Nâng cao chất lƣợng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 85 - 86)

Kênh thông tin CIC có thể được xem là kênh chủ đạo để NH đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng. Đâyđược xem là tiền đề để NH quyết định có đặt quan hệ tín dụng với khách hàng hay không? Trong vài năm trở lại đây, hoạt động của trung tâm đã được cải thiện rất nhiều so với trước kia. Thời gian xử lý thông tin được đẩy nhanh (trung bình là 15 phút/bản tin), cùng nhiều sản phẩm thông tín tín dụng mới, ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập và cập nhật kịp thời dữ liệu khách hàng từ hệ thống thông tin nội bộ của các TCTD. Tuy nhiên về chất lượng bản tin thì còn một số hạn chế như: trong trường hợp khách hàng có phát sinh nợ xấu thì không có thông tin rõ ràng về tình trạng nợ xấu (như số ngày quá hạn), hay số lần để phát sinh nợ quá hạn; NH chỉ có thể yêu cầu thông tin tín dụng của khách hàng trong vòng 5 năm kể từ ngày hỏi tin, nghĩa là nếu khách

hàng có phát sinh nợ xấu thì sau 5 năm coi như lịch sử tín dụng vẫn được xem là tốt, v.v…Để nâng cao chất lượng bản tin, trung tâm CIC nên nâng cấp hệ thống thiết bị lưu trữ để đáp ứng nhu cầu lưu trữ thông tin ngày càng đa dạng từ đó nâng cao chất lượng bản tin.

Bên cạnh đó trung tâm CIC nên tận dụng nguồn thông tin dồi dào phong phú hiện có để phát hành các bản tin tổng hợp tình hình dư nợ tín dụng, chất lượng dư nợ tín dụng của các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế. Các bản tin như vậy sẽ làm cơ sở để định

hướng danh mục tín dụng cho TCTD.

Mặt khác, sự hợp tác trong việc cung cấp thông tin của các TCTD cho trung tâm CIC cũng chưa thật sự tích cực do do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các NH nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NH hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các NH, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những NH vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch.

3.3.2 Kiến nghị đối với Chính Phủ:

- Trong việc hoạch định chính sách, Chính Phủ cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NH, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật là một yêu cầu cấp bách trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập như hiện nay. Đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường

đầu tư, cải cách thủ tục hành chính. Khi ban hành chính sách cần thu thập và tham khảo ý kiến của các ban ngành, doanh nghiệp, các chuyên gia nhằm đảm bảo tính hiệu quả, công bằng và phù hợp tình hình thực tế. Ngoài ra, các chính sách này cần có sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo và phù hợp với chuẩn mực quốc tế để tạo điều kiện cho hệ thống NH phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

- Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban nghành hữu quan trong việc xử lý nợ có vấn đề của NHTM. Về phía Chính phủ cần có quy định về trách nhiệm của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ, đặc biệt là các đơn vị: Toà án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ công an, thanh tra nhà nước, Bộ tài chính, Bộ tư pháp,v.v… để tạo điềukiện giúp NH đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ.

- Chính phủ cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh tế và tạo điều kiện để các TCTD khai thác nhằm có định hướng thích hợp cho chính sách tín dụng cũng như xây dựng mô hình QTRRTD hiệu quả.

- Chính phủ cần thúc đẩy và tạo điều kiện cho NHNN phối hợp với các ban ngành có liên quan sớm nghiên cứu và ban hành các quy định cụ thể về công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng NH như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ phái sinh khác mà

các nước phát triển đã và đang sử dụng để hỗ trợ lĩnh vực NH có thêm những công cụ, phương tiện phòng ngừa và quản lý rủi ro hiệu quả.

3.3.3 Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 85 - 86)