hƣớng thanh lý hợp đồng tín dụng:

Phương án này được thực hiện khi NH nhận định khách hàng không có năng lực hoạt động trở lại, NH từ chối cơ cấu kỳ hạn trả nợ và tiến hành các biện pháp thanh lý hợp đồng tín dụng:

- Chuyển nợ quá hạn, trích lập tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu hồi nợ ngay khi có số dư.

- Lập ủy nhiệm nhờ thu qua các TCTD mà khách hàng mở tài khoản.

- Yêu cầu người bảo lãnh trả thay.

- Phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố và thực hiện các biện pháp khác để thu hồi nợ.

- NH có thể tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng bằng cách bán lại các khoản nợ có vấn đề cho các tổ chức mua bán nợ của chính phủ hoặc của các TCTD khác.

Ƣu điểm:đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ.

Hạn chế: trong trường biện pháp bảo đảm tiền vay là tài sản của bên thứ ba bảo lãnh

cho khách hàng thì trên thực tế rất khó thanh lý mặc dù khách hàng rất nhiệt tình hợp tác.

+ Xử lý nợ có vấn đề theo hƣớng đƣa ra giải quyết ở tòa án có thẩm quyền:

Agribank tiến hành các thủ tục khởi kiện khách hàng ra tòa án có thẩm quyền để thu hồi nợ theo đúng trình tự tố tụng của Pháp luật và ủy quyền tố tụng của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam. Phương án này được thực hiện trong một số trường hợp như:

- Xảy ra tranh chấp giữa NH và khách hàng vay hoặc bên thứ ba, giải quyết bằng con đường thương lượng không đạt kết quả.

- Khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, cố tình chây ì, không hợp tác trong việc trả nợ.

Ƣu điểm: xác định rõ ràng quyền lợi của các bên tham gia quan hệ tín dụng (NH,

khách hàng, bên bảo lãnh, v.v…). Phán quyết của tòa án là cơ sở vững chắc để NH tiến hành các thủ tục mạnh mẽ để thu hồi nợ.

Hạn chế: tốn kémnhiều chi phí (án phí, phí luật sư, v.v…), thời gian khiếu kiện kéo dài (trên thực tế có vụ án khiếu kiện 2 năm vẫn chưa ra được bản án).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)